Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số suy nghĩ về bài tập nhóm qua hai năm đào tạo tín chỉ ở Trường Đại học Luật Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
®µo t¹o
68 T¹p chÝ luËt häc sè 2/2011
TS. NguyÔn ThÞ HiÒn *
1. Vị trí, vai trò của bài tập nhóm trong
đào tạo tín chỉ
Hệ thống tiêu chí đánh giá chuẩn kiến
thức đạt được của mỗi sinh viên ở mỗi môn
học trong đào tạo tín chỉ bao gồm: Bài tập cá
nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn học kì, bài
thi kết thúc học phần (thường dưới dạng thi
trắc nghiệm và chấm bằng máy). Tuỳ vị trí
môn học trong ngành đào tạo với thời lượng
dài, ngắn mà sinh viên khi học có thể phải
làm nhiều hơn một bài tập cá nhân hoặc nhiều
hơn một bài tập nhóm, cùng với một bài tập
lớn học kì và một bài thi kết thúc học phần.
Điểm đánh giá mỗi môn học là tổng
điểm tính theo tỉ lệ % của các loại bài tập nói
trên. Trong đó, các bài tập nhóm thông thường
đóng góp 15% của tổng điểm từng môn học.
Xét về số tuyệt đối, tỉ lệ 15% trong tổng
điểm không nhiều nhưng ý nghĩa của bài tập
nhóm đặc biệt quan trọng, khác hẳn các bài
tập và bài thi khác.
Đặc điểm chung của các bài tập cá nhân,
bài tập lớn học kì và bài thi kết thúc học
phần nếu thực hiện nghiêm túc sẽ phản ánh
đúng nỗ lực của cá nhân sinh viên. Mỗi sinh
viên khi hoàn thành các bài tập và bài thi đó
hoàn toàn có thể độc lập suy nghĩ, độc lập
làm việc. Sản phẩm làm ra là sự kết hợp nỗ
lực cá nhân cùng các phương tiện vật chất
như giáo trình, tài liệu tham khảo, máy vi
tính nối mạng… Kĩ năng làm việc độc lập là
phẩm chất quan trọng nhất và dường như
vốn có của mỗi sinh viên, của mỗi người lao
động nhưng trong xã hội hiện đại chỉ có kĩ
năng đó thôi chưa đủ, mỗi người phải có kĩ
năng làm việc tập thể, hoà đồng.
Trong mô hình đào tạo tín chỉ, mục đích
của các nhà thiết kế muốn qua quá trình
hoàn thành bài tập nhóm, các sinh viên sẽ có
thêm kĩ năng làm việc nhóm, làm việc tập
thể. Lợi ích (điểm số) của từng người gắn
liền với lợi ích (điểm số) của cả nhóm.
Khác với các bài tập khác, bài tập nhóm
phản ánh nỗ lực của tập thể (nhóm) sinh viên.
Sản phẩm làm ra vừa là kết quả hoạt động của
từng cá nhân vừa là kết quả hoạt động của tập
thể. Bài tập nhóm chỉ có thể hoàn thành nếu
có sự kết hợp công sức của cả tập thể, của cả
nhóm. Sự kết hợp này được thể hiện ở sự
phối hợp với nhau khi làm chung một bài
tập. Từ việc tham gia xây dựng đề cương
tổng thể, góp ý sửa chữa phần việc của mỗi
người, kết nối các phần chuẩn bị của mỗi
* Giảng viên chính Khoa lí luận chính trị
Trường Đại học Luật Hà Nội