Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số quan niệm liên quan đến tang ma của người Tày Bắc Kạn
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
141.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1376

Một số quan niệm liên quan đến tang ma của người Tày Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218

211

MỘT SỐ QUAN NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TANG MA

CỦA NGƯỜI TÀY BẮC KẠN

Lương Thị Hạnh*

, Mai Thị Hồng Vĩnh, Nguyễn Văn Tiến

Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Người Tày hình dung và quan niệm thế giới là một thể thống nhất gồm 3 cõi: Cõi Trời, cõi Người

và cõi âm ti địa ngục. Theo quan niệm của đồng bào, con người có linh hồn, nếu linh hồn lìa khỏi

thể xác thì người chết biến thành ma. Ma ông bà, cha mẹ có thể đem phúc hay gây họa cho con

cháu, là do cách ứng xử của con cháu đối với ông bà, cha mẹ khi chết như thế nào? Vì người chết

khi về mường trời vẫn phải “làm ăn” với tất cả nhu cầu như ở trần gian. Do đó, nếu không lo

cho cha mẹ được mồ yên mả đẹp thì hoặc là linh hồn người chết vẫn lẩn quất xung quanh người

sống, quấy rối người sống, hoặc là linh hồn người chết vẫn còn thiếu thốn ở thế giới bên kia (do

con cháu không cung cấp đầy đủ mọi thứ, không làm đủ mọi nghi lễ,...), nên hồn người chết

không được thoả mãn, đã trở lại quở trách con cháu, gây ốm đau, chết chóc cho con người và

gia súc. Có lễ vì vậy mà tang ma của người Tày bị các quan niệm “phi” (ma) chi phối, khiến người

ta phải mời thầy Tào thực hành nhiều nghi lễ, nhiều đồ tế tự, để hồn ma cha mẹ không biến thành

ma dữ làm hại con cháu và cộng đồng.

Từ khóa: Quan niệm, tang ma, vũ trụ, nghi lễ, linh hồn, sinh mênh,...

Tiếp cận các quan niệm liên quan đến tang

ma, chúng tôi quan tâm đến lý thuyết có tính

chất nền tảng của nhà Dân tộc học nổi tiếng

Edward Tylor trong cuốn sách Văn hóa

nguyên thủy [03], tác giả đã dành hơn 500

trang viết về các nghi thức và lễ nghi, các

hình thức cúng trong tang lễ, lễ vật, thuyết vật

linh, các quan niệm về cõi sống và cõi chết,…

Tác giả Tống Đạo Nguyên trong cuốn sách

Đạo giáo sinh tử kỳ thư [02] đã giải thích nền

văn minh Đạo giáo theo tư tưởng nhân văn

của thời hiện đại.*

Xuất phát từ cái nhìn của một linh hồn khi

chết, tác giả đã sử dụng phương thức tranh

liên hoàn, nhằm giúp cho người đọc như thực

sự nhìn thấy được những linh hồn của người

chết khi đi qua Thập điện Diêm Vương

(Mười điện).

Cuốn Văn hóa dân gian Tày lịch sử và hiện

tại của các tác giả Hoàng Ngọc La, Hoàng

Hoa Toàn [01, tác phẩm Tín ngưỡng dân gian

Tày - Nùng của tác giả Nguyễn Thị Yên [06]

là những công trình nghiên cứu khá công phu

về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng. Trong

công trình này tác giả đã phân tích thế giới vô

*

Tel: 0914 892999, Email: [email protected]

hình trong quan niệm của người Tày là thế

giới ba tầng tương ứng với ba mường: mường

Trời, mường Đất và mường Nước (âm phủ),

tương ứng với mỗi mường lại có những dạng

thần linh, ma quỷ riêng.

Có thể nói, đây là một số công trình đặc biệt

có giá trị, cung cấp những luận cứ khoa học

và những dẫn chứng xác đáng về tín ngưỡng

dân gian Tày – Nùng, phần nào giải mã được

các quan niệm về cõi sống cõi chết ẩn sâu

dưới các lớp vỏ của nghi lễ, phong tục, giúp

chúng ta hiểu thêm về tâm thức của dân tộc.

Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các

công trình nghiên cứu về những vấn đề liên

quan đến tang ma ở Việt Nam trước đây, cùng

với việc nhận biết những thiếu sót, hạn chế

của các công trình này, với khả năng nghiên

cứu của mình, chúng tôi cố gắng tìm một

hướng đi mới cho đề tài, đó là: Tập trung tìm

hiểu và lý giải các quan niệm liên quan đến

tang ma trong quá trình phát triển tộc người

và lịch sử văn hóa tộc người Tày.

Quan niệm về vũ trụ

Quan niệm về vũ trụ nằm trong hệ thống tín

ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc nói riêng.

Cũng như nhiều dân tộc khác, thế giới vũ trụ

của người Tày là một khoảng không gian bất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!