Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
41.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1929

Một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới đưa nhân dân ta đi

đúng quỹ đạo của thời đại. Người chỉ rõ: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con

đường cách mạng vô sản"; xác định rõ các mối quan hệ mới của cách mạng Việt Nam: quan hệ với cách mạng vô

sản, quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh là nội dung rất lớn và quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới đây tôi

chỉ đề cập đến một số luận điểm lớn.

Tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt dần dần đi đến đầu

hàng, nhưng nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục đã nổi dậy đấu tranh quyết liệt chống lại bọn cướp nước và

bè lũ bán nước. Song tất cả các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đều bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do

chưa có đường lối đúng đắn của giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Hầu hết các phong trào dân tộc nổi lên lẻ tẻ từng địa

phương, từng vùng với mục tiêu khẩu hiệu mang nặng màu sắc phong kiến hoặc tư sản, tiểu tư sản. Chính trong bối

cảnh ấy, Hồ Chí Minh đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cách mạng Việt Nam.

Tháng 6-1911, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Khác với mục đích "cầu viện" dựa vào sự giúp đỡ nước

ngoài để đánh Pháp giành độc lập cho dân tộc như Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác. Với Hồ Chí Minh,

như Người đã nói: "Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào tôi sẽ trở

về giúp đồng bào chúng ta"1.. Như vậy là không phải với mục đích "cầu viện" mà là trên cơ sở nhận thức được thời

đại mới được mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, là quá trình vận động kiểm nghiệm gần 10 năm, bằng

thiên tài trí tuệ của mình, vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu

hướng đương thời, Người đã sớm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới đưa nhân dân ta đi

đúng quỹ đạo của thời đại. Người chỉ rõ: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con

đường cách mạng vô sản"; xác định rõ các mối quan hệ mới của cách mạng Việt Nam: quan hệ với cách mạng vô

sản, quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Theo Người, muốn thực hiện đoàn kết quốc tế điều đầu tiên là phải xác lập vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mỗi một quốc gia, dân tộc không thể phát triển được nếu như không mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài. Vậy

muốn quan hệ được trước hết phải làm cho thế giới hiểu biết Việt Nam. Vì lúc này, thực dân Pháp đã bưng bít, xóa

tên Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Năm 1919, Nguyễn ái Quốc đã gửi đến Hội nghị "hòa bình" Vecxây "bản yêu sách của nhân dân An Nam" trong đó có

điểm yêu sách là: Người Việt Nam có quyền tự do xuất ngoại và đi du lịch nước ngoài. Phải nói đây là lần đầu tiên

Nguyễn ái Quốc xuất hiện trên vũ đài quốc tế và Người đã sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình

đẳng, hợp tác quốc tế.

Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn, hướng sự chú ý của thế giới vào Việt Nam. Qua việc đưa yêu sách không chỉ

Pháp, các nước tham dự hội nghị và nhiều nước khác đã biết đến Việt Nam. Cũng từ đây đã làm cho vị trí Việt Nam

trên trường quốc tế ngày càng củng cố và phát triển. Chính Hồ Chí Minh là người đã mở cửa Việt Nam ra thế giới đặt

nền móng cho mối quan hệ đoàn kết quốc tế.

Từ rất sớm Người đã tìm thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào Việt Nam trước khi

Đảng ra đời là "nhân dân ta không hiểu tình hình thế giới". Người còn chỉ rõ tình hình biệt lập, khép kín không chỉ xảy

ra ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của những nước phương Đông. Những nhận thức trên rút ra từ quá trình

gần 10 năm vận động, kiểm nghiệm trên nhiều nước. Năm 1924 trong thư gửi đại diện quốc tế cộng sản, Hồ Chí

Minh nêu: "Tôi đã ngẫm nghĩ từ lâu về nguyên nhân đầu tiên đã dẫn tới sự suy yếu của các dân tộc phương Đông đó

là sự biệt lập". Ngoài nhận thức trên, Người cũng đã sớm xác định, cuộc đấu tranh của chúng ta là bộ phận của cách

mạng thế giới. Như vậy, từ lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua (12-1920) trở về sau, Người luôn khẳng định cuộc

cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau.

Thứ hai, tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh đòi hỏi phải định rõ đoàn kết với ai, chống lại ai, đây là vấn đề có

tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến thắng lợi của cách mạng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!