Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình Ngữ văn THPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------- ----------
HOÀNG VĂN ĐÔNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
PHẦN LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Văn - tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀN
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả đƣợc tôi nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
HOÀNG VĂN ĐÔNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
BẢNG DANH MỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. Giáo viên : GV
2. Học sinh : HS
3. Lí luận văn học : LLVH
4. Nhà xuất bản : Nxb
5. Tác phẩm văn chƣơng : TPVC
6. Trung học phổ thông : THPT
7. Sách giáo khoa : SGK
8. Sách giáo viên : SGV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Bảng danh mục những chữ viết tắt trong luận văn ...........................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 10
7. Giả thuyết khoa học của luận văn ............................................................... 10
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 10
NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......... 11
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 11
1.1.1. Nét đặc thù về kiến thức và kĩ năng của bài LLVH.............................. 11
1.1.2. Mục đích của dạy học LLVH trong chƣơng trình THPT ..................... 13
1.1.3. Hiệu quả của việc dạy học LLVH......................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 24
1.2.1. Hệ thống tri thức LLVH trong chƣơng trình Ngữ văn THPT .............. 24
1.2.2.Tình hình dạy học LLVH hiện nay ở nhà trƣờng THPT ....................... 27
1.2.3. Những khó khăn và thách thức cần đƣợc giải quyết trong dạy học phần
LLVH chƣơng trình THPT ............................................................................. 34
Chƣơng 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA DẠY
HỌC PHẦN LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT................37
2.1. Nhóm biện pháp hình thành tri thức LLVH............................................. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.1.1. Hƣớng dẫn HS tự học trƣớc giờ học LLVH - bƣớc đầu tiên giúp các em
chiếm lĩnh tri thức ........................................................................................... 37
2.1.2. Thuyết trình trợ giúp HS chiếm lĩnh nhanh chóng tri thức LLVH....... 40
2.1.3. Nêu câu hỏi nhằm kích thích tƣ duy của HS........................................ 47
2.1.4. Đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm cho các tri thức lí luận học
hiện lên sống động .......................................................................................... 55
2.1.5. Thảo luận và tranh luận để kích thích tính tích cực chiếm lĩnh tri thức lí
luận của HS ..................................................................................................... 58
2.2.Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng vận dụng tri thức LLVH vào đọc hiểu
tác phẩm văn học............................................................................................. 61
2.2.1. Hình thành kĩ năng vận dụng tri thức cấu trúc văn bản văn học vào đọc
hiểu tác phẩm văn học..................................................................................... 62
2.2.2. Biện pháp hình thành kĩ năng vận dụng tri thức về thể loại thơ, truyện
vào đọc hiểu tác phẩm văn học ....................................................................... 67
2.2.3. Hình thành kĩ năng vận dụng tri thức về phong cách văn học vào đọc
hiểu tác phẩm văn học..................................................................................... 75
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 83
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 83
3.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 83
3.3. Thiết kế thực nghiệm................................................................................ 83
3.4. Dạy học thực nghiệm ............................................................................... 94
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 95
3.5.1.Biện pháp đánh giá ................................................................................ 95
3.5.2. Hình thức đánh giá ................................................................................ 95
3.5.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 96
3.5.4. Nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm................................................ 97
KẾT LUẬN..................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học đã và đang là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm nghiên cứu. Riêng bộ môn Ngữ văn, lâu nay ngƣời ta mới chỉ quan
tâm nhiều đến đổi mới phƣơng pháp đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng (TPVC)
mà chƣa chú trọng xác đáng đến phƣơng pháp dạy học kiến thức về lí luận
văn học (LLVH). Trong khi đó, mục đích dạy học LLVH trong chƣơng trình
trung học phổ thông (THPT) không chỉ đơn thuần chỉ cung cấp cho học sinh
(HS) những hiểu biết về một số đặc trƣng, tính chất, quy luật của văn học mà
còn nhằm cung cấp tri thức công cụ để ngƣời học giải mã, tiếp cận các hiện
tƣợng văn học. Có thể nói tri thức lí luận nhƣ chiếc chìa khoá để bạn đọc
thâm nhập vào chiều sâu của thế giới nghệ thuật trong TPVC, tự lực chuyển
hóa thế giới hình tƣợng trong tác phẩm thành thế giới tinh thần ở bản thân
mình, thức dậy thế giới hình tƣợng vốn dĩ đang ngủ yên dƣới lớp vỏ ngôn từ
hiện lên sống động. Đánh giá về tầm quan trọng của việc dạy học LLVH
trong nhà trƣơng THPT, GS Phan Trọng Luận viết “chất lượng của việc dạy
và học văn chương có được nâng cao hay không là phụ thuộc một phần không
nhỏ vào việc dạy và học lí luận văn chương như thế nào” [ 26, tr.26]. Vì vậy,
việc đề xuất đƣợc biện pháp dạy học hiệu quả phần LLVH ở nhà trƣờng phổ
thông hiện nay là một vấn đề rất bức thiết.
1.2. Thực tế dạy học Ngữ văn ở các nhà trƣờng hiện nay, cả giáo viên (GV)
và HS mới chỉ chú trọng nhiều vào hiệu quả thi cử mà thiếu quan tâm đến
hình thành các mặt khác.Vì vậy, có sự nhìn nhận thiên lệch trong các môn
học, thậm chí thiên lệch ngay trong các phần của một môn học của cả GV và
HS, môn nào, phần nào liên quan đến thi cử thì cả ngƣời dạy và ngƣời học
chú trọng, phần nào nằm trong cấu trúc đề thi thì đƣợc GV và HS quan tâm,
ngƣợc lại phần nào nằm ngoài hoặc không liên quan đến thi cử thì cả ngƣời
dạy và ngƣời học thờ ơ, lạnh nhạt. Buồn thay, đây không còn là hiện tƣợng cá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
biệt trong giáo dục ở nhà trƣờng hiện nay. Vì vậy, ta sẽ không thấy lạ khi GV
yêu cầu HS học thuộc thơ, nắm đƣợc nội dung truyện ngắn, rèn luyện kỹ năng
phân tích nhân vật văn học… mà rất ít quan tâm tới học, ghi nhớ, vận dụng
khái niệm, tri thức lí luận vào đọc hiểu TPVC. Chúng ta không khó bắt gặp
những giờ học, những tiết học LLVH, ngƣời thầy dạy nhƣ một sự bắt buộc,
thiếu hứng thú, thiếu nhiệt huyết, ngƣời học thờ ơ, lạnh lùng, hờ hững với bài
học. Rõ ràng, đây là một vấn đề cần đƣợc nhìn nhận lại. Thử hỏi ta sẽ làm sao
có thể phân tích đƣợc chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm trong khi chẳng biết chủ
đề tƣ tƣởng là cái gì? Thử hỏi ta làm sao có thể bình về nghệ thuật của một
tác phẩm trong khi chẳng biết nghệ thuật trong tác phẩm là những yếu tố nào?
Làm sao ta có thể khám phá sâu sắc đƣợc nhân vật văn học khi ta chƣa biết
nhân vật văn học là gì? Nhân vật văn học đƣợc cấu thành bởi những yếu tố
nào? Chắc chắn ta sẽ rất hời hợt khi so sánh phong cách của nhà văn này với
nhà văn kia khi chƣa nắm đƣợc phong cách là gì?...
1.3. Trong thực tế, dạy và học phần LLVH chƣơng trình THPT, GV và HS
thƣờng gặp nhiều khó khăn nhƣ tri thức lí luận là những kiến thức mang tính
khái quát, tổng hợp cao nhƣng kiến thức về văn chƣơng của HS còn có hạn;
nội dung các bài học thƣờng có dung lƣợng lớn nhƣng thời gian để dạy học
rất eo hẹp; kiến thức mang tính trừu tƣợng cao nhƣng khả năng tƣ duy của
ngƣời học thƣờng còn hạn chế… Những khó khăn trên đã khiến cho các giờ
dạy học lí luận ở nhà trƣờng phổ thông của các GV có năng lực sƣ phạm hạn
chế trở nên khô khan, thiếu sinh động, HS thiếu hứng thú thậm chí coi thƣờng
tri thức ở phần này.
Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chƣơng trình
Ngữ văn THPT” nhằm khắc phục những khó khăn vừa nêu đồng thời với hi
vọng giúp GV và HS nhìn nhận lại tầm quan trọng của việc dạy học phần
LLVH trong chƣơng trình Ngữ văn THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử vấn đề phƣơng pháp dạy học LLVH của các công trình
nghiên cứu
Một trong những quan điểm dạy học hiện đại, ngƣời học không còn là
“chiếc bình đựng” để cho ngƣời thầy “rót” đầy tri thức vào đó mà ngƣợc lại
HS phải có vai trò là bạn đọc, chủ động, sáng tạo trong chiếm lĩnh tác phẩm
văn học. A.P. Sê-khốp nhà văn nổi tiếng Nga Xô Viết đã từng nói:“tôi sáng
tác như vậy nhưng hoàn toàn trông đợi ở người đọc cho nó những giá trị”.
Muốn bạn đọc - HS có tiềm lực độc lập, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh TPVC
thì một trong những đơn vị tri thức không thể thiếu là các em phải có những
hiểu biết về LLVH. Vấn đề dạy học LLVH cũng là một vấn đề đƣợc khá
nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Nhìn vào những công trình nghiên cứu,
chúng ta dễ dàng nhận thấy các nhà khoa học đều thống nhất khẳng định vị
trí quan trọng của việc dạy học lí luận trong nhà trƣờng THPT.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học” (I.A.Rez, Phan Thiều dịch, Nxb
Giáo dục, Hà nội, 1983), tác giả đã khẳng định tri thức LLVH là công cụ,
phƣơng tiện để bạn đọc đi vào chiều sâu của thế giới hình tƣợng nghệ thuật,
kích thích sự hiểu biết, hứng thú của họ “nắm được các khái niệm quan trọng
nhất của lí luận văn học, những khái niệm này cần thiết hướng dẫn đi vào
chiều sâu của bản chất nghệ thuật. Ngoài ra, tìm hiểu nguyên lí lí luận văn
học sẽ kích thích tinh thần ham hiểu biết, hứng thú đối với khoa học, tạo điều
kiện hình thành một thái độ khoa học đối với các hiện tượng nghệ thuật”. Do
đó những tri thức lí luận trong chƣơng trình có khó đến mấy, có khô khan
đến mấy, có trừu tƣợng và khái quát đến mấy thì ta vẫn phải dạy cho học trò.
Ngày 1 tháng 4 năm 1990, trƣờng Đại học sƣ phạm thuộc Đại học
Quốc Gia Hà Nội có tổ chức hội thảo khoa học về “Đổi mới phƣơng pháp
dạy học văn”. Tại hội thảo này, Bùi Văn Ba có bài báo cáo với tiêu đề “Dạy
lí luận văn học như dạy văn” đã đƣa ra quan điểm dạy học lí luận ở nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
trƣờng THPT rất đáng lƣu tâm. Tác giả cho rằng: muốn dạy học LLVH hiệu
quả nên lấy những bài văn hay có giá trị của các nhà văn nói về văn, trên cơ
sở đó phân tích và hình thành cho học trò những khái niệm, tri thức lí luận.
Phải nói rằng các bài viết của những nhà văn thƣờng vừa giàu chất lí luận
vừa giàu tính văn chƣơng. Có thể nói, đây là phƣơng pháp làm cho giờ học
đỡ khô khan, tạo đƣợc hứng thú cho ngƣời học. Tuy nhiên không phải khái
niệm, tri thức lí luận nào trong chƣơng trình cũng cần phải phân tích, cắt
nghĩa mà nhiều khi tự nó đã sáng tỏ. Vậy thì đây đâu phải là phƣơng pháp sử
dụng hữu hiệu cho tất cả các bài dạy học lí luận.
Cao Đức Tiến cũng là một học giả rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề
dạy học lí luận trong nhà trƣờng phổ thông. Trong bài “Lí luận văn học với
học sinh phổ thông” (tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5/1994), ông đã đề xuất
các hƣớng dạy học phần này nhƣ sau: Trƣớc hết, phải triệt để dựa vào những
thành tựu của khoa học nghiên cứu văn học mà vận dụng vào việc dạy học ở
nhà trƣờng phổ thông. Tác giả định hƣớng “Để nắm vững các khái niệm lí
luận văn học thì điều quan trọng là phải thiết lập được mối liên hệ giữa các
khái niệm trong tri thức học sinh”. Tiếp theo, phải “tính toán một cách đầy
đủ về nhu cầu và khả năng ở từng lứa tuổi của học sinh để dạy lí luận văn
học”. Cuối cùng, dạy học lí luận trong mối liên hệ chặt chẽ với các TPVC và
ngƣợc lại vận dụng kiến thức về lí luận để cảm thụ văn học“Dùng kiến thức
lí luận liên hệ chặt chẽ với thực tiễn phân tích tác phẩm nhằm mục đích tích
cực hoá việc cảm thụ tác phẩm văn chương”. Rõ ràng muốn dạy học lí luận hiệu
quả, chúng ta không thể không dựa vào những thành tựu của các nhà nghiên cứu
văn học. Hơn nữa LLVH là bộ môn khoa học về văn học, do vậy dạy học lí luận
phải gắn liền với văn học là cần thiết và cũng không thể tách rời.
Từ năm 1997 đến nay có một một số luận văn thạc sĩ cũng quan tâm
nghiên cứu về vấn đề dạy học LLVH trong nhà trƣờng phổ thông. Đáng kể
đến ở đây là hai luận văn thạc sĩ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Luận văn thạc sĩ của Lê Nhƣ Bình do PGS.TS La Khắc Hòa hƣớng dẫn
với đề tài “Nội dung và phương pháp dạy học lí luận văn học ở trung học
phổ thông”. Luận văn này đã đƣa ra biện pháp chủ yếu dạy học lí luận ở nhà
trƣờng THPT là đi từ cái chung đến cái riêng, đi từ cái cụ thể đến trừu tƣợng.
Đến nay cách dạy học này chúng ta vẫn thƣờng gặp trong các sách giáo viên
(SGV) và thiết kế bài học Ngữ văn. Thế cũng có nghĩa là phƣơng pháp này
đâu còn xa lạ và hiệu quả của nó nhƣng thế nào thì ta cũng đã biết.
Luận văn thạc sĩ có tên là “Hình thành khái niệm lí luận văn học với
việc phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh các lớp
chuyên văn ở trường phổ thông trung học chuyên” của Nguyễn Xuân Lập do
GS Phan Trọng Luận hƣớng dẫn cũng đáng lƣu tâm. Ở luận văn này, tác giả
đã đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học LLVH nhằm phát triển
năng lực cảm thụ văn chƣơng cho HS nhƣ sau:
Một là: “Phát huy thế mạnh về năng lực tư duy khái quát và tư duy
hình tượng của học sinh các lớp chuyên văn”.
Hai là: “Nắm vững chương trình – lựa chọn kiến thức cơ bản”.
Ba là: “Cung cấp trực tiếp các khái niệm lí luận văn học là hình thức
dạy học quan trọng để khắc sâu các khái niệm lí luận cho học sinh các lớp
chuyên văn”.
Bốn là: “Hình thành và khắc sâu khái niệm lí luận văn học qua các bài
học về Văn học sử, Giảng văn, Làm văn”.
Những biện pháp của luận văn này đề xuất rất đáng đƣợc các GV tham
khảo nhƣng rất tiếc đối tƣợng hƣớng tới của luận văn lại không phải là đại bộ
phần HS THPT mà chỉ là dành cho những lớp chuyên. Hơn nữa, nhiệm vụ
của luận văn mới chỉ giới hạn ở việc hình thành khái niệm mà không phải
toàn bộ tri thức về LLVH. Do đó, chúng ta khó có thể sử dụng những đề xuất
này vào dạy học phần LLVH trong chƣơng trình THPT (Ban cơ bản) hiện
hành để đạt hiệu quả.