Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
130.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1190

Một số giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phạm Thị Hồng Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 273 - 277

273

MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Phạm Thị Hồng Nhung*

Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cuộc sống và con người Nam Bộ đã được thể hiện một cách tài năng qua các truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt, người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế,

phong cách tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông

qua giọng điêu. Giọng điệu trong truyện ngắn của chị rất đa dạng: có giọng dân dã mộc mạc, có

giọng buồn mênh mang, có giọng trầm tĩnh, đắng đót… Điều này góp phần tạo nên phong cách

độc đáo của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Từ khóa: Nam Bộ, giọng điệu, phong cách, sở trường ngôn ngữ, thái độ.

VÀI NÉT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ

*

Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976, quê ở xã

Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là

một nữ nhà văn trẻ, quê ở đồng bằng sông

Cửu Long. Chị khá nổi tiếng bởi đã liên tục

cho ra đời các tác phẩm văn học và liên tục

đạt những giải thưởng cao của Hội nhà văn

Việt Nam. Văn của chị không chỉ thu hút độc

giả mà còn thu hút sự chú ý của những nhà

nghiên cứu, phê bình… Nguyễn Ngọc Tư trở

thành một trong số ít những cây bút trẻ hiện

nay được dư luận đặc biệt quan tâm. Có thể

nói, với những truyện ngắn ở giai đoạn đầu,

Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió

mát” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) cho văn

xuôi đương đại, trong bối cảnh văn chương

hiện nay quá chú trọng vào khai thác những

mảng đề tài về hiện thực cuộc sống đang diễn

ra với những bụi bặm, va chạm và nóng bỏng

của đời thường.

Có thể nói, thành công đầu tiên của Nguyễn

Ngọc Tư là tập truyện ngắn “Ngọn đèn không

tắt” (2000) - tác phẩm đạt giải nhất cuộc vận

động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 do Hội

Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp

với báo Tuổi trẻ tổ chức. Từ thành công này,

Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước đi mạnh

dạn hơn. Nhiều tác phẩm của chị liên tục xuất

hiện, như: Ông ngoại (tập truyện thiếu nhi),

2001; Biển người mênh mông (tập truyện),

* ĐT: 0916044507

2003; Giao thừa (tập truyện), 2003 Nước

chảy mây trôi (tập truyện và kí), 2004; Truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện),

2005…Và đặc biệt năm 2005, Nguyễn Ngọc

Tư “đánh ùm” một tiếng trong làng văn Việt

Nam với sự xuất hiện của “Cánh đồng bất

tận”. Từ đây, cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã làm

dấy lên mối quan tâm trong giới phê bình văn

học và trở thành đề tài bàn luận trong các câu

chuyện văn chương.

Tiếp nối thành công của “Cánh đồng bất tận”,

Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục ra mắt truyện Khói

trời lộng lẫy (tháng 12.2010), và một lần nữa

độc giả đắm mình trong không gian sông

nước, cây trái, quang cảnh và lối sống của

vùng đất phương Nam trù phú, mênh mông…

Năm 2008, Nguyễn Ngọc Tư được Hội nhà

văn đề cử là nhà văn trẻ nhất từ trước đến nay

được nhận giải thưởng văn học của khối

Đông Nam Á tại Thái Lan. Chị cũng được

Hội Nhà văn đề cử vì những đóng góp của chị

vào đời sống văn học Việt Nam khoảng 10

năm gần đây. Có thể nói, các tác phẩm của

Nguyễn Ngọc Tư được người đọc và giới

nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao,

một phần bởi những nét độc đáo trong văn

phong của chị.

MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Giọng

điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ

tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có

vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!