Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
265.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1830

Một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 16 - 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN

TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA

Trần Chí Thiện

Trường Đại học kinh tế và QTKD – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Gần 40% dân số Việt Nam thoát khỏi đói nghèo và giảm nghèo là một thành công lớn nhất về kinh

tế- xã hội của nước ta trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, mức độ giảm nghèo của đồng bào

dân tộc thiểu số chậm hơn rất nhiều so với người Kinh và người Hoa. Đâu là nguyên nhân và giải

pháp nào cho vấn đề trên? Sử dụng số liệu điều tra ở vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên, bài viết này

đã phát hiện ra rằng nguyên nhân và giải pháp cho xoá đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc

thiểu số cũng tương tự như của nhân dân các dân tộc trong vùng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân

và giải pháp cho đồng bào dân tộc thiểu số có tác dụng mạnh mẽ hơn so với đồng bào miền núi nói

chung. Đó là các giải pháp về giáo dục và đào tạo, khuyến nông khuyến lâm, và tín dụng. Các giải

pháp này được chú trọng sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, tiến

kịp và hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.

Từ khoá: nguyên nhân, giải pháp, xoá đói giảm nghèo, dân tộc thiểu số, vùng núi cao.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hơn một thập kỷ qua, nước ta luôn đạt

được những thành tựu to lớn về xoá đói giảm

nghèo. Tỷ lệ người nghèo cả nước đã giảm từ

58% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004.

Ở các vùng núi, nơi có nhiều đồng bào dân

tộc sinh sống, tỷ lệ giảm nghèo đã đạt được là

rất đáng kể. Ở Đông Bắc, Tây Bắc và Tây

Nguyên, tỷ lệ người nghèo đã giảm tương ứng

từ 86%, 81% và 70% năm 1993 xuống còn

29,4%, 58,6% và 31,9% năm 2004. Nhưng,

so với tỷ lệ người nghèo cả nước đã giảm

xuống còn 19,5%, chỉ còn 5,4% ở Miền Đông

Nam Bộ và 12,1% ở Đồng bằng Bắc Bộ, thì

tỷ lệ người nghèo ở miền núi, ở vùng dân tộc

vẫn còn rất cao (TCTK, 2007). Đặc biệt, tỷ

trọng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng

cao do tốc độ giảm nghèo của nhóm này rất

chậm. Năm 1993, người dân tộc thiểu số

chiểm 20% trong tổng người nghèo nước.

Nhưng, đến năm 2002, tỷ lệ đó đã tăng lên

Trần Chí Thiện, Email: [email protected]

trên 30%. Dự đoán rằng, đến năm 2010, 37%

người nghèo của Việt nam sẽ là người dân tộc

thiểu số, cao gấp hai lần năm 1993, cao gấp

gần ba lần tỷ trọng của họ trong dân số Việt

Nam. Nếu sử dụng ngưỡng nghèo lương thực,

tỷ trọng người dân tộc thiểu số trong tổng số

người nghèo lương thực trong toàn quốc tăng

từ dưới 30% năm 1993 lên 53% năm 2002.

Năm 2010, con số này có thể vẫn dừng ở mức

đó. Nhóm tư vấn các nhà tài trợ của Việt nam,

thậm chí, còn cho rằng, trong thập kỷ này,

nghèo ở Việt Nam sẽ chủ yếu gắn với đồng

bào dân tộc (ADB, 2004).

Bài viết này nhằm nghiên cứu tình hình nghèo

đói của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và

qua khảo sát các dân tộc thiểu số ở vùng núi

tỉnh Thái Nguyên, phát hiện một số nguyên

nhân nghèo đói và giải pháp chủ yếu để giúp

họ xoá đói giảm nghèo.

TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO CỦA ĐỒNG

BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!