Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
7
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------
BÙI ĐỨC THẢO
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Lê Thị Bích Thọ
TP. HỒ CHÍ MINH - 2007
8
LỜI CAM ĐOAN
------- -------
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Tác giả luận văn
Bùi Đức Thảo
9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
------- -------
1. BĐS Bất động sản
2. TTBĐS Thị trường bất động sản
3. GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4. GCNQSHNO Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
5. QSDĐ Quyền sử dụng đất
6. SDĐ Sử dụng đất
7. UBND Ủy ban nhân dân
8. HĐND Hội đồng nhân dân
9. SDĐ Sử dụng đất
10. XHCN Xã hội Chủ nghĩa
10
MỤC LỤC
------- -------
Trang
Lời nói đầu………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG
BẤT ĐỘNG SẢN…………………………………………………………………..7
1.1. Khái niệm bất động sản và thị trường bất động sản……………………………7
1.1.1 Khái niệm bất động sản và hàng hóa bất động sản………………………7
1.1.2 Khái niệm thị trường bất động sản……………………………………..10
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản…………16
1.3. Vai trò của thị trường bất động sản đối với nền kinh tế ………………………20
1.4. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của thị trường
bất động sản ……………………………………………………………………….23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ PHÁP LUẬT
VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN…………………………………….27
2.1. Thực trạng thị trường bất động sản tại Tp. Hồ Chí Minh…………….. ..........27
2.1.1. Về vấn đề nhà ở……………………………………………………......30
2.1.2 Về vấn đề giá nhà………………………………………………………37
2.1.3 Về vấn đề đầu cơ…………………………………………………….....41
2.2 Thực trạng pháp luật về thị trường bất động sản………………………………49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH………………….70
3.1. Định hướng phát triển thị trường bất động sản………………………….........70
3.1.1 Mục tiêu phát triển thị trường bất động sản…………………………...70
11
3.1.2 Quan điểm phát triển thị trường bất động sản…………………………71
3.1.3 Định hướng phát triển thị trường bất động sản………………………..73
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản
tại TP.Hồ Chí Minh………………………………………………………………..74
3.2.1. Hoàn thiện công cụ luật pháp, tạo hành lang khuôn khổ
pháp lý cho TTBĐS họat động theo quy định của pháp luật. ……………….……74
3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin về BĐS và TTBĐS
công khai minh bạch………………………………………………………………78
3.2.3. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sở hữu đất, tạo điều kiện thuận lợi và các chế tài
để khuyến khích người dân tham gia đăng ký giao dịch BĐS…………………….80
3.2.4. Hoàn thiện và đổi mới công tác quy hoạch
và quản lý quy hoạch………....................................................................................81
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường, đẩy mạnh việc
hình thành sàn giao dịch BĐS để thị trường vận hành có hiệu quả………………83
3.2.6. Tăng khả năng cung hàng hóa cho TTBĐS, đặc biệt là
BĐS nhà ở đảm bảo chủ động bình ổn thị trường theo quy luật
cung cầu, bình ổn giá cả BĐS phù hợp với mức độ tăng trường
và thu nhập của người dân của thành phố…………………………………………84
3.4.7. Hoàn thiện bộ máy và tăng cường năng lực
cán bộ quản lý……………………………………………………………………..87
Kết luận ………………………………………………………………………….89
Danh mục tài liệu tham khảo
12
LỜI NÓI ĐẦU
------- -------
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, cùng với việc hình thành
đồng bộ các thể chế kinh tế thị trường là sự ra đời của nhiều loại thị trường mới. Thị
trường bất động sản tại Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1993, sau khi
Luật Đất đai năm 1993 cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đến năm 1996, lần
đầu tiên khái niệm “Thị trường bất động sản” chính thức được đề cập trong Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Sau hơn 10 năm phát triển, thị trường bất động
sản nước ta đã góp phần thị trường hóa một bộ phận tài sản khổng lồ của đất nước, huy
động chúng cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội, nhất là về phát triển kết cấu hạ
tầng, tạo mặt bằng cho sản xuất-kinh doanh và cải thiện điều kiện nhà ở cho nhân dân.
Đồng thời, công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản có nhiều tiến bộ, hệ
thống quản lý được tăng cường, từng bước phân cấp nhiều hơn cho địa phương và
khung pháp lý về thị trường bất động sản cũng được hình thành và tác động mạnh đến
định hướng, tính chất họat động của thị trường bất động sản. Những quy định pháp lý
của Nhà nước đã và đang được các cơ quan chức năng thực hiện để đẩy mạnh họat
động của thị trường bất động sản, đồng thời dần dần đưa thị trường này vào quỹ đạo để
có thể kiểm soát được.
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đã cho thấy vai trò, đóng góp
của thị trường bất động sản trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống của từng gia
đình và cần thiết phải tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với quá trình phát
triển thị trường bất động sản trong hệ thống đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh
tế. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh,
hoạt động của thị trường bất động sản ngày càng trở nên sôi động và đã vượt ra ngoài
tầm kiểm soát của Nhà nước. Các quan hệ cung cầu và giao dịch về bất động sản chủ
yếu đang diễn ra thông qua thị trường ngầm, phi chính thức. Sự biến động thất thường
13
về giá cả bất động sản, tình trạng đầu cơ và những cơn “sốt nhà đất” cũng như tình
trạng đóng băng của thị trường, cho đến nay Nhà nước vẫn chưa có giải pháp điều
chỉnh hữu hiệu.
Những diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, sự yếu kém trong công tác
quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của thị trường bất động sản đã và đang gây
nhiều khó khăn trở ngại cho đầu tư phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để lành mạnh hóa sự phát triển của thị trường
bất động sản, vấn đề cốt yếu là phải vận hành một hệ thống các công cụ và chính sách
pháp luật trong quản lý thị trường bất động sản phù hợp với cơ chế thị trường thay thế
cho các công cụ và chính sách quản lý mang tính hành chính, ép buộc đang là một
trong những nguyên nhân cản trở sự vận hành và phát triển lành mạnh của thị trường
bất động sản. Các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chương
trình hành động của Chính phủ đều nhấn mạnh phải tăng cường quản lý và thúc đẩy sự
phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản và coi là một trong những nội dung
trọng tâm để ổn định thị trường góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
bền vững.
TP.Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là
trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Cũng như thị trường bất động sản cả nước, thị
trường bất động sản TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua cũng diễn biến thất thường,
tình trạng quá “nóng” dẫn tới “sốt” hoặc quá “lạnh” dẫn đến “đóng băng” đều ảnh
hưởng không tốt đến đầu tư phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân Thành phố.
Trong thời gian qua, Thành phố chưa có giải pháp hữu hiệu trong quản lý và điều tiết
thị trường bất động sản để xãy ra tình trạng đầu cơ nhà đất, giá cả biến động mạnh,
vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước đã tác động không tốt đến đời sống tâm lý của
một bộ phận đáng kể nhân dân, nhất là các đối tượng có thu nhập thấp. Quá trình mua
bán phức tạp, qua nhiều khâu trung gian không cần thiết, tốn nhiều thời gian, sức lực
chi phí giao dịch cao. Thị trường bất động sản thiếu công khai, minh bạch dẫn đến
nhiều tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu đã dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích chính đáng
14
của người dân Thành phố và tạo ra tâm lý không tin tưởng đối vối các quy định của hệ
thống pháp luật. Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản còn nhiều
yếu kém thể hiện ở chỗ quyền lực và trách nhiệm của các cấp quản lý chưa rõ, hiệu lực
và hiệu quả chưa cao, do vậy không thể phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi
phạm pháp luật về bất động sản.
Thực trạng trên đã đặt ra hàng loạt vấn đề lớn và cấp bách cần giải quyết để khắc
phục những yếu kém, bất cập để tạo lập một thị trường bất động sản phát triển lành
mạnh, góp phần hình thành đồng bộ các loại thị trường nhằm thu hút các nguồn lực để
phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Chính vậy, tác giả chọn đề tài:” Một số giải
pháp phát triển thị trường bất động sản tại TP.Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và
thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Pháp luật về thị trường bất động sản là một lĩnh vực tương đối mới của pháp luật
Việt Nam. Từ khi hình thành đến nay, các quy định pháp luật về lĩnh vực này chưa tròn
15 năm. Trong phạm vi và mức độ khác nhau, có khá nhiều công trình nghiên cứu đã
bước đầu đề cập đến những vấn đề chung nhất, ở góc độ này hay góc độc khác, về các
khía cạnh pháp lý của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, các công trình đó chưa
nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận về thị trường bất động sản và pháp
luật về thị trường bất động sản, những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản
và nhất là chưa có công trình đánh giá thực trạng thị trường bất động sản tại TP.Hồ Chí
Minh để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển triển thị trường bất
động sản tại TP.Hồ Chí Minh lành mạnh và bền vững.
Vì vậy, có thể nói từ khi Luật Kinh Doanh bất động sản có hiệu lực đến nay, đây
là một công trình khoa học đầu tiên trực tiếp nghiên cứu một cách có hệ thống thực
trạng thị trường bất động sản tại TP.Hồ Chí Minh và pháp luật về thị trường bất động
sản.
15
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp
luật về thị trường bất động sản, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật này tại
TP.Hồ Chí Minh nhằm đánh giá đúng thực trạng của pháp luật về thị trường bất động
sản. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung, pháp luật thị trường bất động sản nói riêng. Xuất phát từ
mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài là:
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật về thị trường bất động sản, thực tiễn thực hiện
các quy định đó tại TP.Hồ Chí Minh, tìm ra những bất cập, thiếu sót, vướng mắt của
các quy định pháp luật hiện hành về thị trường bất động sản, nguyên nhân của những
bất cập, thiếu sót, vướng mắt đó.
- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thị trường bất
động sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Thị trường bất động sản là một thị trường rất rộng bao gồm nhiều loại thị trường
cấu thành với những đặc điểm khác nhau, hơn nữa các vấn đề của thị trường bất động
sản diễn biến rất đa dạng và phức tạp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện nay. Do vậy, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cao học luật, chúng tôi
không kỳ vọng nghiên cứu tất cả mọi lĩnh vực của thị trường bất động sản. Chúng tôi
chỉ chọn và tập trung nghiên cứu những khía cạnh về nhà ở, giá nhà đất và đầu cơ nhà
đất mà theo chúng tôi hiện nay có rất là nhiều bất cập và diễn ra rất phổ biến ở TP.Hồ
Chí Minh. Trên cơ sở đó, chúng tôi để xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát
triển thị trường bất động sản bền vững và lành mạnh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Về sơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền