Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào tk - td - kt dầu khí
MIỄN PHÍ
Số trang
86
Kích thước
627.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
996

một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào tk - td - kt dầu khí

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO

TÌM KIẾM – THĂM DÒ – KHAI THÁC DẦU KHÍ.

1.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VÀ CÔNG NGHIỆP DẦU

KHÍ VIỆT NAM.

1.1.1. Ngành Công nghiệp Dầu khí.

1.1.1.1. Đặc thù.

Đứng trên góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính như

sau:

a) Công nghệ cao.

Dầu khí là ngành Công nghiệp trẻ ở Việt Nam nhưng là ngành Công

nghiệp phát triển trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển đó, lĩnh vực này

đã ứng dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến đã được phát minh

trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động dầu khí, nếu không ứng

dụng được những công nghệ cao thì không thể thu được kết quả.

b) Vốn lớn.

Để ứng dụng được những công nghệ cao thì cần phải có một khối lượng

vốn đầu tư khá lớn. Mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến

khả năng sử dụng lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện

có.

c) Nhiều rủi ro nhưng lợi nhuận cao.

 Nhiều rủi ro.

Các rủi ro trong hoạt động Dầu khí có thể kể đến như: rủi ro về tỉ giá hối

đoái, rủi ro về tỉ lệ lạm phát, rủi ro chính trị, giá cả, rủi ro địa chất, địa lí, rủi

ro về kĩ thuật, rủi ro về thị trường cũng như chất lượng dầu khí… Có những

quốc gia sau vài chục năm thăm dò dầu khí mới phát hiện được các mỏ dầu

khí có giá trị công nghiệp (Canada mất 40 năm, Việt Nam sau gần 30 năm tìm

kiếm thăm dò dầu khí mới phát hiện ra các mỏ dầu có giá trị công nghiệp).

Lê Vũ Sao Mai 1 Đầu tư 44C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

Các loại rủi ro đó xuất hiện bất cứ lúc nào, trong bất cứ giai đoạn nào của

hoạt động Dầu khí. Ví dụ như có mỏ khai thác có triển vọng chứa dầu khí, có

các biểu hiện dầu khí nhưng không có giá trị công nghiệp; cũng có thể dầu thô

khai thác được lại có hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho cao (S, P lớn hơn 0,1%)

… Rủi ro lớn nhất trong hoạt động dầu khí là rủi ro trong Tìm kiếm – thăm

dò. Trong đó, rủi ro về trữ lượng và khả năng khai thác là lớn nhất. Các hoạt

động trong các khâu khác (lọc, hóa dầu, xử lí, vận chuyển, phân phối, kinh

doanh sản phẩm dầu khí…) ít chịu rủi ro hơn trong chính bản thân khâu đó,

nhưng lại gián tiếp chịu rủi ro do khâu Tìm kiếm – thăm dò mang lại. Rủi ro

trong Tìm kiếm – thăm dò có thể làm mất toàn bộ vốn đầu tư, còn rủi ro trong

các khâu khác của hoạt động đầu tư (lĩnh vực lọc, hoá dầu và chế biến kinh

doanh) chỉ có thể làm giảm lợi nhuận của quá trình đầu tư đó.

Có thể tạm chia chúng ra làm 4 loại: rủi ro địa chất, rủi ro thương mại,

rủi ro kỹ thuật, rủi ro khác, trong đó rủi ro địa chất và rủi ro thương mại là các

rủi ro chủ yếu.

- Rủi ro địa chất: là những rủi ro liên quan đến địa chất mỏ khai thác, có

thể do xác định sai cấu tạo địa chất, xác định sai xác suất tồn tại một tích tụ

dầu khí và có khả năng khai thác...

- Rủi ro thương mại: Để đánh giá hiệu quả từ việc khai thác dầu khí,

thường sử dụng chỉ tiêu NPV:

NPV =

trong đó: R1, R2, R3,... Rn – thu nhập ròng nhận được vào cuối năm

1,2,3... (đây là thu nhập sau khi đã trừ thuế và các khoản thu

khác).

i – lãi suất chiết khấu (%)

n - số năm đầu tư xác định theo thời hạn đầu tư trong hợp

đồng.

Việc khai thác dầu khí không đạt được hiệu quả kinh tế, tức là NPV âm,

thì được coi là rủi ro thương mại.

Lê Vũ Sao Mai 2 Đầu tư 44C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

- Rủi ro kỹ thuật: Việc xác định các tham số cần thiết cho việc khai thác

dầu sẽ gây ra các rủi ro kỹ thuật. Các tham số (yếu tố) đó là: độ bão hoà dầu,

hiệu suất thu hồi, chiều dầy vỉa sản phẩm, hệ số co...

- Rủi ro khác: đó là các rủi ro do sự cố xảy ra có tác động tiêu cực đến

thu chi tài chính gồm các rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, thời tiết và các vấn đề

có liên quan đến chính trị.

 Lợi nhuận lớn.

Khi các phát hiện dầu, khí có tính thương mại và đưa vào phát triển, khai

thác thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn. Thông thường, nếu có phát hiện

thương mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng khoảng 1/3 giá bán. Chẳng

hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản

xuất chỉ khoảng 1USD/thùng; trong khi đó giá bán có lúc đạt trên 30

USD/thùng, thậm chí tại thời điểm sốt dầu, giá bán đạt trên 70 USD/thùng.

Có thể nói nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tư đã chấp nhận

rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí.

d) Hợp tác quốc tế.

Xuất phát từ các đặc thù trên: nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho

nên hợp tác quốc tế trở thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu

khí. Rất khó có thể tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu

khí lại không có hợp tác quốc tế.

Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một khối lượng

vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động của mình. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của

mỗi nước hay mỗi công ty mà chú ý nhiều hơn tới từng mục tiêu cụ thể. Với

các nước có tiềm lực lớn về vốn và mạnh về công nghệ thì hợp tác quốc tế

chủ yếu nhằm mục đích san sẻ rủi ro. Với Việt Nam, do hoạt động dầu khí

còn non trẻ nên hợp tác quốc tế vừa để san sẻ rủi ro, vừa để huy động vốn,

công nghệ và học tập kinh nghiệm của nước ngoài.

Tóm lại : Với quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và ngành Dầu khí

mới được hình thành như Việt Nam thì những đặc trưng trên càng được thể

Lê Vũ Sao Mai 3 Đầu tư 44C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

hiện khá rõ nét. Khi quyết định đầu tư cho bất kì dự án dầu khí nào, nhà đầu

tư trước hết phải xem xét tới các đặc trưng trên và lượng hóa được các đặc

trưng đó (lượng hoá mức độ rủi ro, trình độ công nghệ, vốn đầu tư và lợi

nhuận có thể có…)

1.1.1.2. Các công đoạn chính của hoạt động Dầu khí.

Hoạt động dầu khí được chia thành 3 lĩnh vực chính:

 Hoạt động Tìm kiếm - thăm dò - khai thác: Còn gọi là lĩnh vực

Thượng nguồn, hoặc khâu đầu, hoặc UPSTREAM: được tính từ

khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật lý, xử lí tài liệu địa

chấn, khoan thăm dò… cho tới khi đưa dầu hoặc khí lên tới miệng

giếng.

 Hoạt động vận chuyển – tàng trữ dầu khí : Còn gọi là lĩnh vực

Trung nguồn, hoặc khâu giữa, hoặc MIDSTREAM: là khâu nối

liền khai thác với chế biến và tiêu thụ. Quá trình phát triển của nó

gắn liền với quá trình khai thác dầu khí, bao gồm các kho chứa,

các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và tàu dầu.

 Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh, phân

phối sản phẩm…: Còn gọi là lĩnh vực Hạ nguồn, hoặc khâu sau,

hoặc DOWNSTREAM: Bao gồm các hoạt động lọc, hóa dầu, chế

biến dầu và khí. Nó được tính từ khi nhận dầu (hay khí) từ nơi

xuất của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh

doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí đó.

Lê Vũ Sao Mai 4 Đầu tư 44C

Tìm kiếm –

thăm dò –

khai thác

Vận chuyển

– Tàng trữ

Chế biến –

kinh doanh

phân phối

sản phẩm

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

Trên thế giới, mỗi công đoạn có sức hấp dẫn riêng của nó; có quan hệ

phụ thuộc hoặc quyết định chi phối lẫn nhau. Tuy vậy, hoạt động trong lĩnh

vực Thượng nguồn có sức hấp dẫn cao nhất (mặc dù có rủi ro lớn) vì thu được

nhiều lợi nhuận nhất. Trong lĩnh vực Hạ nguồn, đầu tư vào hoạt động kinh

doanh, bán lẻ có thể thu được lợi nhuận lớn; còn đầu tư vào lọc dầu ít có sức

hấp dẫn và lợi nhuận không cao (đôi khi còn bị lỗ), nhưng người ta vẫn đầu tư

vào khâu này vì nhiều mục đích khác nhau, trong đó quan trọng nhất là vì

chiến lược an toàn năng lượng và làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác

phát triển (ví dụ công nghiệp hoá chất, phân bón…).

Biểu đồ 1: Tỉ trọng thu nhập bình quân từ các khâu của các Tập

đoàn dầu khí lớn (giai đoạn 1985 – 2003)

1.1.2. Ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

So với các ngành công nghiệp khác trong nước, ngành Dầu khí được coi

là phát triển sau. Tuy nhiên với sự hấp dẫn của nó và sự quan tâm ưu tiên đặc

biệt của Đảng và Chính phủ, trong vòng 30 năm trở lại đây, ngành Công

nghiệp đặc thù này đã phát triển rất mạnh và trở thành một trong những ngành

có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân hiện nay.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã

không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách

lập nên những thành tựu trên chặng đường tìm kiếm, thăm dò và khai thác

Lê Vũ Sao Mai 5 Đầu tư 44C

Khai thác

65.0%

Hoá dầu

6,4%

Lọc dầu

28,6%

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước.

Có thể tạm phân chia tiến trình phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam

theo các giai đoạn như sau:

 Thời kỳ trước 1975:

Trong giai đoạn này, trong điều kiện đất nước còn chia cắt, các hoạt động

thăm dò dầu khí đi theo hai hướng khác nhau:

- Ở miền Bắc, với sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của Liên-xô

và một số nước XHCN Đông Âu (cũ), Tổng cục Địa chất đã tiến hành một số

hoạt động thăm dò địa vật lý, địa chất tại vùng trũng sông Hồng. C«ng t¸c

th¨m dß ®· ®îc triÓn khai t¬ng ®èi réng r·i ë khu vùc miÒn vâng Hµ néi bao

gåm kh¶o s¸t ®Þa vËt lý vµ khoan th¨m dß. Trong khảo sát địa vật lý đã áp

dụng hầu như toàn bộ các kỹ thuật mà Liên Xô có lúc bấy giờ. Thêi kú ®Çu

(1962-1970) chñ yÕu chØ khoan n«ng (kho¶ng díi 150m) nhng sau ®ã (1974-

1975) tiÕn hµnh khoan mét sè giÕng khoan s©u (trên 3000m) ë Th¸i B×nh vµ

®· cã mét sè ph¸t hiÖn dÇu khÝ.

- Trong khi đó ở miền Nam, hoạt động thăm dò diễn ra mạnh mẽ

hơn: từ khi chính quyền Nam Việt Nam ban hành Luật khuyến khích đầu tư

nước ngoài (Luật số 011/70), một loạt các công ty của Mỹ, Nhật, Canada đã

đầu tư dưới dạng Hợp đồng Nhượng địa để thăm dò dầu khí trên thềm lục địa

Nam Việt Nam, và kết quả là một loạt các giếng đã có phát hiện dầu, trong đó

giếng cao nhất cho lưu lượng khoảng 2.400 thùng dầu/ngày. N¨m 1974 c«ng

ty dÇu khÝ Mü Mobil ®· ký kÕt víi chÝnh quyÒn miÒn Nam cò th¨m dß vµ ph¸t

hiÖn thÊy dÇu t¹i c¸c má B¹ch Hæ vµ má Rång (sau nµy XÝ nghiÖp liªn doanh

dÇu khÝ Vietsovpetro tiÕp nhËn).

 Giai đoạn từ 1975 đến 1987:

Đây là giai đoạn từ sau khi thống nhất đất nước đến khi Luật Đầu tư

Nước ngoài tại Việt Nam được ban hành.

Lê Vũ Sao Mai 6 Đầu tư 44C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

Trong giai đoạn này, hoạt động thăm dò dầu khí được đẩy lên ở mức cao

hơn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là về tổ chức, quy mô, chiều sâu kỹ

thuật sau khi Tổng cục Dầu khí được thành lập vào tháng 9/1975.

Tiếp theo đó các công ty chuyên ngành đã được thành lập: Công ty Dầu

khí I, Công ty Dầu khí II, Công ty Địa Vật lý, Viện Dầu khí, Trường Công

nhân Kỹ thuật Dầu khí, Đoàn Đồng bằng Cửu Long, Công ty Vật tư Thiết

bị…

Quy mô và phạm vi hợp tác đã được mở rộng: ngoài việc Liên Xô giúp

đầu tư thăm dò mạnh mẽ hơn ở vùng trũng sông Hồng, ở phía Nam ta cũng tự

đầu tư khoan giếng thăm dò ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhịp độ đầu tư

thăm dò tăng dần với việc gọi vốn đầu tư nước ngoài từ các công ty dầu khí

quốc tế (ngoài Mỹ) dưới dạng Hợp đồng Dịch vụ. C¸c ho¹t ®éng dÇu khÝ ®îc

triÓn khai ra toµn quèc. Trong thêi gian nµy, mét sè c«ng ty t b¶n níc ngoµi

nh Deminex (§øc), BowValley (Canada), Agip (ý) ®· vµo th¨m dß dÇu khÝ ë

thÒm lôc ®Þa phÝa nam. MÆc dï cã mét vµi ph¸t hiÖn dÇu khÝ nhng do nhiÒu lý

do kh¸c nhau c¸c c«ng ty nµy ®Òu ®· hoµn tr¶ diÖn tÝch vµ rót lui.

Đỉnh điểm của giai đoạn này là việc ra đời của Xí nghiệp Liên doanh

Vietsovpetro (1981) với việc phát hiện mỏ dầu lớn cho Việt Nam, mỏ Bạch

Hổ (1986). Tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác tại mỏ Bạch Hổ vào tháng

6/1986. Đây là một cái mốc đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển của

ngành Dầu khí Việt Nam.

Bên cạnh các hoạt động sản xuất, sự nghiệp hợp tác quốc tế trong tư vấn,

đào tạo và nghiên cứu, mặc dù có sự cấm vận của Mỹ, đã được chú trọng và

đẩy mạnh. Nhờ có Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam (1987) và chính

sách mở cửa kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Dầu khí Việt Nam đã

bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đối với công tác thăm

dò khai thác.

Lê Vũ Sao Mai 7 Đầu tư 44C

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD. TS. Nguyễn Hồng Minh

 Giai đoạn từ 1987 đến nay:

Tổng cục Dầu khí được chuyển đổi thành Tổng Công ty Dầu khí Việt

Nam, với tư cách là một Công ty Dầu khí Quốc gia, đã tiến hành ký hàng

chục hợp đồng hợp tác kinh doanh thăm dò dầu khí với các công ty dầu khí có

danh tiếng trên thế giới.

Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động dầu khí trong nền kinh tế thị

trường đã được hoàn thiện, đảm bảo cho việc đầu tư được ổn định (Luật Dầu

khí, Luật Thuế, Luật Lao động…).

Việc hợp tác thăm dò được mở rộng ra với các công ty Mỹ sau khi hết

cấm vận đã tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ cao trong thăm dò

khai thác.

Các hình thức hợp đồng được đa dạng hóa với việc ra đời các Liên doanh

Điều hành chung.

Tháng 4/1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa vào bờ để

phát điện tại nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, đánh dấu sự ra đời của ngành công

nghiệp khí Việt Nam với nhiều triển vọng to lớn.

Đặc biệt là với việc tăng nhanh sản lượng khai thác của mỏ Bạch Hổ và

các phát hiện dầu khí mới của các Nhà thầu đã và đang đưa vào khai thác đã

khẳng định vai trò quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam trong nền kinh tế

quốc dân.

Khối lượng công tác thăm dò thực hiện được trong vòng 18 năm trở lại

đây đã gấp hàng chục lần so với toàn bộ hoạt động trước đó với tổng số vốn

đầu tư ước chừng 7,2 tỷ USD.

Hiện nay, toàn bộ dầu thô Việt Nam được xuất bán cho các công ty nước

ngoài (Nhật, Singapor, Mỹ, Hàn Quốc ...) nhưng sau này một phần sẽ được

đưa vào chế biến tại nhà máy lọc dầu số 1 ở Việt Nam với công suất 6,5 triệu

Lê Vũ Sao Mai 8 Đầu tư 44C

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!