Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất giai đoạn 2013 – 2017
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ OANH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHIẾN LƢỢC ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ OANH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHIẾN LƢỢC ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2012 - 2017
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Hải Thanh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Oanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Hải Thanh -
Giáo viên trực tiếp hướng dẫn và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa sau đại
học - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng
xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hoá
Chất tỉnh Phú Thọ, các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động
viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Oanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.......................................................................................................i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục..............................................................................................................iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt..............................................................vi
Danh mục các bảng .........................................................................................vii
Danh mục các hình..........................................................................................viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƢỢC
ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG.......................................................5
1.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về chiến lược....................................................................... 5
1.1.2. Quản trị chiến lược ............................................................................... 6
1.1.3. Vai trò của chiến lược .......................................................................... 8
1.1.4. Phân tích chiến lược ............................................................................. 8
1.1.5. Hình thành và thực thi chiến lược ....................................................... 9
1.1.6. Quá trình hoạch định chiến lược ........................................................ 10
1.1.8. Chiến lược phát triển của trường Cao đẳng ....................................... 13
1.1.8.1. Khái niệm trường Cao đẳng....................................................................13
1.1.8.2. Vai trò chiến lược hoạt động của trường Cao đẳng..............................13
1.1.8.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng................15
1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................21
1.2.1. Trên thế giới ....................................................................................... 21
1.2.2. Ở Việt Nam......................................................................................... 24
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với trường Cao đẳng Hóa chất Lâm Thao . 30
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................32
2.2.1. Thông tin thứ cấp................................................................................ 32
2.1.2. Thông tin sơ cấp ................................................................................. 32
2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin .........................................35
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................36
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ CHIẾN
LƢỢC ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP
HÓA CHẤT GIAI ĐOẠN 2012 -2017...........................................................38
3.1. Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ và sự phát triển của
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.........................................................38
3.2. Chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.............41
3.2.1. Sứ mệnh............................................................................................. 41
3.2.2. Giá trị.................................................................................................. 42
3.2.3. Tầm nhìn............................................................................................. 42
3.2.4. Mục tiêu chiến lược............................................................................ 42
3.3. Thực trạng các hoạt động đào tạo trong trường Cao đẳng Công
nghiệp Hóa chất................................................................................................44
3.3.1. Hoạt động đào tạo............................................................................... 53
3.3.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên ......................... 58
3.3.3. Về nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.. 70
3.3.4. Về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác. ................ 72
3.3.8. Về tài chính và quản lý tài chính........................................................ 74
2.3.9. Về quan hệ giữa nhà trường và xã hội................................................ 76
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC ĐÀO
TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
GIAI ĐOẠN 2012 – 2017................................................................................83
4.1. Một số nhận xét sau khi nghiên cứu chiến lược phát triển đào tạo của
trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất..........................................................83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
4.1.1. Về xây dựng chiến lược đào tạo của trường ...................................... 83
4.1.2. Những hạn chế, yếu kém trong một số tiêu chuẩn đảm bảo chất
lượng đào tạo nhằm thực hiện chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng
Công nghiệp Hóa chất.................................................................................. 84
4.1.3. Kết luận rút ra sau khi điều tra phân tích thực trạng các hoạt động
của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất ............................................... 86
4.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện chiến lược đào tạo của
trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất..........................................................88
KIẾN NGHỊ...................................................................................................107
KẾT LUẬN....................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................110
PHỤ LỤC.............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1. CBCNV Cán bộ công nhân viên
2. KHCN Khoa học công nghệ
3. NCKH Nghiên cứu khoa học
4. CTCT Công tác chính trị
5. HSSV Học sinh sinh viên
6. QL Quản lý
7. HCVN Hoá chất Việt Nam
8. ĐTXD Đầu tư xây dựng
9. CĐN Cao đẳng nghề
10. TCN Trung cấp nghề
11. THTP Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Trình độ, thâm niên công tác của CBCNV ......................................44
Bảng 3.2 Về xác định sứ mạng và mục tiêu của trường..................................46
Bảng 3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà trường là hợp lý...................................48
Bảng 3.4 Về chương trình giáo dục................................................................51
Bảng 3.5 Kết quả thực hiện các tiêu chí về hoạt động đào tạo .......................55
Bảng 3.6 Kết quả thực hiện các nghĩa vụ ........................................................62
Bảng 3.7 Đánh giá về người học .....................................................................64
Bảng 3.8 Đánh giá của người sử dụng lao động..............................................66
Bảng 3.9 Kết quả ứng dụng và chuyển giao KHCN .......................................70
Bảng 3.10 Kết quả đáp ứng thiết bị học tập và cơ sở vật chất ........................72
Bảng 3.11 Hoạt động tài chính trường cao Đẳng ...........................................74
Bảng 3.12 Đánh giá hoạt động tài chính .........................................................75
Bảng 4.1 Dự kiến chất lượng cán bộ quản lý ..................................................95
Bảng 4.2 Dự kiến chất lượng Giảng viên ........................................................97
Bảng 4.3 Dự kiến số lượng, quy mô đào tạo sinh viên .................................101
Bảng 4.4 Dự kiến xây dựng cơ sở hạ tầng.....................................................102
Bảng 4.5 Dự kiến đầu tư trang thiết bị thí nghiệm, thực hành ......................103
Bảng 4.6 Dự kiến nguồn thu của nhà trường.................................................104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường cao Đẳng Hóa Chất Lâm Thao ........41
Biểu đồ 3.2 trình độ cán bộ quản lý................................................................46
Biểu đồ số 3.3 -Chất lượng đầu vào của hệ đào tạo ........................................54
Biểu đồ 3.3 Trình độ chuyên môn giáo viên....................................................58
Biểu đồ 3.3 Trình độ chuyên môn giáo viên....................................................58
Biểu đồ 3.5 Độ tuổi của cán bộ quản lý...........................................................59
Biểu đồ 3.6 Độ tuổi của Giáo Viên..................................................................59
Biểu đồ 3.7 Độ tuổi của nhân Viên..................................................................59
Biểu đồ 3.8 Thâm niên cán bộ quản lý ............................................................60
Biểu đồ 3.9 Thâm niên Giáo Viên ..................................................................60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hoá chất (CCi) là nơi đào tạo nguồn
nhân lực duy nhất của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Nhà trường có nhiệm vụ
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật, trung cấp kinh
tế kỹ thuật, cao đẳng nghề và trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật theo quy định cơ
cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong
ngành, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Đứng trước những vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách đối với mỗi
quốc gia. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh
vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn.
Cạnh tranh quốc tế đòi hỏi phải tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng
hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Trong lĩnh vực kinh tế,
lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khóa để phát
triển nền kinh tế. Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực qua đào tạo
nói riêng là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh
doanh, là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, do đó việc quan tâm đến đào tạo
nguồn nhân lực hiện nay không chỉ riêng lãnh đạo các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp mà hiện nay cả nước nói chung đang bùng nổ nhu cầu học tập.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong Tập đoàn đều thiếu nguồn nhân lực
chất lượng cao. Đặc biệt là nhân sự quản lý và kỹ thuật. Việc tuyển dụng lao
động chất lượng cao cho ngành hóa chất gặp nhiều khó khăn vì tính chất lao
động độc hại của ngành hóa chất và thu nhập của ngành chưa hấp dẫn. Nhiều
doanh nghiệp đã phải hạ điều kiện tuyển dụng thì mới tuyển đủ nguồn nhân
lực cho các dự án mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Để góp phần thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực của tập đoàn
Hóa chất Việt Nam; thực hiện mục tiêu tổng thể phát triển của ngành Hóa
chất Việt Nam nói riêng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung, góp
phần đẩy nhanh sự nhiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc xây
dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất, trường
duy nhất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 là hết
sức cấp thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên sâu cho
ngành Hóa chất Việt Nam.
Với mong muốn đóng góp một phần vào việc thực hiện chiến lược đào
tạo của nhà trường trong thời gian tới, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải
pháp thực hiện chiến lược đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa
chất giai đoạn 2013 – 2017".
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chiến lược đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa
chất Lâm thao Phú Thọ thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, từ đó đề xuất
một số giải pháp để góp phần thực hiện tốt chiến lược đào tạo của nhà trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về
chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng.
- Nghiên cứu chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp
Hóa chất Lâm Thao Phú Thọ thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn
2013 – 2017 có tính đến năm 2020.
- Phân tích thực trạng các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc thực hiện
chiến lược đào tạo của trường, qua đó đề xuất các giải pháp để giúp lãnh đạo
trường chỉ đạo thực hiện tốt chiến lược đào tạo của nhà trường giai đoạn 2013
- 2017 có tính đến năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chiến lược đào tạo của Trường cao đẳng Công
nghiệp Hóa chất Lâm thao Phú Thọ thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và
các hoạt động đào tạo của nhà trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trong phạm vi trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất
Lâm Thao Phú Thọ thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và có điều tra, khảo sát
đánh giá của cán bộ quản lý từ tổ trưởng sản xuất, trưởng ca trở lên của Công
ty cổ phần Super phốt phát và Hóa chất Lâm thao Phú thọ và Công ty cổ phần
pin ắc quy Vĩnh Phú là các doanh nghiệp có số lượng đông sinh viên của
trường đã tốt nghiệp hiện đang công tác.
- Thời gian: Số liệu thống kê từ năm 2008- 2012.
- Nội dung: Đi sâu nghiên cứu thực tế các hoạt động đào tạo trong
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất theo các tiêu chí quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng nhằm
thực hiện chiến lược đào tạo của trường đã đề ra, cụ thể là:
1 - Sứ mạng và mục tiêu của trường.
2 - Tổ chức và quản lý.
3 - Chương trình giáo dục.
4 - Hoạt động đào tạo.
5 - Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên.
6 - Người học ( học sinh,sinh viên).
7 - Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.
8 - Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác.
9 - Tài chính và quản lý tài chính.
10 - Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.