Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Tiêu Thụ Ở Doanh Nghiệp Nam Phương Thanh Oai Hà Tây
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập đã có sự chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước.Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại
Quốc tế WTO đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế, đã đem
lại rất nhiều thuận lợi và thời cơ phát triển đối với các Doanh nghiệp tuy nhiên,
cũng đặt ra không ít thách thức với các Doanh nghiệp trong nước.
Trong nền kinh tế thị trường, câu nói “ Khách hàng là thượng đế” nói lên
tầm quan trọng của khách hàng chính là điều kiện để Doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Các Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu của khách hàng và
đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt nhất. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm
có vai trò rất quan trọng, đây là khâu cuối cùng và cũng là khâu chi phối mạnh
mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi hoạt động tiêu thụ thực hiện tốt
thì quá trình sản xuất kinh doanh mới diễn ra liên tục nhịp nhàng, doanh nghiệp
mới có doanh thu, có lợi nhuận từ đó mới có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
Vì vậy không ngừng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, nâng cao hiệu quả của
hoạt động tiêu thụ là yêu cầu cấp thiết của bất kỳ một Doanh nghiệp nào.
Doanh nghiệp Nam Phương - Thanh Oai - Hà Tây là một đơn vị sản xuất
kinh doanh đồ gỗ nội thất cao cấp được thành lập có nhiệm vụ sản xuất và cung
ứng các loại sản phẩm gỗ nội thất cho nhu cầu của nền kinh tế. Trong những
năm vừa qua Doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào sản xuất mà còn rất quan
tâm đến việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp Nam Phương đã
chứng tỏ được năng lực sản xuất kinh doanh của mình và luôn đảm bảo làm ăn
có lãi. Tuy nhiên với phương hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì
nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ là hết sức cần thiết.
Sau một thời gian thực tập ở Doanh nghiệp Nam Phương, kết hợp với
những lý thuyết đã được giới thiệu trong quá trình học tập em đã chọn đề tài
2
“ Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ ở Doanh nghiệp Nam
Phương - Thanh Oai - Hà Tây”
- Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là: Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm
sản xuất kinh doanh và tình hình hoạt động công tác tiêu thụ sản phẩm,đề xuất
giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp Nam Phương - Thanh Oai - Hà Tây .
- Kết cấu khoá luận :
Phần I: Cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp
Phần II: Đặc điểm cơ bản và tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Phần III: Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Doanh
nghiệp
Phần IV: Một số giải pháp đề xuất góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của Doanh nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Văn Đệ người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đồng thời cho tôi
gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các anh chị phòng kinh doanh, phòng kế toán
và các nhân viên trong Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi
nhiều kinh nghiệm thực tế và có những đóng góp quý báu trong quá trình thực
hiện đề tài.
Sinh Viên
Nguyễn Thị Kim Oanh
3
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Để thực hiện được mục tiêu kinh tế xã hội của mình mỗi Doanh nghiệp
công nghiệp phải xác định được danh mục và cơ cấu sản phẩm hợp lý để sản
xuất đồng thời đi liền với nó là việc tổ vhức những biện pháp để “đưa” sản
phẩm đó tới người tiêu dùng. Quá trình đó được gọi là hoạt động tiêu thụ sản
phẩm Nói một cách khác hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là cầu nối trung
gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy thực chất của hoạt động
tiêu thụ sản phẩm chính là hoạt động bán hàng.
Thước đo hiệu quả hoạt động tiêu thụ được tính bằng các chỉ tiêu như:
Doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận của hoạt động tiêu thụ …Thúc đẩy tiêu thụ cũng
đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, tăng cường hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh . Trong một môi trường kinh doanh đầy
biến động, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi Doanh
nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và phát triển công tác tiêu thụ của mình.
Trong thực tế quản trị kinh doanh, người ta sử dụng nhiều khái niệm khác nhau
về tiêu thụ sản phẩm.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hình thái
vật chất sang hình thái giá trị của sản phẩm. Theo quan điểm này, sản phẩm
hàng hoá được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Quá trình
tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng hoá vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm từ
việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức mạng lưới bán hàng,
xúc tiến bán hàng với một loạt các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi
bán hàng…nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa rộng hay hẹp thì hoạt động bán hàng chỉ diễn ra khi người
mua và bán có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau thoả mãn các điều kiện sau:
4
Người bán Người mua
Có cung hàng hoá
Có cầu tương ứng để thoả mãn
nhu cầu khac
Sẵn sàng bán với những điều
kiện nhất định
Có cầu hàng hoá tương ứng
Có khả năng thanh toán
Sẵn sàng mua với những điều
kiện nhất định
2. Vai trò và ý nghĩa của công tác thúc đẩy tiêu thụ
a. Vai trò
Công tác tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Nó có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Vai trò
của công tác tiêu thụ hội tụ ở các điểm sau :
- Chuyển sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, kết thúc
một vòng luân chuyển vốn.T – H – SX – H’ – T’. Công tác tiêu thụ giúp
chuyển từ H’ sang T’. Thúc đẩy tiêu thụ sẽ đẩy nhanh quá trình chu chuyển làm
cho quá trình diễn ra nhanh hơn.
- Xác định và hoàn thiện tính hữu ích của sản phẩm. Sản phẩm tung ra
thị trường với mong muốn thoả mãn được một nhu cầu nào đó. Khi được thị
trường chấp nhận sản phẩm tức là tính hữu ích của sản phẩm được xác định.
Đồng thời cũng chính trong quá trình tiêu thụ mà sản phẩm không ngừng được
hoàn thiện.
- Đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, người lao động quyết định sự
tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
- Xét về mặt xã hội hoạt động tiêu thụ giúp cân bằng giữa cung và cầu
trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, góp phần bình ổn xã hội đồng thời có vốn
để tích luỹ tái sản xuất mở rộng.
b. Ý nghĩa
Đối với Doanh nghiệp :
5
- Nâng cao hệ số đảm nhận của vốn lưu động, tăng vòng quay của vốn
lưu động, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
- Tăng uy tín, vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường, tăng khả năng
cạnh tranh
- Gián tiếp nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh
- Cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Đối với nhà nước :
- Tăng nguồn thu ngân sách từ thuế
- Kích thích các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân
- Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
3.Nội dung chính của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
3.1.Nghiên cứu thị trường
Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán hàng hoá và dịch vụ. Nghiên cứu thị trường là việc làm hết sức cần
thiết, đầu tiên đối với mỗi Doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh. Vì thị trường
không bất biến mà nó luôn biến động, chứa đựng nhiều rủi ro bất trắc và
thường xuyên thay đổi không ngừng.
Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu thị trường là:
- Nhằm phát hiện ra quy luật vận động của giá cả, cung cầu về loại sản
phẩm mà Doanh nghiệp sẽ kinh doanh hoặc đang kinh doanh .
- Xác định được thị trường tiềm năng, thị trường phù hợp với các loại
sản phẩm mà Doanh nghiệp cung cấp.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp, qua đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với Doanh nghiệp .
Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một thị trường tiêu thụ
thích hợp để đạt được hiểu quả kinh doanh cao nhất. Thị trường mục tiêu là thị
trường mà Doanh nghiệp có thể bán được hàng hoá, dịch vụ của cơ sở có thể
có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh khác.
6
- Các bước tiến hành nghiên cứu thị trường thị trường
Bước 1: Thu thập thông tin
+ Về cung hàng hoá trên thị trường: Số lượng cung, tỷ lệ của Doanh nghiệp,
tính chất thời vụ của sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm, các sản phẩm thay thế
+ Về cầu hàng hoá trên thị trường: Nhu cầu thực sự của hàng hoá, xu hướng
biến động của cầu trong từng thời kỳ, từng khu vực, Nghiên cứu các chỉ tiêu
liên quan như: dân số, thu thập, thị hiếu…
+ Về giá cả trên thị trường: Sự co giãn của cầu đối với giá, sự hình thành giá,
các nhân tố tác động và diễn biến của giá cả
+ Về tình hình cạnh tranh trên thị trường: Số lượng đối thủ cạnh tranh, các
chính sách bán hàng của đối thủ cạnh tranh
Bước 2 : Tổng hợp và sử lý thông tin
Saukhi thông tin đã thu thập đầy đủ thì cần phải xử lý thông tin tập trung
chủ yếu vào các nội dung sau :
- Khách hàng của Doanh nghiệp là ai ? họ mua hàng ở đâu ?
- Nhu cầu của khách hàng như thế nào ?
- Đặc tính hàng hoá mà họ yêu cầu ?
Bước 3 : Ra quyết định
Việc ra quyết định thông tin là khâu quan trọng trong phương án kinh
doanh của Doanh nghiệp, khâu này quyết định hoàn toàn đến sự thành bại của
hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy trước khi ra quyết định cần phải phân
tích thông tin chính xác và kịp thời trong kinh doanh .
3.2. Các chính sách về tiêu thụ sản phẩm
a. Chính sách về sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ. Chiến lược
sản phẩm bảo đảm cho sản xuất kinh doanh đúng hướng và gắn bó chặt chẽ
giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của Doanh nghiệp nhằm thực
hiện các mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
Các chính sách về sản phẩm: