Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
89
Kích thước
519.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1615

Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1

Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố

Hà Nội........................................................................................................................3

I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu

hút FDI vào Hà Nội....................................................................................................3

1.Điều kiện tự nhiên...................................................................................................3

2.Điều kiện kinh tế xã hội:.........................................................................................4

II. Một số vấn đề lý luận về FDI...........................................................................7

1.Khái niệm...........................................................................................................7

2. Đặc điểm. ..............................................................................................................7

3. Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia..............................................................8

III. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước.........................9

1.Đánh giá tình hình ĐTNN tại việt nam những năm qua...........................................9

2. Xu thế Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây...................21

3 Triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới...............................................23

II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội...............24

1. 1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội phân

theo giai đoạn...........................................................................................24

2.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự án................................29

3.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác. ..............................32

4.Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư.............................................36

5. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành..............................38

III. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội............40

1. Thành công trong thu hút FDI ..........................................................................41

1. 1.1.FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển...............41

1.2. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế.....................43

1.3. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động..............45

1.4.Tạo và tăng thu ngân sách cho thành phố ...........................................................46

1.5.FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế,

góp phần tăng nhanh năng suất lao động .................................................................47

1.6. FDI làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc

tế 48

2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài.................................................................................................................51

2.1. Những hạn chế...................................................................................................51

2.2.Nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút FDI vào Hà Nội...........54

Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội........................................58

I. Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước

ngoài của xã hội Hà Nội thời gian tới.....................................................................58

1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội thời gian tới........58

1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010.................................................58

1. 2. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006-

1010.........................................................................................................................59

1. 3. Định hướng phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2010...................................60

1. 4. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài :...............................................62

2. Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới......................................63

2.1. Quan điểm thu hút FDI.....................................................................................63

2.2. Định hướng thu hút FDI của Hà Nội trong thời gian tới.....................................64

3. Những thuận lợi và khó khăn của Hà Nội trong quá trình thu hút FDI........65

3.1. Những yếu tố thuận lợi......................................................................................65

3.2. Những thách thức..............................................................................................67

II. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội. ..................................70

1.Một số giải pháp về phía Nhà nước.....................................................................70

1.1 Về pháp luật, chính sách:....................................................................................70

1. 2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN:..................................................71

1.3. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT:............................................................72

1. 4. Giải pháp về lao động tiền lương......................................................................73

2

1.5. Giải pháp về thuế...............................................................................................73

2.Giải pháp từ phía Hà Nội......................................................................................74

2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch..........................................................................75

2.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính......................................................................76

1. 2.3 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư ................................................77

2.4 Phát triển các dịch vụ tư vấn..............................................................................79

2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước ............................................................80

2.6. Nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của Thành phố..........................................80

2.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................................................81

2.8. Khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân......................................82

2.9. Các hỗ trợ khác................................................................................................83

KẾT LUẬN....................................................................................................84

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình hội nhập, thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đến tăng trưởng

kinh tế bền vững, kể cả đối với các nước đang phát triển cũng như đối với các nứoc

phát triển. Với những lợi ích thu đựơc từ FDI cho cả hai phía( bên đầu tư và bên

nhận),FDI đã mở ra các cơ hội hợp tác và hội nhập cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần

đảm bảo nguồn lực lâu dài và có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế bền vững.FDI giữ

vai trò to lớn và khá toàn diện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước tiếp

nhận đầu tư.Thu hút ngày càng nhiều FDI trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ

đạo của nhiều quốc gia.

Nước ta đang trong giai đoạn CHN - HĐH nên việc đẩy nhanh thu hút đầu tư

nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan

trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp nước ta đạt được những thành tựu

to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Khai thác và sử dụng tốt vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, tạo công ăn việc

làm cho người lao động, tạo ra hàng hóa để xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và cân bằng

cán cân thanh toán...

Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm

đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục,

kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.Hà Nội đã và đang nỗ lực cải thiện môi

trường đầu tư để đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong những

năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được nhiều thành tựu quan

trọng và có ý nghĩa, thực hiện được các mục tiêu thành phố đặt ra như bổ sung nguồn

vốn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đóng

góp vào ngân sách,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH...Hà Nội đã trở

thành địa phương đứng thứ hai trong cả nước về thu hút FDI tính từ năm 1989 đến

nay.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đáp ứng được

yêu cầu phát triển và hiệu quả sử dụng chưa cao. Chính vì vậy, để nhìn lại những

4

thành quả đã đạt được và tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà

Nội, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Hà Nội”.

Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài của Hà Nội và những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế và nguyên

nhân của nó. Từ đó đưa ra một số giải pháp về phía nhà nước nói chung và một số

giải pháp của Hà Nội dựa trên tình hình cụ thể của địa phương nhằm thu hút ngày

càng có hiệu quả FDI.

Nội dung của đề tài có kết cấu gồm 2 chương :

Chương I : Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội.

Chương II : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào Hà Nội.

Đề tài được hoàn thành nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn

nhiệt tình của TS Vũ Kim Toản. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ có hạn nên đề tài

này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, mong nhận được lời nhận

xét, phê bình khách quan của thầy. Em xin chân thành cảm ơn !

Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố

Hà Nội.

I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu

hút FDI vào Hà Nội.

2. Điều kiện tự nhiên.

Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu

não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh

tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

Là nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định, được Unesco trao tặng “ Thành phố

vì hoà bình” Hà nội có lợi thế rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư, như lầ Hà nội

có những đặc thù : cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, văn hoá phát triển hơn; có nguồn

nhân lực chất lượng cao hơn; tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp hơn; tập trung

nhiều tổ chức kinh tế xã hội, nghề nghiệp hơn v.v.. đây là những lợi thế quan trọng

của Hà Nội sau khi gia nhập WTO. Những lợi thế này sẽ giúp Hà Nội có thể gia tăng

thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội hơn,và do vậy sẽ phát triển hơn.Hà Nội

nằm trên châu thổ Sông Hồng là trung tâm của miền Bắc Việt nam là nơi hội tụ nhiều

điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại giao dịch quốc tế và du lịch.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o

53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh:

Bắc Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở

phía nam và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất

từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km.

Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia

Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông

Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí

và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học

và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu

nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong

vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào

và có nhiệt độ cao. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt

6

của hai mùa nóng, lạnh. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và

tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.

Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng, được bồi tích phù sa dầy của phù sa đệ

tứ trung bình là 90-120 m. Vùng đồi núi của Hà Nội và vùng phụ cận có thể tổ chức

nhiều loại du lịch và phát triển chăn nuôi… Ở phía Bắc và Tây – Tây Bắc của Thủ

đô có điều kiện và diện tích rất thuận lợi cho việc phân bố công nghiệp đẻ giãn bớt sự

tập trung quá mức cho nội thành và liên kết hình thành vùng phát triển ở Bắc Bộ.

Nguồn nước ngầm của Hà Nội tương đối dồi dào (Hà Nội có khả năng khai thác

nước ngầm khoảng 1triệu m3/ngày đêm), có thể đáp ứng nhu cầu đời sống và sản

xuất kinh doanh với qui mô lớn.Hà nội có 36 nhà máy nước, nguồn cung cấp nước rất

dồi dào, ổn định từ song hồng và song đuống đảm bảo phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt

và sản xuất,đặc biệt là sản xuất công nghiệp.Nguồn nước mặt và nước ngầm tương

đối dồi dào. Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước

phục vụ sản xuất công nghiệp.Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài:

0.43USD/m3. Giá nước dùng cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2

USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3.

Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt, nơi qui tụ nhiều đới kiến tạo. khoáng sản của Thủ

đô Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên tổng diện tích khoảng

32000 km2 của Hà Nội và vùng phụ cận đã pát hiện trên 500 mỏ và diểm quặng của

gần 40 loại khoáng sản khác nhau, Nhiều loại có trữ lượng và chất lượng có thể đáp

ứng nhu cầu xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế - công nghiệp của Hà Nội .

3. Điều kiện kinh tế xã hội:

Hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển. Các loại hình giao thông như đường bộ,

đường sắt, đường thuỷ, đường hang không đồng bộ đã hình thành nên mạng lưới giao

thông vận tải rộng khắp nối liền các tỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các

nước trên thế giới. Đặc biệt là cảng hang không quốc tế nội bài là trung tâm không

lưu của khu vực vận tải hang không phía bắc với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa

một ngày, phục vụ 1.5 triệu lượt khách mỗi năm. Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam, quốc

lộ 5 nối liền cảng biển quốc tế Hải Phòng với Hà Nội. Cảng khuyến lương và cảng

Phà Đen cho phép tàu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng. Là đầu mối của 5 tuyến

đường sắt, trong đó có 2 tuyến quốc tế, khoảng 50-60% lượng hang hoá cung cấp cho

Hà Nội, 30-40% lượng hang hoá của HN đi tới các vùng khác trong cả nứơc được

vận chuyển bằng đường sắt.

Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy thuỷ điện hoà bình và nhà máy nhiệt điện Phả

Lại, mạng lưới điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện

liên tục, ổn định. Mạng lưới viễn thông đựơc trang bị hiện đại, hoà mạng với hệ

thống viễn thông toàn cầu. Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung

cấp ổn định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09

USD/KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.

Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp

quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3

USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều vào cuối năm 2002

khi Việt nam có được vệ tinh riêng của mình.

Là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức

quốc tế, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối

ngoại.

Về tiềm lực tài chính, Hà Nội đứng thứ hai của cả nước về tiềm năng và thực tế

huy động các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội ,bao gồm cả vốn trong

nước và ngoài nước , vốn ngân sách và ngoài ngân sách, vốn tập trung và phi tập

trung, vốn dài hạn và ngắn hạn…

Nguồn vốn của Hà Nội gồm có :

+ Nguồn vốn bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.

+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

+ Nguồn tài chính huy động từ hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng.

+ Nguồn tài chính huy động từ phát hành trái phiếu.

+ Nguồn tài chính do bản thân các đơn vị kinh tế tự huy động.

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

+ Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Vốn huy động trong nước và vốn từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội Hà Nội trong những năm qua đều có mức tăng đáng kkể. Giai đoạn 1996 – 1998 :

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!