Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG MỨC LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH
Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐÀM QUANG VINH
Sinh viên thực hiện : TRẦN ANH TUẤN
Lớp : QTKDQT
Khóa : K 45
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội 04 - 2007
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Anh Tuấn.
Sinh viªn lớp: Quản trị Kinh doanh Quốc tế 45
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển
công nghệ Detech, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu của công ty, và để
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tôi có tham khảo một số tài liệu
khác cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Đàm Quang Vinh.
Nghiên cứu khoa học là một vấn đề có tính chất kế thừa, tìm tòi, và
nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên là thành quả của chính tôi
và không sao chép cũng như liên quan đến một đề tài nào khác tương tự.
Có gì không đúng với những điều đã nói trên tôi xin hoàn toàn chiụ trách
nhiệm .
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007
Sinh viên
Trần Anh Tuấn.
2
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
2
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LỜI NÓI ĐẦU
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có
vững thì nền kinh tế của một đất nước mới mạnh. Để tồn tại và phát triển bền
vững, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu vươn lên tự
khẳng định mình và tìm cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong nền kinh tế.
Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả thông
qua việc tối thiểu hoá các chi phí bỏ ra và tối đa hoá lợi nhuận thu về, nhất là
trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay. Do đó vấn đề nâng cao lợi
nhuận càng trở nên bức bách đòi hỏi các nhà quản trị tài chính tại mỗi một
doanh nghiệp phải hơn bao giờ hết đưa ra những phương án, chiến lược kinh
doanh tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bởi như ta đã
biết, lợi nhuận là sự phản ánh rõ nét và sinh động nhất hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển. và tăng trưởng kinh tế.
Trước thách thức đó, ngành sản xuất và kinh doanh xe đạp, xe máy cũng
có những thuận lợi và khó khăn nhất định đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong
ngành phải nỗ lực phát triển theo nhịp độ phát triển của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng trên của lợi nhuận, sau một quá trình
học tập tại đại học kinh tế quốc dân và thực tập tại công ty cổ phần hỗ trợ và
phát triển công nghệ Detech, được sự huớng dẫn tận tình của thầy giáo Đàm
Quang Vinh, các cô chú trong công ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
giải pháp tăng mức lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ
phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech” làm bài luận văn tốt nghiệp để
tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn.
3
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
3
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Nội dung bài luận văn gồm những phần chính sau:
Chương 1: Những luận điểm chung về nhập khẩu,Lợi nhuận và khả
năng tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ
phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nhập khẩu tạo tăng
lợi nhuận tại công ty cổ phần hỗ trợ và phát triển công nghệ Detech.
4
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
4
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG 1
NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU,LỢI NHUẬN
VÀ KHẢ NĂNG TĂNG LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu,lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1.một số luận điểm cơ bản về nhập khẩu.
1.1.1.1)Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
Trước khi hiểu về hoạt động nhập khẩu tìm hiểu sơ qua về thương mại
quốc tế là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau
(trong đó đối tượng trao đổi thường vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc
gia), thông qua hoạt động mua bán lấy tiền làm môi giới. Đây là một trong những
hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong những năm vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với
phần lớn các nền kinh tế thế giới. Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương
mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của một
nước với tổng sản lượng của nước đó. Trên thế giới, nhiều nước có chỉ số này lớn
hơn 100% (chẳng hạn như Singapore), tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt
qua giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong quá trình
lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung trên phạm vi toan
thế giới, trong đó nghiệp vụ nhập khẩu la một nghiệp vụ hết sức quan trọng.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, mà hàng hoá và
dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác.
Hoạt động này tạo ra xu hướng hợp tác hoá toàn cầu, các nước có điều kiện
liên kết, hợp tác kinh tế, đồng thời phát huy được thế mạnh và tận dụng được lợi
thế của nước khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của nước mình.quá
trình nhập khẩu hàng hoá là quá trình mua hàng hoá từ nước ngoài theo các hợp
5
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
5
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
đồng kinh tế đã ký kết, sau đó tổ chức tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước.
Như vậy, được coi là hoàn thành nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu phải trải qua
hai giai đoạn: Mua hàng nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu.
1.1.1.2) Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu:
- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vòng luân chuyển bao giờ cũng
chậm hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước do phải thực hiện 2 giai
đoạn Mua và Bán.
Đối với hoạt động nhập khẩu là mua của nước ngoài và bán cho thị
trường trong nước.
Do đó để xác định hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta chỉ xác
định khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng, hay khi thực hiện xong một
thương vụ ngoại thương.
- Việc kinh doanh nhập khẩu với nước ngoài đều phải thông qua các hợp
đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định thư và phải được nhà nước (Bộ thương
mại) cấp hạn ngạch (quota)
- Mô hình kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại khác nhau và kinh
doanh nhiều loại hàng hoá - vật tư khác nhau như: xăng dầu, thiết bị, rau quả
tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ...
- Thời điểm nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán thường có khoảng
cách dài.
- Phương thức thanh toán chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng thư
tín dụng.
- Hai bên Mua, Bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán
kinh doanh khác nhau. Do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh, tập quán kinh
doanh của 2 nước và luật thương mại quốc tế.
- Điểm nổi bật của hàng nhập khẩu là hàng hoá bao giờ cũng được đóng gói
nguyên đai nguyên kiện, bên ngoài có ghi các ký hiệu mã để thuạn tiện cho
6
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
6
Chuyên đề thực tập ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
việc giao nhận, vận chuyển, trừ một số hàng rời không đóng gói được sẽ có
quy định riêng. Mặt khác, hàng nhập khẩu luôn được giao nhận theo từng lô
và dứt điểm theo từng chuyến hàng, do đó việc theo dõi và quản lý hàng nhập
khẩu có nhiều thuận lợi. ở Việt Nam, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu
nói riêng từ lâu đã được coi là một hoạt động không thể thiếu trong nội dung
của các hoạt động kinh tế đối ngoại, là một phương tiện quan trọng để phát
triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào mục tiêu
đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu không có nguồn bổ sung kỹ
thuật tiên tiến thành một nước sản xuất nông nghiệp hiện đại, năng suất lao
động cao, quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hoá không phải là
con đường chính để phát triển một nền kinh tế thị trường, trái lại muốn thực
hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước, nước ta cần phải thực hiện
chính sách thay thế hàng nhập khẩu trong chiến lược phát triển lâu dài của
mình. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhập khẩu trong việc
phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
1.1.2. Các phương thức và hình thức kinh doanh nhập khẩu.
1.1.2.1. Phương thức nhập khẩu.
Hiện nay doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành
theo phương thức sau:
- Nhập khẩu theo Nghị định thư: Là phương thức kinh doanh mà ở đó các
doanh nghiệp chỉ được phép mua các mặt hàng có tên trên các điều khoản ghi
trên Nghị định thư. Chính phủ ta và chính phủ nước ngoài ký kết những nghị
định thư và Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một
số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo
phương thức này ít, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt.
- Nhập khẩu ngoài nghị định thư (Nhập khẩu tự cân đối): Là phương thức hoạt
7
SV: Trần Anh Tuấn Lớp: QTKD Quốc tế K45
7