Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Kinh Doanh Cam Sành Trên Địa Bàn Huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, Ngày 05 tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện
Lục Thị Vƣợng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân;
các Thầy, Cô giáo của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt những kiến
thức xã hội, kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá về lý luận, lý thuyết và
kiến thức thực tiễn. Những kiến thức hữu ích đó sẽ luôn hỗ trợ em trong suốt
quá trình công tác sau này.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến Quý Thầy, Cô giáo của
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Hà đã tạo
điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu để em có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các đồng chí lãnh đạo Huyện
ủy; Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân; các Phòng, Ban chuyên môn; Ủy ban
nhân dân các xã, thị trấn. Cảm ơn các Anh, Chị, Em trong cơ quan, bạn bè, gia
đình và một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Yên, đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi
những sơ suất, thiếu xót, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn đọc để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện hơn./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên thực hiện
Lục Thị Vƣợng
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT KINH DOANH CAM SÀNH ............................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất kinh doanh Cam sành ....................... 4
1.1.1. Một số khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất kinh doanh ............. 4
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................ 5
1.1.3. Đặc điểm sản xuất, phát triển kinh doanh cây Cam sành ...................... 6
1.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây ăn quả Cam sành ................................ 8
1.1.5 . Nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất Cam sành......................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
1.2.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh cam trên thế giới................................. 15
1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh cam ở Việt Nam .................................. 17
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở tỉnh Tuyên Quang..................... 26
1.2.4. Kinh nghiệm rút ra từ cơ sở luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
kinh doanh Cam sành ...................................................................................... 27
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 28
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội........................................................... 28
iv
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ...................................................................... 32
2.1.3. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tình hình
phát triển sản xuất kinh doanh Cam sành nói riêng trên địa bàn huyện............. 40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 41
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 41
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu................................................... 43
2.2.3. Phƣơng pháp tính toán và tổng hợp số liệu........................................... 43
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích.......................................................................... 43
2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo................................................. 44
2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 44
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 46
3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh cam sành tại huyện Hàm Yên .............. 46
3.1.1. Về tổ chức sản xuất............................................................................... 46
3.1.2. Về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh ......................................... 47
3.1.3. Về sử dụng giống và cơ cấu giống........................................................ 48
3.1.4. Về tiêu thụ và thị trƣờng tiêu thụ .......................................................... 49
3.1.5. Về chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng............................... 50
3.1.6. Kết quả phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong 5 năm 2010-
2015................................................................................................................. 53
3.1.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cam.................................. 56
3.1.8. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của cây cam sành tại vùng nghiên cứu. 60
3.1.9. Hiệu quả từ việc trồng cam so với các loại cây trồng khác.......................... 62
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất Cam sành huyện Hàm Yên..... 62
3.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 62
3.2.2. Giống ...................................................................................................... 62
3.2.3. Kỹ thuật thâm canh .................................................................................. 63
v
3.2.4. Chi phí đầu tƣ sản xuất............................................................................. 63
3.2.5. Thị trƣờng................................................................................................ 64
3.2.6. Cơ chế chính sách ................................................................................. 67
3.2.7. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất
KD cam sành Hàm Yên..................................................................................... 67
3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cam sành giai đoạn
2016-2020........................................................................................................ 72
3.3.1. Về quy hoạch........................................................................................... 72
3.3.2. Về đất đai ................................................................................................ 73
3.3.3. Về giống.................................................................................................. 75
3.3.4. Về kỹ thuật và khoa học công nghệ........................................................... 75
3.3.5. Nhóm giải pháp về tiêu thụ sản phẩm........................................................ 80
3.3.6. Về cơ sở hạ tầng....................................................................................... 83
3.3.7. Về cơ chế chính sách................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CP Chính phủ
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN Khu công nghiệp
TTg Thủ tƣớng chính phủ
VAC Vƣờn ao chuồng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam trên thế giới năm 2013 16
1.2 Diện tích cam ở các vùng trên thế giới năm 2008-2013 17
1.3 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2008 - 2013 19
1.4 Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2001-2008) 25
2.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 33
2.2 Một số chỉ tiêu so sánh của huyện Hàm Yên với tỉnh Tuyên Quang 34
2.3 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp huyện Hàm Yên giai đoạn
2008 - 2015
36
2.4 Tình hình biến động dân số qua một số năm 38
3.1 Số liêu cơ bản của các hộ điều tra tại 3 điểm điều tra 57
3.2 Chi phí bình quân tích cho 1 ha cam sành giai đoạn trồng mới và
kiến thiết cơ bản
58
3.3 Biểu chi tiết chi phí cho vƣờn cam kinh doanh tại vùng điều tra
năm 2014 (Tính cho 1,0 ha/1 năm)
59
3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây cam sành năm 2015 60
3.5 Hiệu quả sản xuất cam so với 3 loại cây trồng khác 62
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2015 32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có
tổng diện tích đất tự nhiên 90.054,60 ha và 121.634 nhân khẩu, có điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây cam sành, đây là
loại cây bản địa đã đƣợc trồng từ nhiều đời nay tại huyện Hàm Yên và là một
trong những loài cây trồng thế mạnh của huyện, có giá trị kinh tế, mang lại
nguồn thu nhập cao và ổn định cho ngƣời dân, giúp xoá đói giảm nghèo, giải
quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát
triển nền kinh tế của huyện.
Năm 2007, huyện Hàm Yên đã lập các thủ tục trình Cục sở hữu trí tuệ,
Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam xác lập và xây dựng thành công thƣơng
hiệu “Cam Sành Hàm Yên”. Sau khi đƣợc công nhận Cam Sành Hàm Yên đã
dần khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng, cụ thể năm 2012 đã
công bố tiêu chuẩn cơ sở Cam Sành Hàm Yên và đƣợc chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 1973:2007 và sản phẩm Cam sành Hàm Yên
đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn là một trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam;
Năm 2013, Cam sành Hàm Yên đƣợc bình chọn trong Top 10 Thƣơng hiệu -
Nhãn hiệu nổi tiếng; Năm 2014, đƣợc tôn vinh là một trong những sản phẩm
nông nghiệp tiêu biểu; Năm 2015, đƣợc Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam trao giải “Thƣơng hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”.
Tính đến hết năm 2015, diện tích cam toàn huyện đạt trên 4.881 ha, tạo thành
vùng sản xuất tập trung trên địa bàn 13 xã, thị trấn. Có thể nói cây cam đã
giúp nông dân của huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và là một trong những
cây chủ lực trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp về phát triển kinh tế và là
một trong các giải pháp phát triển kinh tế rất quan trọng trong việc thực hiện
định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ tại địa phƣơng.
2
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015
- 2020 xác định cây cam sành là cây kinh tế chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp của huyện. Tuy nhiên hiện nay, việc phát triển vùng cam chƣa thực sự
tƣơng xứng với tiềm năng của huyện, sản phẩm chƣa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
nên giá trị sản phẩm mang lại chƣa cao; khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn
hạn chế, chƣa có sự gắn kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ... Đó chính là
thách thức trong giữ gìn thƣơng hiệu Cam Sành Hàm Yên.
Trƣớc tình hình thực tế tại địa phƣơng, với vị trí công tác của bản thân để
phát huy tốt thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ
hội thị trƣờng của địa phƣơng; khắc phục những hạn chế trong quá trình phát
triển và giữ vững thƣơng hiệu Cam Sành Hàm Yên trong thời gian tới tôi lựa
chọn “Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh Cam sành trên
địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh cây Cam sành tại huyện Hàm
Yên giai đoạn 2010- 2015, trên cơ sở đó xác định các yếu tố hạn chế và đề
xuất các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh Cam sành cho giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển cây cam sành trên địa bàn huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích đƣợc thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh của các hộ
gia đình, các trang trại trồng Cam sành tại Huyện Hàm Yên.
- Đề xuất định hƣớng và các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển sản
xuất kinh doanh Cam sành trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.