Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp TNTM Tiến Việt giai đoạn 2012 - 2015
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Kim Thanh
Trang 1
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu. Nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn
lực trong quá trình tái sản xuất nhằm mục tiêu kinh doanh với chi phí bỏ ra ít
nhất mà đạt hiệu quả nhất.
Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: hiệu quả xã hội và
hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế: là kết quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt
động kinh doanh. Nó mô tả tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã
đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế
được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một
chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh
nghiệp. Cụ thể là:
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt
được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích
thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ
thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ
đó có thể tính toán so sánh được, nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi
nhuận, doanh thu... Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp
theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại DN TNTM Tiến Việt
giai đoạn 2012 - 2015
Trang 2
xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả
kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ
quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được
trong các trường hợp sau: kết quả tăng, chi phí giảm và kết quả tăng, chi phí
giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả.
Nói tóm lại ở tầm vi mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các
mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản
xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào... Đồng
thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo
ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản
để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự
phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị:
Hiệu quả xã hội: là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu
xã hội của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đã đạt được
của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường.
Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp TNTM – DV thường biểu hiện qua
mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội, giải quyết việc làm,
cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường sinh thái...
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau,
là hai mặt của một vấn đề. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần xem xét cả hai
mặt này một cách đồng bộ.
Hiệu quả kinh tế không đơn thuần là các thành quả kinh tế, vì trong
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Kim Thanh
Trang 3
kết quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt được hiệu quả xã hội. Tương
tự hiệu quả xã hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt
động kinh tế. Không thể có hiệu quả kinh tế mà không thể có hiệu quả xã hội,
ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ sở, nền tảng cho hiệu quả kinh tế xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa1
- Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đánh giá trình độ khai
thác và tiết kiệm các nguồn lực sẵn có.
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất.
- Sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao
- Trên cơ sở doanh nghiệp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm
tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả
năng cạnh tranh, tăng tích lũy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động.
1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động,
máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai
mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan
hiếm nguồn lực và ciệc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt
1
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/giao-trinh-ly-thuyet-thong-ke-chuong-7.776483.html
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại DN TNTM Tiến Việt
giai đoạn 2012 - 2015
Trang 4
để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh
nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực
của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Nói tóm lại “Hiệu quả sản
xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều
sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục
tiêu kinh tế của doanh nghiệp”.
1.2. Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.2.1.1. Quan điểm về mặt thời gian
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được
làm giảm hiệu quả khi xét trong thời kỳ dài, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất
trước không được làm hạ thấp hiệu quả chu kỳ sau.
1.2.1.2. Quan điểm về mặt không gian
Một doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không còn tùy thuộc
vào chỗ hiệu quả của hoạt động kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng như thế
nào đến hiệu quả kinh tế của cả hệ thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành
kinh tế này với các ngành kinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ
thống, giữa hiệu quả kinh tế với việc thực hiện các nhiệm vụ ngoài kinh tế.
Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức – kỹ
thuật nào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem xét
toàn diện. Khi hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền
kinh tế quốc dân thì mới được coi là hiệu quả kinh tế.
1.2.1.3. Quan điểm về mặt định tính
Trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp
đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Giành được hiệu quả cao
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Kim Thanh
Trang 5
cho doanh nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội.
Trong nhiều trường hợp, hiệu quả toàn xã hội lại là mặt có tính quyết định khi
lựa chọn một giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa hoàn toàn được
thỏa mãn.
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu
quả của hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà
còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện hơn.
Cụ thể trong đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta cần phải quán
triệt một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Thứ nhất: Sự kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi
ích người lao động, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài... Trong đó, quan trọng
nhất là xác định được hạt nhân của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã từ đó
thỏa mãn lợi ích của chủ thể này tạo động lực, điều kiện để thỏa mãn lợi ích
của chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối tượng và mục đích cuối cùng. Nói
tóm lại theo quan điểm này thì quy trình thỏa mãn lợi ích giữa các chủ thể phải
đảm bảo từ thấp đến cao. Từ đó mới có thể điều chỉnh kết hợp một cách hài
hòa giữa lợi ích các chủ thể.
Thứ hai: Tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là
sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả của các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu
quả toàn doanh nghiệp.
Thứ ba: Tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan
điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, của địa
phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thứ tư: Thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm vụ
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại DN TNTM Tiến Việt
giai đoạn 2012 - 2015
Trang 6
kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước hết ta phải nhận thấy
rằng sự ổn định của một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó chính sự ổn định đó lại được quyết định
bởi mức độ thỏa mãn lợi ích của quốc gia. Do vậy, theo quan điểm này đòi hỏi
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ năm: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện
tại lẫn giá trị của hàng hóa. Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán và đánh
giá hiệu quả phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị. Ở đây mặt
giá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ
ra. Như vậy, căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá trị là
một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường.
1.2.1.4. Quan điểm về mặt định lƣợng
Hiệu quả kinh tế phải được thể hiện qua mối tương quan giữa thu chi
theo hướng tăng thu giảm chi. Điều này có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa
chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích.
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa
vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là
mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định
ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành
có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu
không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước.
Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có thể đạt được các chỉ tiêu về mặt
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh SVTH: Lê Thị Kim Thanh
Trang 7
kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm:
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính
xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh
nghiệp với nhau.
Sức sản xuất của vốn (ROE)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc
tạo ra doanh thu: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
ròng lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Lợi nhuận trên tài sản =
Lợi nhuận ròng
Tổng giá trị tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp dựa vào
khả năng kiếm lợi nhuận từ những tài sản hiện hữu của doanh nghiệp. Với một
đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự
sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (ROS)
Lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các
doanh nghiệp tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.