Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN công ty TNHH phân phối FPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH Phân Phối FPT
PHẦN GIỚI THIỆU
“ Văn hóa doanh nghiệp” đang là vấn đề được bàn luận sôi nổi của
những chuyên gia kinh tế và những nhà kinh doanh hiện nay. Nó được xem
như là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp và có tầm quan trọng lớn
đối với không chỉ công ty mà đối với cả nền kinh tế nói chung.
““Có bánh mỳ rồi mới nghĩ đến hoa hồng” - nhiều người nghĩ vậy.
Điều đó có thể đúng đối với loại “Triết lý sa lông” , nhưng không đúng trong
kinh doanh. Bởi vì nếu kinh doanh không dựa trên nền tảng văn hoá, triết lý
thì chưa chắc bạn đã có được “Bánh mỳ” chứ chưa nói đến “Hoa hồng“. Văn
hoá kinh doanh chính là để tạo ra “Bánh mỳ””.1
Khi làm đề án môn học em đã quan tâm đến vấn đề văn hóa doanh
nghiệp ( ký hiệu là VHDN), đặc biệt là VHDN của công ty cổ phần đầu tư
và phát triển công nghệ FPT. Tuy nhiên thời gian ngắn cộng thêm tư liệu
không đủ nên đề án môn học của em còn nhiều vấn đề cần xem xét để hoàn
thiện hơn. Sau này khi được thực tập tại công ty TNHH phân phối FPT _
một công ty chi nhánh của FPT, em quyết định sẽ nghiên cứu kỹ hơn vấn đề
này.
Tiếp cận vấn đề “Văn hóa doanh nghiệp” này có nhiều góc độ: có thể
là từ góc nhìn của nhà quản lý vĩ mô, của nhà quản lý doanh nghiệp, hay của
một nhân viên, của một khách hàng …đều cho ta những nhận định rất khác
nhau. Ở đây em sẽ nghiên cứu dưới góc độ của một nhà quản lý doanh
nghiệp. VHDN như một công cụ để quản lý, và kinh doanh.
1 http://www.chungta.com.vn/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/DoanhNghiep/Triet_ly_3_P_trong_van_hoa_kinh_doanh/
1
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH Phân Phối FPT
Trong chuyên đề thực tập này, em sẽ trình bày những vần đề chính
sau
Chương I: Cơ sở lý luận về Văn hóa doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng VHDN của công ty TNHH Phân phối FPT
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN công ty TNHH
phân phối FPT
2
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH Phân Phối FPT
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
3
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH Phân Phối FPT
I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
Dưới góc độ quản lý, văn hóa doanh nghiệp bao gồm các phương thức
tiến hành kinh doanh, quản lý kinh doanh, đàm phán với các đối tác, cách
giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong qúa trình kinh doanh như tổ chức
doanh nghiệp, tuyển dụng lao động…
Khái quát hơn, cái gì sẽ còn lại của doanh nghiệp khi bị bóc lớp vỏ ra
hoặc bị lãng quên đi. Đó chính là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng
nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành
các giá trị các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp và chi phối tình cảm nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành
viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu.
Trong một tọa đàm về chủ đề “ Đâu là hồn của doanh nghiệp” đã thu
hút được sự tham dự của rất nhiều các chuyên gia và các nhà quản trị cao
cấp của các công ty. Họ đều có thống nhất chung là VHDN chính là cái cốt
lõi của công ty và cùng nhau đi tìm một định nghĩa của VHDN.Nhấn mạnh
đến khía cạnh giá trị của VHDN, chuyên viên xã hội học Nguyễn Quang
Vinh cho rằng VHDN chính là cái làm nên cốt cách của doanh nghiệp, là
linh hồn của các doanh nghiệp, gắn kết mọi người lại với nhau trong những
mục tiêu chung và cung cách hành động chung.
Cũng đi thẳng vào bản chất của khái niệm, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung,
Công ty Artglass, cho rằng "VHDN là sự tạo ra các lợi ích hài hòa giữa chủ
doanh nghiệp với nhân viên, với khách hàng, với môi trường, xã hội, với cơ
quan nhà nước".
Cũng xác định VHDN là cái riêng của doanh nghiệp, ông Võ Tá Hân,
chuyên viên kinh tế, đang làm việc tại Singapore, trong một bài viết gửi đến
tham gia tọa đàm, dùng cụm từ "cá tính riêng biệt". Ông Hân phân tích: "Khi
4
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH Phân Phối FPT
tập hợp một nhóm người cùng đến với nhau để theo đuổi một mục đích
chung (kinh doanh), và sau khi sinh hoạt với nhau trong một thời gian thì
toàn nhóm nói chung sẽ thể hiện một cá tính riêng biệt mà ta hay gọi là văn
hóa công ty (corporate culture)". Trong tham luận của mình, ông Lê Hữu
Huy, Thạc sĩ quản trị kinh doanh, lại nhấn mạnh cả hai yếu tố phong cách và
bản sắc. Theo ông Huy, VHDN - nói một cách ngắn gọn - là thể hiện phong
cách và bản sắc doanh nghiệp.
Tóm lại, VHDN là một hệ thống các giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận
thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng
thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức và hành động của các
thành viên trong tổ chức.2
2. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp
Ta có thể hiểu nội dung của VHDN chính là những biểu hiện của nó như
rất nhiều các nghiên cứu của các chuyên gia hay những nhà quản trị nhìn
nhận.
Vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến tranh luận của các nhà chuyên môn.
Sau đây em xin trích dẫn một số ý kiến của các chuyên gia trong một diễn
đàn về VHDN.
“ VHDN là hệ thống giá trị tinh thần, là cái hồn của doanh nghiệp, vậy
phải chăng nó là vô hình, chỉ có thể cảm nhận chứ không có biểu hiện cụ
thể?.
Theo ông Lê Hữu Huy (thạc sĩ Quản trị kinh doanh), VHDN vừa hữu
hình vừa vô hình. Nó có thể được thể hiện qua một sản phẩm hay dịch vụ cụ
thể nhưng cũng có thể chỉ là cảm nhận rất chủ quan của một khách hàng hay
cộng đồng kinh doanh đối với doanh nghiệp. Với ông Vũ Quốc Tuấn thì
2 Nguyễn Mạnh Quân_ Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp_ NXB Lao động và
xã hội_2005
5
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện VHDN công ty TNHH Phân Phối FPT
VHDN không phải là cái gì vô hình, ngược lại, thể hiện rõ trong lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp: trong mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của
công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp (kể cả trong nội bộ doanh nghiệp và
với đối tác bên ngoài doanh nghiệp) và trong các hàng hóa và dịch vụ của
doanh nghiệp (từ mẫu mã, kiểu đáng đến nội dung và chất lượng).
Đi sâu phân tích các biểu hiện VHDN, ông Nguyễn Quang Vinh
(chuyên viên xã hội học) nêu lên sáu biểu hiện nằm trong một cấu trúc ba
tầng, đi từ bề mặt cho đến chiều sâu.
- Tầng bề mặt : đó là những sự việc và hiện tượng văn hóa có thể quan sát dễ
dàng như: 1. Cách trang trí doanh nghiệp, đồng phục, các khẩu hiệu, bài ca
của doanh nghiệp... 2. Các nếp ứng xử, các hành vi giao tiếp được chờ đợi.
- Tầng trung gian: đó là 3. Các biểu tượng của doanh nghiệp; 4. Các truyền
thuyết, giai thoại về các năm tháng gian khổ và vinh quang của doanh
nghiệp, về nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người
thủ lĩnh khởi nghiệp); 5. Các tập quán, nghi thức, các tín ngưỡng được thành
viên tin theo và tôn thờ (điều này thường thấy ở các doanh nghiệp người
Hoa)...
- Tầng sâu nhất: là 6. Các giá trị cơ bản và các triết lý kinh doanh mà doanh
nghiệp đang theo đuổi. Những giá trị này gắn liền theo những mức độ khác
nhau với hệ giá trị của văn hóa dân tộc.
Cũng phân làm ba tầng (lớp) như vậy, nhưng cách phân tích của bà
Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty L&A có khác. Theo đó lớp (1) được
gọi là các giá trị hữu hình (các biểu hiện như trên), lớp (2) gọi là các giá trị
được chấp nhận bao gồm những chiến lược, mục tiêu và các triết lý của
doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các vấn đề để thích ứng với bên
ngoài và hội nhập vào bên trong tổ chức, lớp (3) là các giá trị nền tảng định
6