Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG NGOẠI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................6
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại . .6
1.1.1. Khái niệm về cho vay của ngân hàng thương mại..................6
1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại....8
1.1.2.1. Đối với sự nghiệp phát triển kinh tế...................................8
1.1.2.2. Đối với bản thân ngân hàng................................................9
1.1.3. Các phương thức cho vay của ngân hàng thương mại.........10
1.1.3.1. phương thức cho vay từng lần..........................................13
1.1.3.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng..................17
1.2. Tổng quan về kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng
thương mại..........................................................................................21
1.2.1. Khái niệm về kế toán nghiệp vụ cho vay................................21
1.2.2. Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho vay....................................22
1.2.3. Chứng từ và tài khoản phản ánh kế toán nghiệp vụ cho vay
.............................................................................................................24
1.2.3.1. Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay................................24
1.2.3.2. Tài khoản phản ánh kế toán nghiệp vụ cho vay...............25
1.2.4. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay.......................................31
1.2.4.1. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay từng lần.................31
1.2.4.2. Nội dung kế toán nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín
dụng.................................................................................................35
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NỘI DUNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HƯNG YÊN.......................38
2.1. Khái niệm về tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng
ngoại thương hưng yên.......................................................................38
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển.............................................38
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.........................................................................41
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại
thương hưng yên................................................................................42
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn...................................................44
2.1.3.2. Hoạt động cho vay............................................................49
2.1.3.3. Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân
hàng ngoại thương hưng yên..........................................................54
2.2. Thực trạng nội dung nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh
ngân hàng ngoại thương hưng yên....................................................56
2.2.1. Các thủ tục hồ sơ.....................................................................56
2.2.2. Nội dung các nghiệp vụ trong kế toán nghiệp vụ cho vay.....59
2.2.2.1. Nghiệp vụ kế toán giai đoạn phát tiền vay.......................59
2.2.2.2. Kế toán nghiệp vụ thu nợ, thu lãi.....................................60
2.2.2.3. Kế toán nghiệp vụ gia hạn, chuyển nợ quá hạn...............62
2.2.2.4. Vấn đề về trả nợ gốc trước hạn.........................................63
2.2.2.5. Một số vấn đề cần quan tâm khác....................................64
2.3. Những đánh giá về nội dung nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi
nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên......................................65
2.3.1. Những kết quả đạt được..........................................................65
2.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.............................67
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG KẾ
TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN H ÀNG NGOẠI
THUƠNG HƯNG YÊN.................................................................................................69
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng ngoại
thương hưng yên.................................................................................69
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung kế toán nghiệp vụ
cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hưng yên..............69
3.2.1. Giải pháp về chứng từ.............................................................69
2
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
3.2.2. Giải pháp về khoản lãi chưa thu, hạch toán các khoản thu lãi
.............................................................................................................70
3.2.2.1. Lãi chưa thu.......................................................................70
3.2.2.2. Thu lãi................................................................................71
2.3.2. Giải pháp về phương thức cho vay và thu hồi vốn................71
3.2.3.1. Vấn đề về nợ trước hạn.....................................................71
3.2.3.2. Thực hiện đôn đốc thu nợ và lãi.......................................71
3.2.3.3. Thực hiện kế toán dự thu, dự trả.......................................72
3.2.4. Giải pháp về chuyển, xử lý nợ quá hạn, lập quỹ dự phòng rủi
ro tín dụng..........................................................................................72
3.2.4.1. Xử lý nợ quá hạn...............................................................72
3.2.4.2. Chuyển nợ quá hạn kịp thời..............................................73
3.2.4.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro...................................................73
3.2.5. Giải pháp về hệ thống thông tin và nguồn nhân lực.............73
3.3. Một số kiến nghị...........................................................................74
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng ngoại thương Việt Nam................74
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Trung Ương...................................74
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước..........................................................74
KẾT LUẬN.....................................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................76
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại
hoá có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Công nghiệp
hoá hiện đại hoá tạo điêù kiện cho nước ta phát triển về mọi mặt. Từ đó
nền kinh tế mới có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong
khu vực và trên thế giới, hoà nhập với các xu thế quốc tế, là cơ sở tham
gia vào tổ chức thương mại quốc tế. Để đạt được thành công trong quá
trình công nghiệp hoá cần phảI có vốn bước đầu, và khả năng lưu chuyển
vốn giữa các ngành trong nền kinh tế. NHTM là doanh nghiệp có khả
năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế và khả năng lưu chuyển vốn giữa các
ngành. Hơn nữa, trong nền kinh tế luôn có các đối tượng có những khoản
vốn nhàn rỗi mà chưa sử dụng đến. Nếu không có vai trò làm trung gian
tín dụng giữa người thiếu vốn và người thừa vốn thì nền kinh tế sẽ phát
triển kém hiệu quả và gây lãng phí nguồn vốn. Vì vậy trong bất kì giai
đoạn nào của nền kinh tế cũng không thể thiếu vắng vai trò của Ngân
hàng thương mại.
Nhận biết được vai trò quan trọng đó, trong thời gian đi thực tập,
tôi đã chọn chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên là nơi thực tập.
Sau hơn bốn tháng ở chi nhánh, kết hợp giữa lí thuyết đã học và thực tế
làm việc, tôi đã rút ra được đề án thực tập sau: “Giải pháp hòan thiện nội
dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương
Hưng Yên”.
Kết cấu của đề tài này gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân
hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng nội dung kế tóan nghiệp vụ cho vay tại chi
nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hòan thiện nội dung kế tóan
nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên.
4
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện tôi đã được sự giúp đỡ tận
tình của Ths Nguyễn Thị Thùy Dương và các thầy cô trong khoa Ngân
hàng – Tài chính. Tất nhiên do trình độ hạn chế và chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tế nên bài sẽ có rất nhiều sai sót, tôi rất mong sự đóng góp í
kiến của thày cô và các bạn.
Cảm ơn Ths Nguyễn Thị Thùy Dương đã hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài này.
5
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Chương 1. Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ cho vay
của ngân hàng thương mại.
1.1. Tổng quan về họat động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về cho vay.
Khái niệm về cho vay là một khái niệm rộng, nó có thể được định
nghĩa trên nhiều góc độ khác nhau. Xét định nghĩa cho vay một cách thô
sơ nhất, thuần túy nhất: Giao dịch cho vay (vay nợ) là giao dịch trong đó
bên cho vay cung ứng một lượng tiền (hàng hóa) duy nhất có giá trị nào
đó cho bên đi vay để đổi lấy nhiều lần trả nợ nhỏ từ phía bên đi vay cho
bên cho vay theo thời gian, thường là theo một lịch trình cố định. Tổng số
các khoản hoàn trả nhỏ theo chu kỳ này thường là lớn hơn giá trị của
khoản cho vay ban đầu. Số chênh lệch trong các khoản thanh toán đó gọi
là lãi.
Trong hoạt động của ngân hàng, người ta không dùng từ “cho vay”
mà dùng một thuật ngữ khác bao trùm hơn, rộng hơn và mang đậm bản
chất của ngành ngân hàng, đó là thuật ngữ “tín dụng”, thuật ngữ “tín
dụng” về bản chất giống “cho vay” nhưng cái mà bên cho vay cung ứng
không chỉ đơn thuần là tiền (hàng hóa) mà nó là “tài sản”, tài sản mang
tính chất bao trùm hơn, rộng hơn. Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín
dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
Trong hoạt động tín dụng thì phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng
và các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và các nhân thể hiện
dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và
sau một thời gian nhất định người đi vay phải thanh tóan vốn gốc và lãi.
Như vậy vô hình chung thì hai thuật ngữ “cho vay” và “tín dụng” hầu như
hoàn tòan không có sự khác biệt, do đó trong nhiều tình huống chúng
được sử dụng thay cho nhau mà người đọc vẫn thấy thông suốt về í nghĩa.
Xin nhắc lại là khái niệm về tín dụng là khái niệm chuyên ngành ngân
hàng. Theo các tài liệu chuyên ngành của ngân hàng thì: Tín dụng là một
giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và
các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các
chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh tóan.
6
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Trong bài này, tôi sẽ phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng dưới
góc độ tín dụng. Qua các khái niệm trên, ta nhận thấy rằng bản chất của
cho vay (tín dụng) ngân hàng chính là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
hoàn trả và mang một số đặc trưng sau:
• Tài sản giao dịch tồn tại dưới hai hình thức: cho vay (tiền) và cho
thuê (bất động sản và động sản). Trong thực tế thì hình thức tồn tại
chủ yếu là cho vay (tiền).
• Xuất phát từ nhuyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển
giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng
người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, trên
thực tế, một số nhân viên khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ
sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến
các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất
lượng nghiệp vụ.
• Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị cho vay, nói cách khác thì
người đi vay ngòai nghĩa vụ hòan trả phần gốc thì họ còn fải chi trả
thêm một khoản nữa gọi là lãi. Lãi là một khái niệm được sử dụng
nhiều, có thể hiểu nôm na là phần mà ngân hàng thu về thêm sau
khi cho vay một khoản tiền nhất định. Nhưng xét dưới góc độ tài
chính, lãi bao gồm rất nhiều thành tố. Thông thường nếu lãi suất
cho vay cố định là r thì: r = r1 + r2 + r3
- r1: là tỉ lệ lạm phát, r1 biểu thị cho giá trị của tiền bị
“mất đi” trong suốt thời gian cho vay, điều này có
nghĩa là mặc dù đến khi hết hạn, gốc được hoàn trả
đúng như số cho vay ban đầu, nhưng giá trị thực tế
của khỏan cho vay đó đã giảm đi so với thời điểm
cho vay.
- r2: là chi phí sử dụng nguồn, nó bao gồm chi phí
quản lý vốn phát sinh khi nguồn vốn được sử dụng
bởi cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức cho vay. Vì
nguồn lực là có hạn, do đó việc sử dụng nó cần phải
có sự xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng, đồng thời khi sử
dụng nó phát sinh ra chi fí sử dụng và quản lý.
- r3: đây là lãi suất thực của ngân hàng, ngân hàng
cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên nguyên
tắc là tìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ hoạt động
nào của nó cũng tuân theo nguyên tắc lợi nhuận làm
cơ cở.
7