Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của nhà máy Luyện
MIỄN PHÍ
Số trang
136
Kích thước
662.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1860

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu của nhà máy Luyện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường kinh

doanh mang tính cạnh tranh cao. Mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm

cho mình hướng đi riêng sao cho phù hợp với xu thế của thị trường, phát huy

được thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận và phát triển hơn

nữa trong tương lai.

Thực tế cho thấy rằng NVL là một trong ba yếu tố của quá trình sản

xuất: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, và NVL chiếm tới

trên 60% giá thành sản phẩm, do đó nguồn NVL dù thiếu hay thừa cũng đều

gây tổn thất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy.

Nếu thiếu nguyên liệu sẽ dẫn tới tình trạng đình chệ trong hoạt động

sản xuất từ đó gây thiệt hại cho nhà máy do không khai thác hết nguồn lực,

máy móc thiết bị, nhân lực,…Nhưng thừa nguồn nhiên liệu cũng phát sinh các

chi phí như chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí ứ đọng vốn,…. Như vậy

việc xác định chính xác lượng NVL cần thiết để tổ chức mua sắm là rất quan

trọng đối với nhà máy.

Xuất phát từ sự ảnh hưởng không nhỏ của công tác quản trị cung ứng

NVL tới hoạt động SXKD nhà máy nên hoàn thiện nội dung công tác quản trị

cung ứng NVL vì nếu làm tốt công tác này mang lại hiệu quả không nhỏ trong

sản xuất do xác định chính xác nhu cầu nguyên liệu, giảm thiểu được các chi

phí không cần thiết như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,

chi phí vốn,…

Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại nhà máy Luyện Gang

em thấy hoạt động quản trị cung ứng NVL chưa thực sự hiệu quả. Do đó em

chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng

nguyên vật liệu của nhà máy Luyện Gang” để làm đề tài cho khoá luận.

SV: Trần Thị Thảo  1  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu

Với sự ra đời của đề tài này đã đóng góp một phần vào các ly thuyết về

kinh tế lượng dựa trên những điều kiện thực tế về hoạt động SXKD tại nhà

máy. Đồng thời nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu vào tình hình thực tế tại nhà

máy để hoàn thiện công tác quản trị cung ứng NVL tại nhà máy. Hơn nữa tác

giả của đề tài mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài tạo ra các giải pháp

hữu ích, khắc phục những tồn tại, nhược điểm đóng góp vào việc hoàn thiện

công tác cung ứng NVL của nhà máy Luyện Gang.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề trong phạm vi NVL và những giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng NVL tại nhà máy Luyện Gang.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình cung ứng NVL của nhà máy

bao gồm các hoạt động: Hoạch định nhu cầu NVL, lựa chọn nhà cung ứng

NVL, tổ chức hoạt động vận chuyển, lưu kho, cấp phát, bảo quản tại nhà máy

Luyện Gang.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đây là đề tài mà đòi hỏi có những nhìn nhận vấn đề không những trong

một nhà máy mà còn phải xem xét vấn đề trên khía cạnh vĩ mô. Do vậy trong

đề tài này em đã sử dụng các phương pháp như: Phân tích, so sánh, tổng hợp

đồng thời kết hợp với vốn kiến thức được học trong nhà trường để đưa ra

những kết luận xác đáng cho khóa luận.

6. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương

Chương I: Cơ sở lý luân chung về công tác quản trị cung ứng nguyên

vật liệu

Chương II: Thực trạng về công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu

tại nhà máy Luyện Gang

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung

ứng nguyên vật liệu của nhà máy Luyện Gang.

SV: Trần Thị Thảo  2  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG

NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Khái niệm và vị trí của nguyên liệu đối với quá trình sản xuất

a. Khái niệm: Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các loại đối tượng lao

động được tác động vào để biến thành sản phẩm (dịch vụ).

b. Vị trí: Cơ sở để cấu thành thực thể của sản phẩm là nguyên vật liệu.

Nó là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (Tư liệu lao động, đối

tượng lao động, sức lao động). Nguyên vật liệu chính là bộ phận chủ yếu tạo

ra thực thể của sản phẩm được chế tạo, do vậy việc nghiên cứu hoạt động

quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có ý nghĩa kinh tế

to lớn. Cung cấp kịp thời và đầy đủ về số lượng và chất lượng các loại nguyên

vật liệu là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được diễn ra

liên tục và không bị gián đoạn.

1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu giữ vị trí quan trọng

và chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất của sản phẩm. Nguyên vật liệu là

đối tượng lao động, dưới tác động của con người và máy móc nguyên vật liệu

thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Mọi loại NVL đều chỉ tham gia một lần

vào quá trình sản xuất sản phẩm (dịch vụ). Sự tham gia này có thể dẫn đến

quá trình biến dạng NVL theo ý muốn của con người. Ví dụ như mía cây bị

ép để thành nước mía. NVL cũng có thể bị tiêu biến đi về mặt vật chất,…

chẳng hạn như xăng đưa vào làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.

Song giá trị toàn bộ của mọi loại NVL không bị mất đi mà kết tinh vào giá trị

sản phẩm (dịch vụ) được tạo ra từ NVL đưa vào sản xuất.

SV: Trần Thị Thảo  3  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

1.3 Phân loại nguyên vật liệu

Mỗi doanh nghiệp do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh mà sử

dụng những loại nguyên vật liệu khác nhau. Vật liệu dùng vào sản xuất gồm

rất nhiều loại với nội dung và tính năng lý hoá học khác nhau. Để thực hiện

tốt việc cung ứng nguyên vật liệu thì cần tiến hành phân loại nguyên vật liệu

theo tiêu thức nhất định. Phân loại nguyên vật liệu là việc nghiên cứu các loại

nguyên vật liệu theo từng nội dung, công dụng, tính chất thương phẩm có

nhiều cách để phân loại nguyên vật liệu.

Căn cứ và nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chia làm 6 loại bao gồm:

+ Nguyên vật liệu chính: Là toàn bộ nguyên vật liệu trong quá trình sản

xuất tham gia cấu thành chính nên thực thể sản phẩm. Trong nhiều doanh

nghiệp khác nhau thì nguyên vật liệu chính cũng khác nhau như sắt, thép, xi

măng trong doanh nghiệp xây dựng, vải trong doanh nghiệp may....Ngoài ra

bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục cho quá trình sản xuất sản

phẩm cũng được gọi là nguyên vật liệu chính như bàn đạp, khung xe đap,…

trong công nghệ lắp ráp xe đạp, vật liệu kết cấu xây dựng cơ bản… Nguyên

vật liệu chính dùng trong sản xuất hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, giá trị NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí NVL.

+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu mang tính chất phụ trợ trong quá

trình sản xuất kinh doanh, nó không quyết định đến toàn bộ chất lượng và đặc

tính của sản phẩm. Vật liệu phụ có thể kết hợp với vật liệu chính để làm tăng

thêm tác dụng của sản phẩm (chỉ thêu, thuốc nhuộm,… trong doanh nghiệp

may), phục vụ lao động của người sản xuất (sơn, que hàn,…) hoặc để duy trỳ

hoạt động bình thường của phương tiện hoạt dộng (dầu nhờn, dầu lau máy,

…).

+ Nhiên liệu: Bao gồm nhiều loại ở thể rắn, lỏng, khí. Thực chất nó là

loại nguyên vật liệu phụ nhưng do đặc tính lý, hoá (cung cấp nhiệt lượng) và

do yêu cầu quản lý mà người ta xếp riêng. Nhiên liệu được sử dụng cho công

SV: Trần Thị Thảo  4  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

nghệ sản xuất sản phẩm, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động

trong quá trình sản xuất như: Xăng, dầu, khí đốt, than...

+ Phụ tùng thay thế: Đây là những chi tiết, những phụ tùng dùng để

thay thế sửa chữa cho máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải...

+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật kết cấu, công cụ khí cụ dùng

cho công tác xây lắp, xây dựng cơ bản. Gồm thiết bị cần lắp và không cần lắp.

+ Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể

trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ

thanh lý tài sản cố định...

Căn cứ vào yêu cầu quản lý và đặc trưng của từng loại mà trong từng

loại vật liệu lại được chia thành từng nhóm, từng thứ một cách chi tiết. Việc

phân này trong các doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở xây dựng số điểm

danh vật liệu, dùng kí hiệu, mã số thay cho tên gọi quy cách của vật liệu.

Các cách phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối, tuỳ từng doanh

nghiệp cụ thể mà người ta coi nó là nguyên vật liệu chính hay vật liệu phụ.

Nhờ cách phân loại này giúp các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp chặt

chẽ trong công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, có kế hoạch bảo quản

và sử dụng hợp lý.

Căn cứ vào nguồn hình thành

Nguyên vật liệu bao gồm 3 loại:

- Nguyên vật liệu mua ngoài

- Nguyên vật liệu tự chế biến, gia công

- Nguyên vật liệu do các bên góp liên doanh

Cách phân loại này giúp kế toán có kế hoạch nắm bắt nguồn cung cấp

vật tư, nắm bắt việc hình thành giá nguyên vật liệu trong chi phí nguyên

vật liệu.

SV: Trần Thị Thảo  5  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN

VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1 Khái niệm và nội dung về quản trị cung ứng nguyên vật liệu

a, Khái niệm: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt

động quản trị xác định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu (hàng hoá);

tổ chức mua sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lí nhất nhằm đảm bảo luôn cung

ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu (hàng hoá) theo tiêu chuẩn chất lượng

và thời gian phù hợp với yêu cầu sản xuất – kinh doanh với hiệu quả cao nhất.

b, Nội dung về quản trị cung ứng NVL

Quản trị cung ứng nguyên vật liệu bao gồm các nội dung chủ yếu là:

Thứ nhất: trên cơ sở chiến lược phát triển xây dựng chính sách mua

sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lí.

Thứ hai: Tính toán và xác định chính xác số lượng, chất lượng mỗi loại

nguyên vật liệu cần mua sắm và dự trữ trong từng thời kỳ kế hoạch.

Thứ ba: Xây dựng các phương án và quyết định phương án mua sắm,

bố trí kho tàng, đường vận chuyển và sự kết hợp vận chuyển tối ưu.

Thứ tư: Tổ chức mua sắm bao gồm việc xác định và lựa chọn bạn hàng,

tổ chức nghiệp vụ đặt hàng, lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm kê, thanh

toán...

Thứ năm: Tổ chức vận chuyển hàng hoá bao gồm việc lựa chọn và

quyết định tự vận chuyển hay thuê ngoài, quyết định lựa chọn phương án vận

chuyển, quyết định lựa chọn người vận chuyển và quyết định phương án vận

chuyển nội bộ.

Thứ sáu: Quản trị kho tàng và cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản xuất.

Mục tiêu của hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu là luôn luôn

đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng các loại

nguyên vật liệu (hàng hoá) cần thiết cho quá trình sản xuất (tiêu thụ) với chi

phí kinh doanh tối thiểu.

SV: Trần Thị Thảo  6  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Xác định cầu, lượng đặt hàng và dự trữ NVL

2.2.1 Xác định cầu nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch

a, Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu NVL trong kỳ kế hoạch

Kế hoạch dự trữ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố

khác nhau. Trước hết đó là kế hoạch sản xuất (tiêu thụ) sản phẩm (dịch vụ)

trên cơ sở cầu thị trường và các nhân tố khác. Thứ hai là định mức tiêu dùng.

Thứ ba là tình hình giá cả và các yếu tố cạnh tranh trên thị trường nguyên vật

liệu. Thứ tư là tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Thứ

năm là năng lực kho tàng của doanh nghiệp...

Việc xác định cầu về nguyên vật liệu trong từng thời kỳ còn là kết quả

của sự thoả hiệp giữa nhiều bộ phận quản trị khác nhau trong doanh nghiệp

- Bộ phận tiêu thụ mong muấn có dự trữ thành phẩm nhiều nhằm luôn

thoả mãn các yêu cầu của khách hàng trong mọi tình huống

- Các bộ phận sản xuất muốn có dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở

dang cung như bán thành phẩm nhiều nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất

diễn ra liên tục

- Bộ phận tài chính muốn giảm thiểu dự trữ

- Bộ phận quản trị chung không muốn có dự trữ lớn vì như thế không

đảm bảo tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

b, Xác định cầu NVL cần thiết cho một thời kỳ kế hoạch gồm có các

phương pháp sau

Thứ nhất:Dựa theo định mức tiêu dùng và sản lượng sản phẩm sản xuất

trong năm kế hoạch

Theo phương pháp này thì kế hoạch mua sắm NVL được xây dựng trên

các căn cứ

- Nhu cầu sản phẩm cần sản xuất

- Định mức tiêu hao NVL

SV: Trần Thị Thảo  7  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

Ta có công thức:

j

DM

ij

D Qi

= Q *Q

Trong đó: D Qi

- Lượng NVL i cần sử dụng (tính theo tấn)

DM Qij - Định mức tiêu hao NVL i của sản phẩm j (tính

theo tấn)

Qj

- Số lượng sản phẩm j (tính theo tấn)

Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm sau

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính đối với những doanh nghiệp sản xuất

nhiều loại sản phẩm

+ Nhược điểm:

-Việc xác định nhu cầu NVL chưa được chính xác, cụ thể còn mang

tính phỏng đoán chủ quan của người xây dựng kế hoạch.

- Các căn cứ dùng để xây dựng kế hoạch chưa thực sự chính xác: Việc

xác định cầu sản phẩm (Q) chỉ mang tính phỏng đoán, chưa có một cách thức

hay công cụ xác định một cách cụ thể mà chỉ dựa vào những số liệu của năm

cũ và xu hướng biến động của năm dự báo.

Xác định định mức sử dụng NVL chỉ mang tính ước lượng, chủ yếu

dựa vào kinh nghiệm thực tế sản xuất.

Thứ hai: Hoạch định nhu cầu NVL bằng phương pháp MRP1

• Khái niệm MRP:

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất nhiều loại sản phẩm khác

nhau và có xu thế ngày càng đa dạng hoá những sản phẩm của mình. Để sản

xuất mỗi loại sản phẩm lại đòi hỏi có một số lượng chi tiết, bộ phận và

nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau. Hơn nữa lượng

nguyên vật liệu cần sử dụng và những thời điểm khác nhau và thường xuyên

thay đổi. Vì vậy tổng số danh mục các loại vật tư, nguyên liệu và chi tiết bộ

SV: Trần Thị Thảo  8  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

phận mà doanh nghiệp quản lý rất nhiều và phức tạp, đòi hỏi phải cập nhật

thường xuyên. Quản lý tốt nguồn vật tư, nguyên vật liệu góp phần quan trọng

giảm chi phí sản xuất và hạ gí thành sản phẩm. Lập kế hoạch chính xác nhu

cầu nguyên vật liệu, đúng khối lượng và thời điểm yêu cầu là cơ sở quan

trọng để dự trữ lượng nguyên vật liệu ở mức thấp nhất, nhưng lại là một vấn

đề không đơn giản. Các mô hình quản trị hàng dự trữ chủ yếu là dữ cho mức

dự trữ ổn định mà không tính tới những mối quan hệ phụ thuộc với nhau giữa

NVL, các chi tiết, bộ phận trong cấu thành sản phẩm, đòi hỏi phải đáp ứng

sẵn sàng vào những thời điểm khác nhau. Cách quản lý này thường làm tăng

chi phí. Để đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh, giảm thiểu chi phí dự trữ trong quá trình sản xuất, cung cấp những loại

NVL, linh kiện đúng thời điểm khi có nhu cầu, người ta đưa ra phương pháp

hoạch định nhu cầu NVL.

MRP1 là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu

NVL, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phận

chia nhu cầu NVL thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết

kế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại NVL, chi tiết, bộ phận gì?

- Cần bao nhiêu?

- Khi nàp cần và trong khoảng thời gian nào?

- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?

- Khi nào nhận được hàng?

Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại NVL, chi tiết,

bộ phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết. Hệ

thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết cho

thúch hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến

động của môi trường bên ngoài.

SV: Trần Thị Thảo  9  Lớp: K2-QTDNCN

Qu¸ tr×nh xö

LÞch tr×nh s¶n

xuÊt

Hå s¬ NVL dù

tr÷

B¸o c¸o nhu cÇu

NVL hµng ngµy

ThiÕt kÕ sù

thay ®æi

TiÕp nhËn

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

• Mục tiêu của MRP:

Vai trò của MRP thể hiện trong những mục tiêu mà hệ thống MRP

nhằm đạt tới. Những mục tiêu chủ yếu của hoạch định nhu cầu các nguồn lực

đặt ra là:

- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu

- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP1 xác định mức

dự trữ hợp lý, đúng thời điểm, thời gian chờ đợi và những trở ngại cho

sản xuất.

- Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng

- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau,

phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp

- Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phương pháp MRP1 giúp cho các doanh nghiệp thực hiện công tác lập

kế hoạch hết sức chính xác, chặt chẽ và theo dõi các loại vật tư, nguyên vật

liệu chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn, giảm nhẹ các công việc tính

toán hàng ngày và cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng

số lượng và thời điểm cần đáp ứng.

• Các yêu cầu trong ứng dụng MRP

Hoạch định nhu cầu NVL đem lại lợi ích rất lớn trong việc giảm mức

dự trữ trong quá trình chế biến mà vẫn duy trì, đảm bảo đầy đủ nhu cầu vật tư

tại mọi thời điểm khi cần và là phương tiện để phân bổ thời gian sản xuất

hoặc đặt hàng. Những lợ ích này của MRP phụ thuộc rất lớn vào việc khai

thác sử dụng máy tính trong quá trình lưu trữ, thu thập, xử lý và cập nhật

thường xuyên các dữ liệu về NVL. Để MRP có hiệu quả cần thực hiện những

yêu cầu sau:

- Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và

lưu trữ thông tin

- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng

máy tính và những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP

SV: Trần Thị Thảo  10  Lớp: K2-QTDNCN

Qu¸ tr×nh xö

LÞch tr×nh s¶n

xuÊt

Hå s¬ NVL dù

tr÷

B¸o c¸o nhu cÇu

NVL hµng ngµy

ThiÕt kÕ sù

thay ®æi

TiÕp nhËn

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

- Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới trong:

+ Lịch trình sản xuất

+ Hoá đơn NVL

+ Hồ sơ dự trữ NVL

- Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết.

Sơ đồ 1: Quy trình hoạch định nhu cầu NVL theo phương pháp MRP1

SV: Trần Thị Thảo  11  Lớp: K2-QTDNCN

§Çu vµo Qu¸ tr×nh xö

lý §Çu ra

Ch­¬ng tr×nh m¸y

tÝnh MRP

LÞch tr×nh s¶n

xuÊt

Hå s¬ ho¸ ®¬n

NVL

Hå s¬ NVL dù

tr÷

Nh÷ng thay ®æi

LÞch ®Æt hµng theo

kÕ ho¹ch

Xo¸ bá ®¬n hµng

B¸o c¸o nhu cÇu

NVL hµng ngµy

B¸o c¸o vÒ kÕ

ho¹ch

B¸o c¸o ®¬n hµng

thùc hiÖn

C¸c nghiÖp vô dù

tr÷

§¬n hµng

Dù b¸o

ThiÕt kÕ sù

thay ®æi

Dù b¸o

TiÕp nhËn

Rót ra

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

Để thực hiện quy trình hoạch định nhu cầu NVL cần biết một loạt các

yếu tố đầu vào chủ yếu như:

- Số lượng, nhu cầu sản phẩm dự báo

- Số lượng đơn đặt hàng

- Mức sản xuất và dự trữ

- Cấu trúc của sản phẩm

- Danh mục NVL, chi tiết, bộ phận

- Thời điểm sản xuất

- Thời hạn cung ứng hoạc thời gian thi công

- Dự trữ hiện có và kế hoạch

- Mức phế phẩm cho phép

Những thông tin này được thu thập, phân loại và xử lý bằng chương

trình máy tính. Chúng được thu thập từ 3 tài liệu chủ yếu sau:

- Lịch trình sản xuất

- Bảng danh mục NVL

- Hồ sơ dự trữ NVL

2.2.2 Phương pháp xác định kích cỡ lô hàng, lượng đặt hàng NVL

Cầu về nguyên vật lệu (hàng hoá) của một thời kỳ kế hoạch không

được cung ứng một lần mà phải chia ra làm nhiều lần cung ứng với số lượng

xác định.

Nếu đặt hàng với khối lượng lớn sẽ giảm được số lần đặt hàng, có thể

được giảm giá do mua hàng với số lượng lớn, tiết kiệm được chi phí kinh

doanh đặt hàng, đảm bảo tính chắc chắn của việc cung cấp NVL, loại trừ

được yếu tố tăng giá có thể xảy ra và còn có ý nghĩa đầu cơ khi giá cả NVL

trên thị trường biến động tăng, tạo sơ sở cho việc duy trì mối quan hệ bạn

hàng bền chặt với người cấp hàng,...Tuy nhiên lượng đặt hàng lớn lại dẫn đến

lượng lưu kho lớn, cầu về vốn lưu động lớn điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến

khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dẫn đến chi phí kinh doanh trả lãi về

vốn cao, tăng chi phí kinh doanh liên quan đến thuê mượn hoặc mở rộng kho

SV: Trần Thị Thảo  12  Lớp: K2-QTDNCN

Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp

tàng, chi phí kinh doanh bảo quản cũng như bảo hiểm NVL. Mặt khác đặt

hàng lớn sẽ dẫn đến thời gian bảo quản dài làm tăng lượng nguyên vật liệu bị

hỏng trước khi đưa vào sử dụng. Như vậy lượng đặt hàng lớn không đem lại

hiệu quả kinh doanh cao.

Nếu đặt hàng với số lượng nhỏ sẽ giảm chi phí kinh doanh lưu kho

song nếu lượng đặt hàng quá nhỏ cũng dẫn đến hiệu quả kinh doanh không

cao vì chi phí kinh doanh bình quân liên quan đến mua sắm và vận chuyển

lớn, hoặc nguyên vật liệu có thể không cung ứng kịp thời cho sản xuất (tiêu

thụ) hoặc phải chấp nhận mua NVL với giá cao.

Vấn đề đặt ra là phải xác định chính xác kích cỡ lô hàng và lượng đặt

hàng nhằm đem lại tổng chi phí kinh doanh mua sắm, vận chuyển và dự trữ

nhỏ nhất (lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu).

2.2.2.1 Mua hàng theo lô

Nguyên tắc cấp hàng theo nhu cầu thực gọi là cấp theo lô. Theo phương

pháp này là cần bằng nào mua bằng ấy, đúng thời điểm cần. Số lượng mua,

đặt hàng bên ngoài hoặc tự sản xuất đúng bằng số lượng cần thiết đảm bảo

cung cấp đủ số lượng NVL hoặc chi tiết, bộ phận.

Cách làm này thích hợp vớ những lô hàng kích cỡ nhỏ, đặt thường

xuyên, lượng dự trữ để cung cấp đúng lúc thấp và không tốn chi phí lưu kho.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc sản

phẩm có cấu trúc phức tạp gồm rất nhiều chi tiết, bộ phận thì cần quá nhiều lô

đặt hàng khác nhau từ đó sẽ mất nhiều chi phí đặt hàng và không thích hợp

với những phương tiện chuyên chở đã được tiêu chuẩn hoá.

2.2.2.2 Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn

Để giảm số lần đặt hàng và đơn giản hơn trong theo dõi, ghi chép NVL

dự trữ, người ta có thể dùng phương pháp ghép nhóm các nhu cầu thực tế của

một số cố định các giai đoạn vào một đơn hàng hình thành một chu kỳ đặt

hàng. Chẳng hạn muấn cung cấp 2 giai đoạn một lần thì lấy tổng nhu cầu thực

SV: Trần Thị Thảo  13  Lớp: K2-QTDNCN

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!