Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001 và một vài năm tới
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
313.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1223

Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001 và một vài năm tới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Sau một thời gian thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã tham

gia trở lại thị trường gạo thế giới với tư cách là một nước xuất khẩu gạo

đứng hàng đầu trên thế giới. Trong 11 năm qua (1990- 2000), Việt Nam

đã xuất khẩu 28,83 triệu tấn gạo đạt kim ngạch khoảng 6,0 tỷ USD. Tình

hình sản xuất và kinh doanh lúa gạo trên thế giới đang có những thách

thức lớn, thị trường luôn bất ổn, sản lượng xuất khẩu tăng giảm không

đều, xu hướng cạnh tranh của các nước mới xuất khẩu ngày càng ác liệt,

thị trường nhập khẩu biến động không ngừng. Do đó, để đối phó với

những thách thức nhằm duy trì động lực cao khuyến khích nông dân tập

trung đầu tư thâm canh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh

lúa gạo, cần có một hệ thống chính sách đồng bộ, trong đó chính sách thị

trường là nòng cốt, việc chọn lựa thị trường mục tiêu là rất quan trọng.

Kết cấu của đề án sẽ gồm 4 phần:

I.Những vấn đề chung về xuất khẩu gạo.

II.Thực trạng về xuất khẩu gạo trong những năm qua.

III. Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

gạo trong năm 2001 và một vài năm tới.

VI. Kết luận.

Gạo là một thế mạnh của đất nước và nó sẽ mãi mãi là một thế mạnh

của đất nước. Do đó, vấn đề làm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vẫn là bài

toán muôn thủa của chúng ta và con cháu chúng ta. Vì vậy, bài viết nhỏ

này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong các thầy cô, các

bạn và tất cả những người quan tâm cùng giúp đỡ tôi để bài viết sau hoàn

thiện hơn bài viết trước.

1

I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO.

1.Khái niệm chung về xuất khẩu gạo.

Xuất khẩu gạo hiểu theo nghĩa đơn giản là việc các cá nhân, tổ chức,

chính phủ nước này chuyển giao gạo cho các cá nhân, tổ chức, Chính phủ

nước kia để thu một lượng ngoại tệ nhất định hoặc một lượng vật chất có

giá trị tương đương.

2. Vai trò của xuất khẩu gạo trong đời sống xã hội v trong à

chiến lược xuất khẩu của đất nước.

1.1. Vai trò của xuất khẩu gạo trong đời sống xã hội.

Trên thế giới, lúa xếp hàng thứ hai sau lúa mì về diện tích gieo

trồng, nhưng đứng trên quan điểm dinh dưỡng mà xét thì lúa gạo đã cung

cấp số calo tính trên đơn vị héc- ta lúa gạo có thể nuôi sống 5,7 người

trong một năm, so với 5,3 đối với ngô và 4,1 đối với lúa mì. Trong các

khẩu phần dinh dưỡng của các nước châu á, kể cả Việt Nam, gạo đã cung

cấp 40-80% lượng calo và đã cung cấp được ít nhất là 40% lượng Protein

, Protein của lúa gạo có giá trị dinh dưỡng cao vi tính cân bằng của các

amimôacid không thể thay thế (essentilaminoacids) và vì độ tiêu hoá của

protein này rất cao (có thể lên tới 100%).

Còn xét về mặt xã hội thì nghề trồng lúa và công nghệ sản xuất lúa

gạo, kể cả công nghệ sau thu hoạch, đã tạo công ăn việc làm cho một

cộng đồng lớn nhất của nhân dân trong vùng nông thôn trên hành tinh của

chúng ta. Khoảng 80-100 triệu người tằng thêm hàng năm yêu cầu được

cung cấp lương thực, phần lớn lại ở những nước kém phát triển và

nghèo. Theo Tiến Sĩ Lampe, nguyên Tổng giám đốc Viện lúa Quốc tế

IRRI, trong 30 năm tới dự đoán mỗi năm sẽ cần khoảng 870 triệu tấn thóc

chưa xay tăng hơn hiện nay 70%.

2.2. vai trò của xuất khẩu gạo trong chiến lược xuất khẩu của đất

nước.

Giống như bao loại hình xuất khẩu hàng hoá khác, ngoài những vai

trò chung của mình, xuất khẩu gạo có những vai trò riêng biệt của nó

trong bối cảnh của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm tăng đều trong những năm gần

đây, điều đó đưa tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm

2

quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia

tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.

Tăng nhanh tỷ trọng gạo xuất khẩu chất lượng cao so với gạo thô,

điều đó minh chứng một điều là sản phẩm công nghiệp chế biến đạt tỷ

trọng tăng cao, và nó còn minh chứng cho chính sách đối ngoại của Đảng

và nhà nước ta là đúng đắn. Chiến lược “phát huy thế mạnh của đất nước”

trong chiến lược xuất khẩu của đất nước phù hợp với nhu cầu khách quan

của thế giới.

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN

QUA VÀ DỰ BÀO VỀ XUẤT KHẨU GẠO TRONG NHỮNG NĂM

TỚI.

1.Thực trạng về xuất khẩu gạo trong thời gian qua.

1.1.Chất lượng gạo xuất khẩu.

Hiện nay,chất lượng của lượng thực thực phẩm, nói chung và chất

lượng của lúa gạo nói riêng, là vấn đề đặt ra hàng đầu và hết sức bức thiết

trong các hoạt động khoa học và công nghệ cũng như trong các hoạt động

kinh tế – xã hội. Chúng được xem là sợi chỉ đỏ của ngành công nghiệp

hiện đại. Nếu như khoảng 20 năm trước đây, tiêu chuẩn để đánh gía trình

độ phát triển ngành nông nghiệp của một nước là số cân phân đạm tính

trên đầu người, thì ngày nay một trong những tiêu chí quan trọng là các

chỉ tiêu chất lượng sản phẩm nông nghiệp và số ngoại tệ mạnh trên đầu

người do chất lượng các sản phẩm nông nghiệp mang lại. Từ đó ta dễ

dàng hiểu rằng vì sao nhiều nước đã lấy khẩu hiệu chất lượng trước hết

(first quality) làm thước đo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị

trường, phân phối, lưu thông, xuất nhập khẩu…

Những năm gần đây, Việt Nam đã đứng vào hàng những nước xuất

khẩu gạo hàng đâu thế giới. Sản lượng của Việt Nam tăng từ 1,4 triệu tấn

năm 1989 lên 3,8 triệu tấn năm 1998, năm 1999 đạt trên 4,3 triệu tấn

năm 2000 đạt 3,6 triệu tấn. Trong những năm tới Việt Nam dự kiến xuất

khẩu ở mức ổn định 4,0-4,5 triệu tấn/ năm. Về số lượng khá lớn, song

hiệu quả xuất khẩu và khả năng cạnh tranh thì gạo của Việt Nam đang

còn thấp, một trong những nguyên nhân là do chất lượng gạo của Việt

Nam chưa đáp ứng được nhu cầu về phẩm cấp của thị trường gạo thế

giới. Gạo của chúng ta thiếu sự đồng đều về phẩm cấp hạt, dù trong cùng

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!