Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dư án đầu tưtại ngân hàng lien doanh Việt - Lào
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi thành lập và hoạt động cho đến nay , trong bồi cảnh mối quan
hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Lào ngày càng phat triển tốt đẹp,
Ngân hàng liên doanh Việt – Lào đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp
phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế và góp phần không nhỏ vào việc
củng cố phát huy mỗi quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện của hai đất nước
Lào và Việt Nam. Hoạt động của ngân hàng Lào và Việt Nam đã góp phần
tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển,
tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ hai nước Lào và Việt Nam.Vấn đề thiếu
vốn đã được đáp ứng phần nào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân
hàng.
Để nâng cao hiệu quả của việc cho vay thì yêu cầu với thẩm định dự án
đầu tư là một yêu cầu luôn được đặt ra trong các ngân hàng thương mại nói
chung và Ngân hàng liên doanh Việt - Lào nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng giúp các ngân hàng có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án
tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực
thẩm định dự án còn giúp cho các ngân hàng có thể chủ động trong việc tham
gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những dự án đầu tư không khả
thi, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, nhà nước và ngân hàng.
Vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu em đã quyết định chọn đề tài:
Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
liên doanh Việt-Lào chi nhánh Hà Nội và để án của e gồm có 3 chương sau :
Chương 1 : Những vẫn đề chung về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án
đầu tư
Chương 2 : Thực trạng tình hình thẩm định các dự án vay vốn đầu tư tại ngân
hàng lien doanh Việt – Lào chi nhánh Hà Nội
Chănsavẳn Vongmany 1 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Đề án môn học
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dư án đầu tưtại
ngân hàng lien doanh Việt - Lào
Vì kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết còn
nhiều thiếu sót, kính mong sự chỉ đạo giúp đỡ của thầy cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chănsavẳn Vongmany 2 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Đề án môn học
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ DƯ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
1.1Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là cơ sở để ra quyết định đầu tư, ngoài việc
kiểm tra đánh giá lại các giai đoạn trước đó của dự án, nó còn có ý nghĩa
quyết định sự thành bại của dự án sau này.
Thẩm định dự án đầu tư là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách
quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá
tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra các quyết định
đầu tư, hoặc cho phép đầu tư.
Như vậy, bản chất của thẩm định dự án đầu tư là phân tích đánh giá
tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện kinh tế, kỹ thuật, xã hội trên
cơ sở các tiêu chuẩn định mức qui định của cơ quan quản lý nhà nước, chủ thể
thẩm định, và các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế.
Trong một chu kỳ của dự án đầu tư thì thẩm định dự án đầu tư được
thực hiện sau khi đã hoàn tất khâu lập dự án( nghiên cứu cơ hội đầu tư,
nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi ). Đó là quá trình kiểm tra đánh
giá các nội dung của dự án hoàn toàn độc lập với quá trình soạn thảo dự án
đầu tư.
1.2.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư
Chănsavẳn Vongmany 3 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Đề án môn học
Theo bản chất của quá trình soạn thảo dự án
Soạn thảo dự án đầu tư một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến
nhiều nghành, nhiều nghề, nhiều lĩnh vực... nên phải huy động sức lực trí tuệ
của nhiều người, nhiều tổ chức. Việc lắp ghép trí tuệ, phối hợp các hành động
của các thành viên, tổ chức trong tiến trình đầu tư khó tránh khỏi những bất
đồng, mâu thuẫn hay sai sót, vì vậy phải tiến hành thẩm định dự án để theo
dõi, rà soát, điều chỉnh lại.
Quá trình soạn thảo dự án dù có chuẩn bị kỹ đến đâu cũng mang tính
chủ quan của người soạn thảo, vì người soạn thảo thường đứng trên góc độ
chủ quan để nhìn nhận vấn đề. Ngược lại, người thẩm định thường khách
quan hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá do vị trí của người thẩm định tạo
nên, họ được phép tiếp cận và có điều kiện thu thập, tổng hợp thông tin đầy
đủ hơn ( đặc biệt khi xem xét đến lợi ích xã hội ).
Khi soạn thảo và giải trình chi tiết dự án có thể có những sai sót, các ý
tưởng có thể mâu thuẫn, không phù hợp, không logic, thậm chí có thể có
những câu văn, những từ ngữ dùng không chặt chẽ gây ra những tranh chấp
giữa các đối tác, khi đó thẩm định chính là để phân định rõ quyền hạn và trách
nhiệm của các đối tác tham gia dự án.
Theo phương diện chủ đầu tư :
Dự án đầu tư là sự cụ thể hóa các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Thực tế, khi lập ra một kế hoạch sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp thường đưa ra các phương án khác nhau, cũng có
nghĩa là nhiều dự án đầu tư được đưa ra. Khi đó các doanh nghiệp sẽ buộc
phải quyết định nên chọn dự án nào, loại bỏ dự án nào, công việc này không
dễ dàng chút nào vì nhiều khi khả năng thu thập nằm bắt thông tin mới của
doanh nghiệp bị hạn chế đặc biệt là các xu hướng kinh tế, chính trị, xã hội
mới, điều này làm tăng độ rủi ro và làm giảm độ chính xác trong các phán
Chănsavẳn Vongmany 4 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Đề án môn học
đoán của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho các
doanh nghiệp đưa ra quyết định nên đầu tư vào dự án nào.
Theo phương diện các tổ chức tài chính tiền tệ với vai trò là người cho
vay
Các tổ chức tài chính tiền tệ là người tài trợ, cho vay đối với dự án đầu
tư . Sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư đều ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của các tổ chức này. Do đó để ngăn chặn sự đổ bể, sự lãng phí
vốn đầu tư, các tổ chức tài chính tiền tệ cần phải tiến hành thẩm định dự án
đầu tư , đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm đánh giá
tính khả thi, tính hiện thực của dự án và mức độ an toàn vốn. Thẩm định dự
án đầu tư còn là cơ sở để các tổ chức tài chính tiền tệ xác định số tiền cho vay,
thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, thời điểm bỏ vốn cho dự án.
Theo phương diện xã hội và cơ quan hữu quan
Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và của sự phát
triển kinh tế nói riêng. Do vậy vấn đề quan trọng đặt ra là đầu tư như thế nào
cho có hiệu quả, hiệu quả ở đây không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính mà nó
còn bao hàm cả hiệu quả về mặt xã hội như vấn đề giải quyết việc làm, tăng
thu ngân sách, tiết kiệm ngoại tệ, bảo vệ môi trường. Ngoài ra dự án được
chọn để đầu tư còn phải phù hợp vơi mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước,
vùng, nghành, địa phương nơi mà dự án này thực hiện và phải hoàn toàn tuân
thủ các quy chế quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng và các quy chế quản
lý khác của nhà nước. Như vậy thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cơ quan quản
lý nhà nước đánh giá chính xác sự cần thiết và sự phù hợp của dự án vơi quy
hoạch tổng thể, xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án nhằm
kịp thời ngăn chặn, ràng buộc hay hỗ trợ dự án.
Thẩm định dự án đầu tư được tiến hành với tất cả các dự án thuộc mọi
thành phần kinh tế, mọi nguồn vốn nhưng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của
Chănsavẳn Vongmany 5 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Đề án môn học
dự án, nguồn vốn được huy động, chủ thể thẩm định mà mức độ chi tiết trong
nội dung thẩm định là khác nhau.
1.3.Mục đích, yêu cầu của thẩm định đầu tư của dự án đầu tư.
1.3.1.Mục đích
- Đánh giá tính phù hợp của dự án: mục tiêu của dự án đầu tư phải
phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nươc, của ngành,
của địa phương
- Đánh giá tính hợp pháp của các tài sản,tài chính hình thành nên
vốn đầu tư
- Đánh giá tính hợp lý và thống nhất của dự án: tính hợp lý được
biểu hiện một cách tổng hợp trong tính hiệu quả, tính khả thi của dự án,
và được biểu hiện trong từng nội dung và các hình thức tính toán của
dự án, của các tài sản tài chính hình thành nên vốn đầu tư của dự án.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: bao gồm cả hiệu quả kinh tế xã
hội và hiệu quả tài chính
- Đánh giá tính khả thi, tính hiện thực của dự án: một dự án nếu kế
hoạch tổ chức thực hiện không rõ ràng, cán bộ tổ chức thực hiện không
có năng lực, triển khai thực hiện gặp ách tắc, môi trường pháp lý không
thông thoáng thì dự án có thể không hoặc khó thực thi.
1.3.2.Yêu cầu
Việc thẩm định dự án đầu tư là hết sức quan trọng do đó đòi hỏi người
làm công tác này không chỉ chắc về nghiệp vụ (kỹ thuật thẩm định) mà còn
am hiểu về tình hình, có óc phán đoán, năng động và nhạy bén cao, đáp ứng
được những nhu cầu sau:
Một là: phải nắm vững nhu cầu mục tiêu, đường lối chủ trương chính
sách phát triển kinh tế của Nhà nước, của ngành, của địa phương, các quy chế
quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Chănsavẳn Vongmany 6 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Đề án môn học
Hai là: phải nắm vững được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong
nước của khu vực, thế giới và các nước có liên quan đến việc thực hiện dự án.
Ba là: xác định, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan
trọng của dự án đồng thời thu nhập, đúc kết rút ra những chỉ tiêu định mức
kinh tế, kỹ thuật so sánh giữa các vùng, các dự án cùng loại giúp cho việc
nhận định tình hình thực tế của từng dự án đảm bảo tính khả thi, khách quan
khi ra quyết định cho vay.
Bốn là: phải nghiên cứu một cách khách quan khoa học và toàn diện
nội dung của từng dự án và tình hình đơn vị vay vốn thì cần phải phối hợp với
các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia để đưa ra nhận xét, kết luận, kiến
nghị chính xác.
2. NỘI DUNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Công tác thẩm định dự án bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, đòi hỏi cán
bộ tín dụng phải thẩm định một cách chi tiết không được bỏ qua một nội dung
nào vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, liên quan từ việc quyết định
có cho vay với dự án đó hay không. Bao gồm các nội dung :
2.1. Thẩm định về đơn vị vay vốn (doanh nghiệp)
Nội dung công tác thẩm định bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau song chúng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì
vậy, trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải đảm bảo tính khoa học,
khách quan và trung thực trên mọi phương diện, không được coi nhẹ hoặc bỏ
sót nội dung nào.
2.1.1. Thẩm định về năng lực pháp lý của doanh nghiệp
Năng lực pháp lý của khách hàng được kiểm tra thông qua: Tư cách
pháp nhân: Là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty
TNHH, công ty cổ phần liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài với đầy đủ
giấy tờ hợp pháp:
Chănsavẳn Vongmany 7 Lớp: Kinh tế đầu tư 47B