Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
83
Kích thước
426.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1983

Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế thế giới là một tiến trình quan trọng trên con

đường phát triển của dân tộc Việt Nam, mở ra thời kỳ mới với những

vận hội mới cho đất nước. Hệ thống tài chính quốc gia là một trong

những khâu quan trọng nhất để nền kinh tế có thể hội nhập thành công

và Ngân sách Nhà nước đóng một vai trò đặc biệt giúp cho Nhà nước

Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình.

Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 ra đời, có hiệu lực năm 2004

thay thế cho luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 và luật sửa đổi một số

điều của luật Ngân sách Nhà nước năm 1998 là cơ sở pháp lý quan

trọng phát huy hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Nhà nước. Đồng

thời, thể hiện sự tập trung, thống nhất, phân cấp mạnh mẽ tăng cường

quyền chủ động tài chính cho chính quyền cấp xã, nâng cao hiẹu quả

công tác quản lý Ngân sách xã. Bên cạnh đó, công tác quản lý Ngân

sách xã còn nhiều tồn tại ảnh hưởng tới hiẹu quat của quản lý, làm cho

Ngân sách xã chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng trong hệ

thống các cấp Ngân sách Nhà nước, chưa đảm bảo huy động đủ nguồn

nhân lực tài chính, giúp chính quyền cấp xã hoàn thành tốt chức năng,

nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, làm sao để tìm hiểu rõ được nguyên

nhân từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách

xã có một ý nghĩa quan trọng.

Trong thời gian thực tập tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, em đã

nhận thấy công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã

có nhiều sự đổi mới so với trước đây. Ý thức được vai trò quan trọng

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 1 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

của công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn, em đã chọn đề tài luận

văn: “Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân sách xã

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá một cách tổng quát công tác

quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian qua để từ đó

đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách xã.

Kết cấu đề tài gồm 3 chương.

Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải nâng cao công tác

quản lý Ngân sách xã.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý Ngân

sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Trong quá trình viết luận văn, em đã được sự giúp đỡ của cán bộ

phòng Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, sự chỉ bảo tận tình của

các thầy cô giáo tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn

thiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do khả năng

và thời gian hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính

mong các thầy cô giáo, các cán bộ Sở Tài chính và bạn đọc đóng góp ý

kiến để luận văn được hoàn chỉnh.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô

giáo trong khoa Tài chính Công. Đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học của

TS. Đặng Văn Du và các cán bộ công tác tại Sở Tài chính tỉnh Bắc

Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 2 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 3 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

CHƯƠNG 1

NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

1.1. Lý luận chung về Ngân sách xã

1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân sách xã

* Nước ta, đã có hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển gắn

liền với các triều đại phong kiến và cùng đó là sự hình thành và phát

triển của xã. Thời triều đại nhà Đường thống trị nước ta vào thế kỷ VII

tæng qu¶n Kh©u Hoµ lµ ngêi ®Çu tiªn ®Æt ®Þnh cÊp x·. Đất An Nam ngày

ấy có 12 “châu”, 59 “huyện” và dưới huyện là “hương” và “xã”.

Thế là từ việc đặt định và quản lý làng xã từ thời xa xưa, thực thể

làng xã và văn minh làng xã đã hiện hình: Từ quá trình định cư và cộng

cư của người việt lấy trồng trọt làm nông nghiệp lúa nước là chủ lực,

Nhà nước qua các triều đại từ tự chủ đến đô hộ trải qua các đời trong

đó các vấn đề thu chi - ngân sách - thuế khóa tiền tệ… trong lịch sử là

một trong những đặc trưng quan trọng của làng xã và văn minh làng xã

Với đặc trưng cơ bản riêng có, xã là một khu vực có đặc điểm

riêng biệt về mặt địa lý, lãnh thổ, kết cấu hạ tầng, các hoạt động kinh tế

- xã hội và cộng đồng dân cư. Là một đơn vị hành chính cấp cơ sở xã

cũng có bộ máy đại diện quản lý đảm bảo ổn định chính trị, xã hội.

* Theo nhà sử học Lê Văn Lan, NSX ở Việt Nam có quá trình

phát triển từ rất lâu đời. Bản “hương ước” của làng phú thôn, tổng phú

lão, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày trước ghi: “Nước có thuế

nước, như thuế đinh điền, môn bài để chi công việc công ích trong

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 4 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

nước. Dân phải đóng thuế ở dân như thuế: trâu, bò, ngựa, nhà cửa để lo

công việc cho dân”. Ở đây thuật ngữ và khái niệm “Dân” chính là dùng

cho làng xã.

Câu văn cổ này chính là một tuyên ngôn cho sự ra đời và tồn tại

NSX trong xã hội và văn minh làng xã ngày xưa. Với lý do: làng xã là

một đơn vị có tính tự tôn - tự trị - tự quản cao, nên cũng cần phải có

quỹ làng xã, sự ra đời và tồn tại “ngân sách” hiển nhiên là một tất yếu

truyền thống.

Theo luật NSNN (NSNN) năm 2002 và các văn bản hướng dẫn

thực hiện (NĐ số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2006 của chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN; Thông tư số

59/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực

hiện nghị định số 60/2003/NĐ – CP) NSX là một bộ phận của NSNN,

là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa chính quyền Nhà nước cấp xã

với nhân dân phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn

tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý, điều

hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. NSX là ngân sách của chính

quyền nhà nước cấp xã, do ủy ban nhân dân xã xây dựng quản lý, điều

hành, được HĐND xã quyết định và giám sát thực hiện. Theo quy định

của nhà nước thì NSX có những đặc điểm chung cơ bản sau:

- Về mặt sở hữu: NSX là một loại quỹ tiền tệ của Nhà nước, do

chính quyền cấp cơ sở quản lý và điều hành. Xã là một cấp ngân sách,

vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt bên dưới không có đơn vị dự toán

nào trực thuộc. Ngân sách câp xã có quyền tự chủ nhất định về nguồn

thu và nhiệm vụ chi được quy định trong các văn bản pháp luật về tài

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 5 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

chính, tuy nhiên tính độc lập của NSX lại là tương đối do nguồn thu

của xã có hạn và còn phải nhận trợ cấp của ngân sách cấp trên và phụ

thuộc vào ngân sách ngân sách cấp trên. Do vậy NSX được coi là dơn

vị dự toán cuối cùng và đó là một đặc trưng cơ bản của NSX khác so

với các cấp ngân sách khác.

- Về chủ thể: trong các hoạt động thu chi bằng tiền hình thành quỹ

ngân sách được các chủ thể công tiến hành, mà chủ thể công ở đây

chính là chính quyền Nhà nước cấp xã.

- Về mặt pháp luật: quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình thu

chi NSX là quan hệ lợi ích giữa hai bên, một bên là lợi ích chung của

cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã với một bên là lợi ích

chung của các chủ thể kinh tế khác. Là một đơn vị hành chính cấp cơ sở

đại diện là chính quyền xã vừa chịu trách nhiệm trước dân trong địa

giới hành chính của mình, vừa chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp

trên. Do vậy NSX không chỉ có mối quan hệ với các chủ thể công trong

địa giới hành chính xã mà còn quan hệ nhất định với các chủ thể của

chính quyền cấp trên, các quan hệ này luôn chịu sự điều chỉnh bởi các

luật công, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh, quyền uy.

Như vậy, quá trình hình thành quỹ NSX luôn gắn chặt với bộ máy

chính quyền cấp xã nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ

máy chính quyền xã, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà chính

quyền cấp xã đảm nhận trong từng thời kỳ do HĐND xã giao cho.

* Quá trình phát triển NSX gắn liền với quá trình phát triển của

các hình thái kinh tế - chính trị - xã hội qua từng thời đại..

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 6 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

- Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1971: giai

đoạn này NSX là một bộ phận hợp thành của hệ thống Ngân sách. NSX

góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc,

giải phóng miền Nam trong chiến tranh chống Pháp. NSX đã trở thành

công cụ, phương tiện vật chất có tác dụng to lớn trong sự nghiệp cách

mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong thời kỳ này nhà

nước đã ban hành các văn bản quy định nội dung cơ cấu thu, chi NSX

vào những năm 1946, 1952, 1958. Song việc ban hành quy định chưa

gắn liền với cơ chế quản lý và trách nhiệm của xã đối với quản lý khai

thác nguồn thu tại chổ, quản lý chế độ chi NSX, mối quan hệ giữa

UBND xã và hợp tác xã, sự nhất trí lợi ích của xã hội với lợi ích hợp

tác xã còn quy định chung chung, chưa xác định rỏ ràng cụ thể. Bên

cạnh đó việc phân cấp giữa NSX, thị trấn với Ngân sách huyện, Ngân

sách tỉnh cũng chưa được xác định rõ ràng, rành mạch, cụ thể.

- Giai đoạn từ năm 1972 đến 1983: giai đoạn này NSX đã thực sự

quản lý theo luật lệ thống nhất của Nhà nước, góp phần quan trọng

trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ

nghĩa.

Tháng 4/1972, với việc Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP về

điều lệ NSX, tiếp theo đó Bộ tài chính ban hành thông tư số 14 –

TC/TDT hướng dẫn việc thi hành điều lệ NSX. Nghị định 64/CP đã

quy định cụ thể nội dung của NSX gồm hai phần đó là: Thu và chi

thường xuyên; thu và chi không thường xuyên. Kèm theo đó là nội

dung cụ thể cũng như nguyên tắc quản lý của thu và chi thường xuyên

với thu và chi không thường xuyên. Đồng thời, cũng đã xác định được

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 7 Líp: K42/01.04

LuËn v¨n tèt nghiÖp Häc viÖn tµi chÝnh

quyền hạn trách nhiệm của từng cấp trong chính quyền trong việc xây

dựng quản lý NSX.

Đến tháng 5/1978 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết

108/CP về trách nhiệm quyền hạn quản lý tài chính và Ngân sách của

chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện. Nghị quyết đại hội lần thứ IV của

Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: NSX là một cấp NSNN nhưng

tạm thời chưa tổng hợp thu chi NSX vào Ngân sách huyện. Các khoản

trợ cấp NSX do Ngân sách huyện giải quyết.

- Giai đoạn từ năm 1983 đến 1996:

Cuối năm 1983 Hội đông Bộ trưởng nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (nay là Chính phủ) đã có quyết định hoàn thiện cơ cấu

hệ thống Ngân sách và phân cấp Ngân sách. Theo Nghị quyết

138/HĐBT ban hành ngày 19/11/1983 về cải tiến chế độ phân cấp quản

lý Ngân sách cho địa phương, NSX lúc này đã là khâu độc lập trong hệ

thống được thống nhất chung với hệ thống NSNN gồm bốn cấp: Trung

ương - Tỉnh - huyện - Xã. Nhưng dự toán và quyết toán NSX vẫn thực

hiện theo mục lục Ngân sách riêng và hạch toán theo chế độ kế toán

NSX.

Trong điều kiện thực hiện đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế

nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công tác quản lý Ngân sách có

nhiều thay đổi liên quan tới hoạt động thu chi. Trước tình hình đó, Bộ

tài chính đã ban hành tạm thời công văn số 35/TC-NSNN vào tháng

5/1990 hướng dẫn sử dụng kế toán NSX nhằm tăng cường công tác

quản lý NSX. Đây là bước đệm quan trọng trong công tác quản lý Ngân

sách, tạo điều kiện cho các địa phương thoát khỏi sự ràng buộc của cơ

Sv: Hoµng ThÞ YÕn 8 Líp: K42/01.04

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!