Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nâng cao chất lượng thuỷ sản Việt Nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài: Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt
Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại, kinh tế thế
giới và đặc biệt là WTO- tổ chức thương mại thế giới- một sân chơi mới mà
Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150. Tham gia vào các sân chơi
chung, đặc biệt là WTO, chúng ta không những có cơ hội mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm mà còn được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, tiếp
thu và ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, học hỏi những kinh
nghiệm quản lý của các tập đoàn kinh tế lớn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa
nước ta với các nước phát triển trong khu vực. Đồng thời người tiêu dùng sẽ
được hưởng một thị trường đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại.
Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam không những phải đọ sức với các doanh
nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, sản phẩm không chỉ được tiêu
thụ trương nước mà còn có xu hướng xuất khẩu sang các nước khác trên thế
giới. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh
nghiệp cần phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn và
tiết kiệm chi phí, chấp nhận cạnh tranh tạo thêm giá trị cho sản phẩm, mở
rộng thị phần nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khẳng định vị thế
của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, có tốc độ
tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn, ngành thủy sản ngày
càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mở rộng quan
hệ thương mại quốc tế với hơn 80 nước và vùng lãnh thổ, ngành thủy sản đã
góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm
để Việt nam tham gia hội nhập vào khu vực và thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay, để tồn tại và phát
triển, ngành thủy sản cần khẳng định hơn nữa vị trí của ngành trong nền kinh
tế. Với đặc điểm chính của ngành là cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho
người tiêu dùng do vậy sản phẩm của ngành phải có chất lượng và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là điều kiện thiết yếu nhất để sản phẩm
thủy sản có được thị trường chấp nhận hay không. Từ những yêu cầu đặt ra
Đề tài: Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt
Nam hiện nay
cần phải quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản. Quản lý chất lượng thủy sản
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho mọi người là nhân
tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh
cho doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm sạch sẽ làm tăng khả năng xuất
khẩu cho doanh nghiệp khi mà các thị trường nhập khẩu thủy sản ngày càng
“khó tính” hơn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là dư lượng
kháng sinh và các tạp chất hóa học có trong thực phẩm thủy sản. Nếu không,
vô hình dung các doanh nghiệp đã dựng lên những rào cản trên con đường
thâm nhập của những con tôm, con cá vào thị thường thế giới.
Qua nghiên cứu về thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt
Nam hiện nay, em đã chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số
giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay” nhằm đưa ra một số
kiến nghị để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm.
Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam hiện nay.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thuỷ sản Việt Nam.
Để hoàn thành được đề án môn học này, em được sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo Võ Thị Hoà Loan , em mong cô góp ý thêm để bài đề án của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô.
Đề tài: Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt
Nam hiện nay
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:
1.1.Khái niệm chất lượng sản phẩm:
Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, mỗi cách tiếp
cận đều dựa trên những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu,
nhiệm vụ nhất định trong thực tế và hình thành nên một cách hiểu về chất
lượng sản phẩm.
Theo cách tiếp cận tuyệt đối của các nhà triết học thì giá trị sử dụng tạo
nên thuộc tính hữu ích của nó và đó chính là chất lượng sản phẩm. Theo quan
niệm này thì chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất hoàn hảo, tuyệt đối và
khó có thể áp dụng trong quản trị kinh doanh.
Theo cách tiếp cận sản phẩm: chất lượng sản phẩm được coi là đại
lượng mô tả những đặc tính kinh tế - kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng
và chức năng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu định trước cho sản phẩm. Theo
quan niệm này chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với số lượng các thuộc tính
kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm - kỹ thuật nào thì có chất lượng ấy- không
quan tâm tới thị hiếu của người tiêu dùng nên thường dẫn đến sản xuất sản
phẩm với chất lượng cứng nhắc, được dùng nhiều trong nền kinh tế kế hoạch.
Do vậy không được người tiêu dùng đánh giá cao.
Theo quan điểm của các nhà sản xuất: chất lượng sản phẩm là sự hoàn
hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu - tiêu chuẩn,
quy cách đã được xác định trước. Định nghĩa này mang tính thực tế cao, đảm
bảo sản phẩm khi sản xuất ra đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, tạo cơ
sở thực tiễn cho hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng. Tuy nhiên,
quan điểm này mới phản ánh mối quan tâm của người sản xuất tới những chỉ
tiêu chất lượng của sản phẩm mà lãng quên nhu cầu thực của người tiêu dùng
nên không được dùng nhiều trong sản xuất hiện nay.
Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều người bán và cũng có rất nhiều
người mua. Để tồn tại và phát triển trên thị trường các nhà sản xuất phải quan
tâm tới nhu cầu của khách hàng nhiều hơn nhằm cung cấp những sản phẩm
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lại có lợi thế hơn so với các đối thủ trên