Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch trung quốc tại công ty tnhh
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
6.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1141

một số giải pháp marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch trung quốc tại công ty tnhh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ðược biết đến như là một thành phố Hoa phượng đỏ, Hải Phòng là thành

phố lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đây còn là cảng

lớn quan trọng thứ hai trong cả nước. Bên cạnh các lợi thế về vị trí trong phát triển

kinh tế nói chung, Hải Phòng còn được thiên nhiên ưu đãi với những tiềm năng

phát triển du lịch to lớn, đặc biệt là du lịch biển. Với những điều kiện thuận lợi trên

Hải Phòng dần trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du

lịch quốc tế.Trong đó, khách du lịch Trung Quốc chiếm một tỷ trọng không nhỏ

(đặc biệt là khách du lịch đến từ các tỉnh phía nam Trung Quốc). Thị Trường

khách này có nhiều thuận lợi như sự gần gũi về mặt địa lý, văn hoá lịch sử, phong

tục tập quán…Song nguồn khách tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách

triệt để vì các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao

trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Hải Phòng, các hoạt động Marketing chưa

được chú trọng, còn mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc không đồng bộ nên chưa phát

huy được hiệu quả trong việc thu hút khách du kịch Trung Quốc.

Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng là

một trong số rất nhiều công ty kinh doanh về dịch vụ du lịch trên địa bàn Hải

Phòng với lịch sử phát triển lâu đời. Công ty cũng là điểm đến ưa thích của khách

du lịch Trung Quốc khi đến với Hải Phòng. Song công ty vẫn chưa thực sự áp

dụng một cách hiệu quả các chính sách Marketing để khai thác một cách tốt nhất

thị trường khách tiềm năng này.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, trong thời gian thực tập, tìm hiểu và

nghiên cứu tại công ty TNHH một thành viên Du Lịch Dịch Vụ Công Đoàn Hải

Phòng, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketting-mix nhằm phát triển

thị trường khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch

dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng”.

Trong quá trình hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này, em xin chân thành

cảm ơn sự giúp đỡ các cô chú, anh chị trong công ty TNHH một thành viên du lịch

dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và thu thập thông

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 1

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

tin cho bài khoá luận, đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong

khoa Quản trị kinh doanh và đăc biệt là Tiến sĩ Tạ Duy Trinh đã tận tình chỉ bảo để

em có thể hoàn thành tốt bài Khoá luận này. Trong khoá luận, do kiến thức còn hạn

hẹp không thể tránh khỏi những sai sót em mong được sự góp ý của thầy cô để

Khoá luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích hệ thống lý luận Marketing và phân tích tình hình thực

tế hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ

Công Đoàn Hải Phòng đề xuất một số giải pháp Marketing-mix nhằm khai thác

hiệu quả thị trường khách du lịch Trung Quốc.

3. Phạm vi nghiên cứu

 Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ

Công Đoàn Hải Phòng.

 Thời gian nghiên cứu: 2 năm trở lại đây

4. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

 Phương pháp thống kê, phân tích

 Nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp các tài liệu: giáo trình, sách tham

khảo và các website…

5. Bố cục khoá luận

Đề tài bao gồm những nội dung sau:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về Marketing thu hút khách du lịch.

Chương II: Tình hình kinh doanh và thực trạng hoạt động Marketing-mix thu

hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ

Công Đoàn Hải Phòng.

Chương III: Một số giải pháp Marketing-mix nhằm thu hút khách du lịch Trung

Quốc đến với công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 2

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

1.1 Một số lý luận cơ bản về du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy

Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”. Từ “Tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng

Anh vào khoảng những năm 1800. Thuật ngữ “du lịch” được dịch sang tiếng Hán:

“du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải.

Cho đến nay, không chỉ nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều

có những nhận thức chưa thống nhất về khái niệm “du lịch”. Đúng như môt chuyên

gia du lịch đã từng nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì

có bấy nhiêu định nghĩa”. Tuy nhiên du lịch có thể được hiểu theo nghĩa chung

nhất nó vừa là hiện tượng xã hội vừa là hoạt động kinh tế.

 Du lịch là hiện tượng xã hội: là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong

thời gian rảnh rỗi của các cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục

hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo

việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá hoặc dịch vụ do các cơ sở

chuyên nghiệp cung ứng.

 Du lịch là hoạt động kinh tế: là lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm

thoả mãn nhu cầu nảy sinh nhu cầu di chuyển, lưu trú, tham quan và nghỉ dưỡng

của khách du lịch. Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công

đoạn mà quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường

nhằm mục đích sinh lời.

 Theo Luật du lịch Việt Nam do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005, định nghĩa “du lịch “ tại mục

1, điều 4: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải

trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Khái niệm về khách du lịch

Có không ít khái niệm về du khách. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau ta có

thể hiểu khách du lịch với các khái niệm khác nhau:

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 3

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

 Theo nhà kinh tế học người Anh Ogilvie: “Khách du lịch là tất cả những

người thoả mãn hai điều kiện rời khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoảng thời

gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở

đó” (trang 12[6]).

 Còn nhà xã hội học Cohen lại cho rằng: Khách du lịch là những người đi

tự nguyện mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ

và thay đổi thu nhận được trong các chuyến đi tương đối xa và không thường

xuyên (trang13[6]).

 Cũng có quan niệm của các tác giả Mc Intosh Goeldner: Khách du lịch là

người tìm kiếm những kinh nghiệm và sự thoả mãn về mặt vật chất hay tinh thần

khác nhau. Bản chất của du khách sẽ xác định các nơi đến du lịch lựa chọn và các

hoạt động tham gia thưởng thức (trang16[4]).

 Theo Luật du lịch Việt Nam du tại mục 2, điều 4: “Khách du lịch là người đi

du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”.

Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Trong

đó khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại

Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là

người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài

thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Vậy có thể thấy du khách là những người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh

rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi sức

khoẻ, thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh

thần, vật chât và các dịch vụ do các cơ sở kinh doanh du lịch dich vụ cung ứng.

Nói cách khác, khách du lịch là người từ nơi khác đến, mục đích cảm nhận

tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hay là

của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế họ là những người sử dụng các dịch

vụ vủa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch.

1.1.3 Các nhu cầu của khách du lịch

Nhu cầu

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nó là

thuộc tính tâm lý của con người. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp.

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 4

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

Nó bao gồm những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm, an toàn tính mạng

lẫn nhu cầu xã hội về sự cần thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như

những nhu cầu cá nhân về tri thức tự thể hiện mình.

Các nhu cầu của khách du lịch:

Các nhu cầu này được thể hiện qua nhu cầu của Maslow:

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

• Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological)

- thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi..Đây là nhu cầu

cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con người.

• Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an

toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

• Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc

(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia

đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

• Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác

được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 5

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

• Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn

sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và

được công nhận là thành đạt.

 Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch:

Nhu cầu du lịch chịu tác động của điều kiện khách quan như thiên nhiên,

kinh tế, chính trị, xã hội mà con người đang sống, làm việc và giao tiếp. Song nhu

cầu du lịch cũng chịu tác động của các điều kiện chủ quan của khách du lịch như

trình độ giáo dục, tâm sinh lý, kinh nghiệm bản thân, những đòi hỏi bên trong con

người. Có thể nêu lên một số tác động chính đến nhu cầu du lịch như:

- Kinh tế phát triển, thu nhập cá nhân tăng không chỉ đảm bảo nuôi sống mà

còn khả năng chi trả cho những đòi hỏi nghỉ ngơi, ham hiểu biết, mở rộng giao lưu…

- Phong tục tập quán có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động du

lịch. Phong tục tập quán có tác động kích thích nhu cầu và động cơ đi du lịch, song

cũng có tác động từ chối tiêu dùng các sản phẩm của dịch vụ du lịch.

- Truyền thống của một cộng đồng có ảnh hưởng trực tiếp thới hành vi tiêu

dùng của khách du lịch. Truyền thống của dân cư tại điểm du lịch có ảnh hưởng rất

nhiều đến tâm lý, tình cảm của khách du lịch. Truyền thống mến khách của cư dân

điểm du lịch, của đơn vị cung ứng du lịch sẽ là sức hút mạnh mẽ đố với du khách.

- Tín ngưỡng tôn giáo cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu du lịch. Người

theo đạo Hồi cho rằng trong đời người phải có ít nhất một lần đến thánh địa Mec￾Ca mới là tín đồ thực sự. Nhu cầu đó thúc đẩy du lịch tín ngưỡng phát triển.

- Dư luận xã hội cũng có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu di lịch. Đó là sự

phản ứng của một cộng đồng, một nhóm người đối với chủ trương, chính sách, sự

kiện về một loại hình sản phẩm, giá cả dịch vụ… Phải lắng nghe dư luận xung

quanh để điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm của mình mới đem lại hiệu quả cao trong

kinh doanh du lịch.

- Thị hiếu là một hiện tượng tâm lý xã hội có tính phổ biến lôi cuốn số đông

người vào một cái gì đó. Thị hiếu không có tính bền vững. Trong kinh doanh du

lịch phải biết nắm bắt thị hiếu. Đó là thời cơ làm ăn của doanh nghiệp.

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 6

Một số giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường khách du lịch

Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên du lịch dịch vụ Công Đoàn Hải Phòng

- Sở thích của khách du lịch cũng là nhân tố tác động đến nhu cầu du lịch.

Mỗi một cá nhân, nỗi loại du khách đều có những sở thích khác nhau. Phải nghiên

cứu kỹ sở thích của từng nhóm khách để có sản phẩm dịch vụ phù hợp. Ví dụ:

Khách du lịch Trung Quốc rất thích đi du lịch tập thể tập trung đông người, ăn món

ăn có vị bổ của thuốc.

-Trình độ văn hoá ngày càng cao thì càng có nhiều nhu cầu về du lịch.

Người ta đã thấy nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá càng cao thì tỷ lệ đi

du lịch càng tăng.

 Những dịch vụ du lịch chính đáp ứng nhu cầu của khách du lịch:

• Dịch vụ vận chuyển:

Bản chất của du lịch là đi lại. Khách muốn đến một điểm du lịch nhất thiết phải

có sự di chuyển từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch nào đó và ngược lại. Điều

kiện tiên quyết của dịch vụ vận chuyển là phương tiện và sự tổ chức vận chuyển.

Để thoả mãn nhu cầu này cần tính toán kĩ: Khoảng cách, mục đích chuyến

đi, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng, sức khoẻ của khách, sự an toàn trong

quá trình vận chuyển.

Sinh viên: Phạm Thị Quyên. Lớp QT901P 7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!