Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc
MIỄN PHÍ
Số trang
49
Kích thước
396.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1243

một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Đinh Thái

Linh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

I. TỔNG QUÁT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1. Khái Niệm Về Quản Trị Nhân Sự:

Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều về quản trị nhân sự, khi người ta nói đến

một công ty, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải vì thiếu vốn, thiếu trang thiết bị,

thiếu mặt bằng….mà người ta nghĩ ngay đến người đó không đủ năng lực điều hành

công việc và thiếu được trang bị kiến thức về quản trị nhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm

trong chiến lược con người

Sự phân tích về mức độ tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản qua nhiều

năm đã cho thấy rằng yếu tố quyết định là chiến lược con người và chính sách nhân sự

của họ.

Qua đó ta thấy, trong thời đại ngày nay muốn làm được việc vĩ đại hay thành đạt

trong kinh doanh thì cần phải biết sử dụng nhân tài, biết khai thác các nguồn nhân lực

và phối hợp hoạt động của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Yếu tố làm hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp làm ăn kém hiệu quả chính là

sự thiếu thốn về mặt chất lượng và sức mạnh của nhà quản trị, không biết cách khai

thác các nguồn nhân lực và sự lãng phí không thể tưởng tượng được về các nguồn

nhân lực - vật lực.

Vì thế, có thể nói quản trị nhân sự là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp,

bởi vì nó động chạm đến những con người cụ thể với những hoàn cảnh và nguyện

vọng, sở thích cảm xúc và văn hoá riêng biệt.

Giáo sư người Mỹ Dinock cho rằng: “ Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ

những biên pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết

tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó”. Còn

Giáo Sư Felix Migro thì cho rằng: “ Quản trị nhân sự là chọn lựa nhân viên mới và

sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi

người đều đạt tới mức tối đa có thể”.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Vân 1

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Đinh Thái

Linh

Chức năng quản trị nguồn nhân sự liên quan đến việc hoạch định nhân sự, tuyển

mộ, chọn lựa, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của công nhân

viên.

Nhân sự phải gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp con người vào những vị trí

nhất định trong bộ máy tổ chức để đảm bảo khả năng quản trị, điều hành được doanh

nghiệp cả hiện tại lẫn tương lai.

Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị. Bởi

con người bao giờ cũng là yếu tố quan trong nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc

chọn lựa, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí bộ máy

trong tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị.

Quản trị nhân sự phải được xem xét theo quan điểm hệ thống. Việc xác đinh

nguồn nhân sự, vấn đề tuyển chọn, sắp xếp đề bạt, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân

viên….. cần phải được đặt trên cơ sở khoa học, trong mối quan hệ tương quan với

nhiều vấn đề và chức năng khác của quản trị. Chúng được xem xét xuất phát từ các

chiến lược, kế hoạch kinh doanh, từ các chính sách nhân sự kế hoach và các điều kiện

của môi trường.

2. Tầm Quan Trọng Của Vấn Đề Quản Trị Nhân Sự

Quản trị nhân sự giữ vai trò quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan

tâm nghiên cứu, phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của

tiến trình quản trị.

Việc nghiên cứu quản trị nhân sự là hết sức cần thiết:

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà

nước, do đó đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh. Các nhà quản trị nói chung và kinh

doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức, trong đó yếu tố con người là quyết định.

việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, hay đúng cương vị đang là vấn đề rất

quan tâm đối với mọi hình thức tổ chức hiện nay.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế “

mở” buộc các nhà quản trị phải biết cách thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp xếp,

SVTH: Nguyễn Thị Bích Vân 2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Đinh Thái

Linh

đào tạo, điều động nhân sự trong bộ máy thế nào nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đang được

mọi giới quan tâm.

Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp các nhà quản trị học được cách giao dịch với

người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân

viên, biết cách đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, biết cách lôi kéo nhân viên say

mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao

động, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả của tổ chức.

3. Mục Tiêu Của Công Tác Quản Trị Nhân Sự

Nhìn chung quản trị nhân sự là công việc cố gắng đạt được các mục tiêu cơ bản

sau đây:

3.1. Mục tiêu thuộc về tổ chức. Nhóm mục tiêu này tổ chức cố gắng thực hiện

để đạt được: Chi phí lao động thấp trong giá thành, năng suất tối đa của nhân viên,

nguồn lao động ổn định và sẳn sàng, sự trung thành gắn bó với doanh nghiệp của

người lao động, sự hợp tác của người lao động, mong muốn người lao động phát huy

sáng kiến, hướng đến một tổ chức chặc chẻ có hiệu quả và cuối cùng vẫn là lợi nhuân

cao và chiến thắng trong cạnh tranh.

3.2. Mục tiêu cá nhân. Bao gồm các vấn đề mong đợi của người lao động về:

Việc làm và điều kiện làm việc: An toàn ( tính mạng, sức khoẻ, an ninh…), một

việc làm không buồn chán đơn điệu, một việc làm phù hợp với năng lực và sở trường,

được làm việc trong môi trường không khí lành mạnh, điều kiện làm việc thuận lợi,

thời gian làm việc thích hợp….

Quyền và lương: nguời lao động mong muốn được đối xử tôn trọng theo các

phẩm giá của con người, được cảm thấy mình quan trọng và cần thiết, được quyền làm

việc dưới sự điều khiển của cấp trên hiểu biết về giao tế nhân sự, họ cần cấp trên quan

tâm đến gia đình họ, muốn được quyền tham dự vào các quyết định liên quan tới mình,

muốn có một hệ thống lương bổng công bằng, hưởng lương đúng với những gì cống

hiến.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Vân 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Đinh Thái

Linh

Cơ hội thăng tiến: họ muốn được cấp trên nhận biết thành tích của họ trong quá

khứ, có có hội cao trong việc đào tạo và phát triển, họ muốn có cơ hội bày tỏ tài năng

và tạo điều kiện để lập thành tích, và cuối cùng là cơ hội tăng chức để cải thiện mức

sống trong tương lai.

3.3. Mục tiêu xã hội: Sự phát triển của doanh nghiệp đi đôi việc với bảo vệ môi

trường sống, bảo vệ người tiêu dùng, và tuân thủ những yêu cầu của luật pháp.

II. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Các hoạt động liên quan đến quản trị nhân sự rất đa dạng và thay theo các tổ chức

khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân sự

theo các nhóm chức năng sau đây:

1.Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng

vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc

của doanh nghiệp. Để có thể tuyển đúng người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp

phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong

doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người. Thực

hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên

và yêu cầu đặt ra đối với ứng viên là như thế nào. Việc áp dựng các kỹ năng tuyển

dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất

cho công việc. Do đó nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và

hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu

giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

2.Nhóm chức năng đào tạo, phát triển: Nhóm chức năng này chú trọng việc

nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các

kỹ năng trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều

kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp

dựng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên nhằm xác định năng lực

thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp.

Đồng thời các doanh nghiệp thường lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại

nhân viên mỗi khi có sự thay đổi nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc qui trình công

SVTH: Nguyễn Thị Bích Vân 4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!