Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Góp Phần Thúc Đẩy Quá Trình Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Đông Hưng Tỉnh Thái Bình Từ Kinh Nghiệm Mô Hình Thí Điểm Xã Trọng Quan
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1035

Một Số Giải Pháp Góp Phần Thúc Đẩy Quá Trình Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Đông Hưng Tỉnh Thái Bình Từ Kinh Nghiệm Mô Hình Thí Điểm Xã Trọng Quan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Dung

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian 2 năm học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam,

chương trình đào tạo Cao học Khóa 18 (2010 – 2012), chuyên ngành Kinh tế

nông nghiệp, hiện nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp cho khóa học:

“Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương

trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái

Bình từ kinh nghiệm mô hình thí điểm xã Trọng Quan”.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện

cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Cảm ơn các thầy cô trong Khoa đào tạo sau Đại học, thầy cô bộ môn

trong và ngoài trường đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức, giúp đỡ

tạo điều kiện cho tôi trong công tác, học tập.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Minh Chính người đã chỉ

bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã tận tình giúp

đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng trong quá trình thực hiện luận văn.

Qua đây cũng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, xã viên

ủy ban nhân dân và toàn thể nhân dân xã Trọng Quan.

Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, động viên của gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp và các học viên trong lớp K18B KTNN giúp tôi hoàn thành luận văn.

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tôi cũng đã cố

gắng, nỗ lực hết mình song bài luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những

khiếm khuyết. Rất mong các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp tiếp

tục đóng góp ý kiến chỉ bảo để tôi có thêm cơ hội tiếp thu nâng cao kiến thức

chuyên môn của bản thân./.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Dung

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan.....................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục.............................................................................................................iii

Danh mục các từ viết tắt...................................................................................vi

Danh mục các bảng .........................................................................................vii

Danh mục các hình.........................................................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 5

1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông dân, nông thôn................................ 5

1.1.2. Khái niệm phát triển nông thôn ..................................................... 5

1.1.3. Nông thôn mới................................................................................. 5

1.1.4. Nội dung Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM .......................................... 8

1.1.5. Nguyên tắc xây dựng NTM .............................................................. 9

1.1.6. Mục tiêu của chương trình NTM ..................................................... 9

1.1.7. Vai trò chủ thể của người dân trong quá trình xây dựng NTM .... 10

1.1.8. Nội lực của cộng đồng................................................................... 12

1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 12

1.2.1. Một số chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng NTM.....12

1.2.2. Một số chủ trương của tỉnh Thái Bình về xây dựng NTM............. 13

1.2.3. Cơ sở thực tiễn từ kinh nghiệm một số nước trên thới giới trong

xây dựng NTM ......................................................................................... 13

1.2.4. Cơ sở thực tiễn từ kinh nghiệm ở Việt Nam trong xây dựng NTM 20

iv

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................................ 25

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu............................................. 25

2.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn huyện Đông Hưng........................... 25

2.1.4. Giới thiệu chung về địa bàn xã Trọng Quan................................. 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 34

2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ....................... 34

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 35

2.2.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................... 36

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 37

3.1. Kết quả xây dựng NTM ở huyện Đông Hưng...................................... 37

3.2. Những khó khăn trong quá trình xây dựng NTM ở Đông Hưng ......... 40

3.3. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng NTM ở huyện Đông Hưng ......... 42

3.4. Kế hoạch phát triển xã Trọng Quan giai đoạn 2009-2013 theo tiêu chí NTM43

3.5. Kết quả thực hiện xây dựng NTM tại xã Trọng Quan ......................... 47

3.5.1. Kết quả thực hiện tiêu chí quy hoạch ............................................ 53

3.5.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ hạ tầng kinh tế- xã hội...................... 56

3.5.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế và tổ chức sản xuất............... 67

3.5.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ văn hóa – xã hội – môi trường ......... 73

3.5.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ hệ thống chính trị ............................. 75

3.6. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng NTM trên địa bàn xã

Trọng Quan.................................................................................................. 79

3.6.1. Vốn, nguồn vốn .............................................................................. 79

3.6.2. Công tác tuyên truyền.................................................................... 80

3.6.3. Thực trạng sự tham gia của người dân vào chương trình XDNTM

ở xã Trọng Quan...................................................................................... 81

v

3.7. Bài học kinh nghiệm qua mô hình thí điểm thực hiện chương trình xây

dựng NTM tại xã Trọng Quan..................................................................... 88

3.8. Một số giải pháp đề xuất góp phần thực hiện chương trình xây dựng

NTM trên địa bàn huyện Đông Hưng từ kinh nghiệm thí điểm tại xã

Trọng Quan.................................................................................................. 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Viết đầy đủ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

HTX Hợp tác xã

NTM Nông thôn mới

CSHT Cơ sở hạ tầng

TN Tự nhiên

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

1.1 Nội dung Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM 8

2.1 Tình hình dân số tại xã Trọng Quan 32

3.1 Đánh giá kết quả thực hiện đề án xây dựng ntm xã trọng quan so

với 19 tiêu chí

49

3.2 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Trọng Quan 54

3.3 Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông ở xã Trọng Quan 58

3.4 Kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi tại xã Trọng Quan 60

3.5 Thực trạng cơ sở vật chất trường học tại xã Trọng Quan 61

3.6 Hiện trạng cơ sở vật chất văn hóa xã Trọng Quan 64

3.7 Cơ cấu kinh tế xã Trọng Quan 68

3.8 Đánh giá tỷ lệ hộ nghèo xã Trọng Quan 69

3.9 Thống kê số lượng lao động theo ngành nghề tại xã Trọng Quan 69

3.10 Kết quả thực hiện chương trình NTM của Trọng Quan giai đoạn

2009-2012

81

3.11 Kết quả phỏng vấn nhu cầu tăng thu nhập theo các hướng sản

xuất khác nhau

82

3.12 Kết quả phỏng vấn cách tiếp cận thông tin về chương trình NTM 82

3.13 Kết quả phỏng vấn lợi ích mà chương trình NTM mang lại cho bà con 86

3.14 Kết quả phỏng vấn chất lượng của CSHT 88

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

2.1 Đồ thị tỷ lệ mức thu nhập toàn xã 33

2.2 Đồ thị tỷ lệ mức thu nhập toàn xã 33

3.1 Đồ thị tỷ lệ đất nông nghiệp xã Trọng Quan 54

3.2 Đồ thị tỷ lệ đất tự nhiên xã Trọng Quan 55

3.3 Đường giao thông trục thôn ở Trọng Quan 57

3.4 Đường bờ vùng xã Trọng Quan đang được đầu tư phục vụ dân

sinh và sản xuất nông nghiệp

59

3.5 Trường Mầm non Xã Trọng Quan đầu tư xây dựng mới theo tiêu

chí nông thôn mới

62

3.6 Nhà văn hóa thôn 63

3.7 Trụ sở làm việc của UBND xã Trọng Quan 65

3.8 Đồ thị cơ cấu kinh tế xã Trọng Quan trước và sau khi xây dựng NTM 67

3.9 Đồ thị cơ cấu lao động theo nghành nghề tại xã Trọng Quan 70

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam tính đến năm 1999 dân số sống ở vùng nông thôn chiếm

76,5%, năm 2009 chiếm 70,4%, năm 2011 chiếm 69,4%. Chính vì thế cuộc

sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội.

Trong những năm qua nhiều chương trình phát triển nông nghiệp-nông

dân-nông thôn đã được thực hiện như: Chương trình tam nông, chương trình

giống, chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông, khuyến

lâm...bên cạnh đó, với nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

như: Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường

nông thôn; Chương trình 135; Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo;

Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 về một số chính sách ưu đãi,

khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác chương trình cấp nước sạch nông

thôn; Nghị quyết 02/NĐ-CP ngày 8/10/2010 của chính phủ về khuyến nông;

Nghị định 80/NĐ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững

thời kỳ 2011-2020..., Các chương trình, dự án đã góp phần giúp khu vực nông

nghiệp, nông thôn có bước phát triển khá toàn diện, năm 2011 Giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông

nghiệp tăng 4,78%; lâm nghiệp tăng 5,74%; thủy sản tăng 6,39%. Kết cấu hạ

tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an

ninh - chính trị, trật tự an toàn được giữ vững...

Tuy nhiên, sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi

xướng và lãnh đạo, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi

thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển

giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông

nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông,

thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày

2

càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ

hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát

sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Với thực trạng nông thôn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu công

nghiệp hóa- hiện đại hóa, do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh

vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường nhằm phát triển nông thôn bền vững,

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.

Để giải quyết những vấn đề này theo quyết định số 800/QĐ-TTg của

Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn

mới (NTM) giai đoạn 2010-2020, Chính phủ đã triển khai chương trình xây

dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 với 19 bộ tiêu chí.

Sau khi xây dựng NTM trên 11 xã điểm của Trung ương, thực tế đã

chứng minh được rằng, người dân ở đó đang được tiếp cận và thụ hưởng nền

sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc hơn, diện mạo sạch sẽ, thôn xóm văn

minh và quản lý dân chủ hơn.

Xã Trọng Quan là một trong 8 xã của tỉnh Thái Bình được chọn làm

điểm xây dựng NTM từ năm 2009, đến tháng 2 năm 2012 xã đã hoàn thành

13/19 tiêu chí, hoàn thành việc xây dựng đề án xây dựng NTM và các đề án

thành phần, giờ đây diện mạo của xã đã thay đổi rất lớn. Nhận thấy xây dựng

NTM là một tất yếu để phát triển nông thôn tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên

cứu: “Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương

trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ

kinh nghiệm mô hình thí điểm xã Trọng Quan” nhằm đánh giá thực trạng,

tiềm lực và xác định các điều kiện, để đáp ứng tiêu chí xã NTM cũng như

cách tiếp cận để thúc đẩy quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong

thời gian tới.

3

Kết quả của nghiên cứu này hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

với công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thái

Bình nói riêng, qua đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm phổ biến cho huyện

nhà Đông Hưng trong công cuộc xây dựng NTM thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương

trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ kinh

nghiệm mô hình thí điểm xã Trọng Quan.

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về xây dựng NTM.

+ Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, rút ra bài

học kinh nghiệm từ xã Trọng Quan – Đông Hưng – Thái Bình.

+ Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng

NTM trên địa bàn Huyện Đông Hưng từ kinh nghiệm mô hình thí điểm xã

Trọng Quan.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu thực hiện ở phạm vi xã điểm Trọng Quan, huyện

Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện NTM ở phạm vi

xã điểm Trọng Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Phạm vi về không gian: Địa giới hành chính xã Trọng Quan, huyện

Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu các năm 2009- 2012.

4

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn, phát triển nông thôn và xây

dựng NTM.

- Đánh giá thực trạng xã Trọng Quan so với các tiêu chí NTM vào thời

điểm nghiên cứu.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng NTM trên địa

bàn xã Trọng Quan.

- Rút ra được bài học kinh nghiệm qua mô hình thí điểm thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trọng Quan.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình xây dựng

NTM trên địa bàn huyện Đông Hưng trong quá trình xây dựng NTM

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!