Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Góp Phần Thúc Đẩy Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Các Nguồn Lực Trên Địa Bàn Huyện Yên Mô Tỉnh Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------------
LÊ THỊ ĐIỆP MINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------
LÊ THỊ ĐIỆP MINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ MINH CHÍNH
Hà Nội, 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn và các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Thị Điệp Minh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình cũng như sự đóng góp chỉ bảo của nhiều đơn vị và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cá nhân và tập thể đã giúp đỡ tôi
suốt thời gian qua.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc và sự chỉ
bảo tận tình của thầy giáo – TS. Lê Minh Chính là người trực tiếp hướng dẫn
khoa học để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo những người đã trang bị cho tôi những kiến
thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Uỷ ban nhân dân
huyện Yên Mô, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn, phòng Thống kê đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số
liệu cho tôi thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp cũng như
bạn bè trong quá trình học tập và thời gian thực hiện luận văn này
Hà Nội, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn
Lê Thị Điệp Minh
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN……………………………...……………………….…………i
LỜI CAM ĐOAN………………………………..………………….……..…ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu........................................................... 5
1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ..................................................................................................................................5
1.1.2. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................10
1.1.3. Yêu cầu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...................17
1.1.4. Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 21
1.1.5. Các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................34
1.1.6. Lý luận về hiệu quả sử dụng các nguồn lực chính trong sản xuất nông nghiệp
.............................................................................................................................................39
1.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 52
1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước...............52
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.......................................................................56
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 58
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình........................... 58
2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình..........................................58
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................59
iv
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................................63
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 66
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát....................................................66
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ..................................................................66
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................67
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài..............................................67
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 68
3.1. Thực trạng về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
Yên Mô giai đoạn 2000 đến nay ..................................................................... 68
3.1.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Yên Mô giai đoạn 2000 đến nay
.............................................................................................................................................68
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Mô giai đoạn 2000 đến nay
.............................................................................................................................................69
3.1.3. Đánh giá tác động của các nhân tố đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ở huyện Yên Mô...........................................................................................79
3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với hiệu quả sử dụng các nguồn
lực ở huyện Yên Mô...........................................................................................................84
3.1.5. Đánh giá chung.......................................................................................................94
3.2. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế nông
nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả các nguồn lực ..................................... 97
3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới của
huyện Yên Mô.....................................................................................................................97
3.2.2. Phương hướng chủ yếu chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Mô
.............................................................................................................................................99
3.2.3. Những giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dich cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH-HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
CPSX Chi phí sản xuất
GTSX Giá trị sản xuất
LĐ Lao động
LUT Loại hình sử dụng đất
NNLNN Nguồn nhân lực nông nghiệp
TNHH Thu nhập hỗn hợp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Giá trị sản xuất theo ngành 2005-2011 của huyện Yên Mô 68
3.2 Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế 2005-2011 huyện
Yên Mô
69
3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành Nông-Lâm - thủy sản
huyện Yên Mô
70
3.4 Số hộ nông – lâm – thuỷ sản 2005-2011 78
3.5 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huyện theo nguồn vốn cấu
thành
79
3.6 Vốn đầu tư phát triển phân bổ cho các ngành 80
3.7 Tình hình sử dụng đất qua các năm 82
3.8 Công trình thuỷ lợi nhà nước huyện Yên Mô 83
3.9 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 86
3.10 Vốn đầu tư bình quân/hộ 90
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
3.1 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản 70
3.2 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp 72
3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 73
3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 74
3.5 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp 75
3.6 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản 76
3.7 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo TPKT 77
3.8 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cho xã hôi theo nguồn vốn 80
3.9 Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn 81
3.10 Tình hình sử dụng đất huyện Yên Mô 82
3.11 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 85
3.12 Vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế 89
3.13 Vốn đầu tư cho ngành nông – lâm – thuỷ sản 90
3.14 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 92
3.15 Lao động trong các ngành nông – lâm – thuỷ sản 93
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trước đây được biết đến là một nước thuần nông, hơn 80%
dân số làm làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngay sau khi đất nước hoàn toàn
giải phóng, Nhà nước đã có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
tuy nhiên lại chưa đem lại hiệu quả cho nền kinh tế cả nước. từ năm 1982,
Đảng này quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp
và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng,
và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng
trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam
tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển
biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung
cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988
trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cùng với quá trình
hội nhập kinh tế thế giới và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Việt
Nam đang dần phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ với xu hướng giảm tỷ trọng của
ngành nông lâm nghiệp. Và tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng
cao hiệu quả các nguồn lực.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị
sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm
1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong
nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những
năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của
2
nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào
GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm
khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ ba trên thế giới về xuất
khẩu gạo.
Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định và hoàn thiện một cơ cấu
kinh tế nông nghiệp hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền
kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những
nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. Đó là quá
trình biến đổi về chất, toàn diện và là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ, phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực, trong đó phát
triển một nền nông nghiệp và thị trường hàng hoá đa dạng trên cơ sở một nền
nông nghiệp gắn bó với công nghiệp, phát triển ngành nghề mới, một hệ
thống dịch vụ có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu phát triển trên địa bàn nông
thôn.
Để hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên những nguồn
lực sẵn có để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu đó theo hướng phát triển
bền vững. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hoàn thiện, có tận dụng được các
nguồn lực thì mới là đòn bẩy cho phát triển kinh tế cả nước nói chung. Việc
xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy tối đa tiềm lực và lợi thế
của huyện để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao việc sử dụng các
nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
với huyện Yên Mô – tỉnh Ninh Bình nói riêng. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3
nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trên địa
bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp. Nguồn lực
trong phát triển kinh tến nói chung và với phát triển kinh tế nông nghiệp nói
riêng có rất nhiều nguồn lực trong đó gồm nguồn lực kinh tế và phi kinh tế.
Để tập trung đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn lực với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp tôi chỉ lựa chọn ba nguồn lực chính có vai trò chủ
đạo nhất đó là vốn, đất đai và lao động trong phạm vi giới hạn của luận văn.
2-Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực
+ Phân tích, đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô trong mối quan hệ với nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực
+ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp
+ Đề xuất được những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở huyện Yên Mô và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :