Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Góp Phần Ổn Định Và Nâng Cao Mức Sống Cho Người Dân Tái Định Cư Khu Công Nghiệp Lương Sơn Huyện Lương Sơn Tỉnh Hoà Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo
chương trình đào tạo Cao học Khoá 18 ( 2010-2012), chuyên ngành Kinh tế
Nông nghiệp tôi xây dựng đề cương và đi nghiên cứu, thực tập với nội dung
"Một số giải pháp góp phần ổn định và nâng cao mức sống cho người dân tái
định cư khu công nghiệp Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình" nay
đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp cho khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện
tốt cho tôi suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn các Thầy, cô giáo trong
khoa Đào tạo Sau Đại học, thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và QTKD đã nhiệt
tình giảng dạy truyền đạt kiến thức.
Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn đã
tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Phòng tài chính kế hoạch,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện Lương Sơn, ... đã
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập thu được kết quả tốt.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để công bố công trình khoa học nào, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2013
Nguyễn Thị Minh Huấn
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... i
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 3
1.1. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề di dân, tái định cư ..................... 3
1.1.1. Vấn đề di dân .................................................................................. 3
1.1.2. Tái định cư ...................................................................................... 6
1.1.3. Chính sách tái định cư .................................................................... 6
1.2. Kinh nghiệm về tổ chức và thực hiện công tác tái định cư trên thế giới
..................................................................................................................... 20
1.2.1. Tại một số nước Châu Á ................................................................ 28
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 33
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 42
2.1. Các đặc điểm cơ bản của huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình ................ 42
2.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên .............................................................. 42
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................... 47
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện cơ bản của Huyện Lương Sơn ........ 58
2.2. Giới thiệu về khu công nghiệp Lương Sơn .......................................... 61
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 62
2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu khảo sát ........................ 62
2.3.2 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu ........................... 62
iii
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................ 63
2.3.4 Phương pháp chuyên gia ............................................................... 67
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 68
3.1. Tình hình thu hồi đất, di chuyển dân cư cho phát triển khu công nghiệp
Lương Sơn – Hòa Bình ............................................................................... 68
3.1.1. Tình hình thu hồi đất cho khu công nghiệp Lương Sơn ................ 68
3.1.2. Tình hình bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tại KCN Lương Sơn 69
3.1.3. Tình hình tổ chức tái định cư cho các hộ phải di dời ................... 73
3.2. Thực trạng việc làm, thu nhập và chi tiêu của người dân tái định cư .. 74
3.2.1. Thông tin về các hộ gia đình điều tra ........................................... 74
3.2.2. Sự thay đổi các điều kiện sản xuất và đời sống của các hộ điều tra
................................................................................................................. 75
3.2.3. Đánh giá tổng hợp mức sống của người dân tái định cư ............. 80
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức sống của người dân tái định cư trên địa
bàn huyện Lương Sơn ................................................................................. 86
3.3.1. Kiểm định chất lượng thang đo ..................................................... 87
3.3.2. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA ................................ 87
3.3.3. Phân tích hồi quy bội .................................................................... 91
3.4. Những thành công và tồn tại trong công tác TĐC trên địa bàn huyện
Lương Sơn ................................................................................................... 95
3.4.1. Những thành công ......................................................................... 95
3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác tái định cư ........... 96
3.5. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao mức sống cho người
dân tái định cư trên địa bàn huyện Lương Sơn ........................................... 97
3.5.1. Giải pháp về chính sách .................. Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ................. Error! Bookmark not defined.
3.5.3. Về phía người dân ........................... Error! Bookmark not defined.
iv
3.5.4. Về phía doanh nghiệp ...................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 97
1. Kết luận .................................................................................................... 99
2. Kiến nghị .................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
1 BQ Bình quân
2 CN Công nghiệp
3 GTSP Giá trị sản phẩm
4 GTSX Giá trị sản xuất
5 HGĐ Hộ gia đình
6 KCN Khu công nghiệp
7 LĐ Lao động
8 TĐC Tái định cư
9 TM Thương mại
10 TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng, hình Trang
2.1 Cơ cấu đất đai huyện Lương Sơn - Hoà Bình 39
2.2 Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơn 42
2.3 Tình hình KT-XH của huyện Lương Sơn 2009 - 2011 50
2.4 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới mức sống của người dân tái định
cư trên địa bàn huyện
59
3.1 Kết quả thực hiện kế hoạch thu hồi đất của dự án 62
3.2 Đơn giá đền bù cho người dân tái định cư 59
3.3 Số tiền đền bù và hỗ trợ cho người dân tái định cư 66
3.4 Một số thông tin về các hộ điều tra 67
3.5 So sánh diện tích đất bình quân tại nơi ở cũ và nơi TĐC 70
3.6 So sánh sự thay đổi về tài sản của người dân trước và sau TĐC 72
3.7 Sự thay đổi về việc làm của người dân trước và sau TĐC
3.8 Bảng thống kê số lượng vật nuôi của người dân năm 2012
3.9 Sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của các HGĐ điều tra
3.10 Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các HGĐ điều tra
3.11 Kết quả kiểm định Cronbach alpha
3.12 Kiểm định KMO and Bartlett's Test
3.13 Tổng phương sai được giải thích
3.14 Ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrixa
3.15 Tóm tắt mô hình - Model Summaryb
3.16 ANOVAb
3.17 Hệ số hồi quy - Coefficientsa
3.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, đặc biệt là những năm gần
đây việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp phát triển nhanh đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một
diện tích lớn đất đai trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp được thu hồi sử
dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp. Việc thu hồi đất diễn ra trên
diện rộng trong nhiều năm qua đã tác động lớn đến đời sống nhân dân và tình
hình kinh tế xã hội khu vực có đất bị thu hồi ở cả hai góc độ tích cực và tiêu
cực.
Một vấn đề đang đặt ra hiện nay là tác động của việc di dời đến đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân tái định cư. Việc di chuyển
những người dân bị ảnh hưởng ra khỏi địa bàn cư trú lâu dài dẫn đến sự thay
đổi về môi trường sống, văn hóa và tập tục canh tác, điều kiện khí hậu…ngoài
việc phải thay đổi môi trường sống, người dân còn bị mất đất nông nghiệp, do
vậy chính quyền địa phương cần có những định hướng cho người dân giúp họ
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước ổn định thu nhập.
Bên cạnh việc ổn định đời sống vật chất cho người dân thì việc quan
tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân cũng cần được chú trọng.
nơi tái định cư của người dân cần có đủ các yếu tố như cơ sở vật chất đầy đủ,
có hệ thống điện, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, chợ trung tâm, nhà
văn hóa…nhóm dân cư bị tác động lớn nhất phải di dời đó là người già và trẻ
em, hiện nay khi tổ chức tái định cư chính quyền vẫn chưa quan tâm đến
nhóm dễ bị tổn thương nhất.
2
Là địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình nhưng huyện Lương Sơn lại có một
lợi thế mạnh trong việc phát triển công nghiệp và thu hút những dự án công
nghiệp trong và ngoài nước. Huyện có những lợi thế về địa lý do nằm giáp
danh thủ đô Hà Nội, thuận lợi về giao thông, thiên nhiên, nguyên liệu và
nguồn lao động dồi dào…Hiện tại huyện đã có khu công nghiệp Lương Sơn
đi vào hoạt động. Nhưng vấn đề ổn định đời sống cho những hộ dân bị di dời
để xây dựng khu công nghiệp đang là bài toán khó với các nhà quản lý và cho
chính các doanh nghiệp tại khu công nghiệp này
Xuất phát từ những vấn đề trên, để hiểu hơn về những tác động của
việc tái định cư đến mức sống của người dân tôi đã chọn đề tài: “Một số giải
pháp góp phần ổn định và nâng cao mức sống cho người dân tái định cư khu
công nghiệp Lương Sơn huyện Lương Sơn – Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần ổn định an sinh xã hội, nâng cao mức sống cho người dân
thuộc diện tái định cư khu công nghiệp Lương Sơn, huyện Lương Sơn – Hòa
Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về tái định cư cho người
dân trong phát triển khu công nghiệp.
- Đánh giá được tình hình sản xuất, đời sống của người dân tái định cư
tại khu tái định cư Liên Sơn, huyện Lương Sơn.
- Chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng tới mức sống của người dân tái
định cư tại khu tái định cư Liên Sơn, huyện Lương Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần ổn định và nâng cao mức
sống cho người dân tái định cư tại khu tái định cư huyện Lương Sơn.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề di dân, tái định cư
1.1.1. Vấn đề di dân
Nghiên cứu di dân trên thế giới mới chỉ bắt đầu dưới thời kỳ phát triển
Tư bản chủ nghĩa ở phương Tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học
khác nhau (địa lý nhân văn, kinh tế, lịch sử, xã hội học, thống kê, toán học,…)
[4, tr. 42].
Các lý thuyết về di dân gồm: Lý thuyết quá độ di dân; lý thuyết kinh tế
về di dân; lý thuyết của Ravenstein; lý thuyết đô thị hóa quá mức; lý thuyết
“hút - đẩy”.
Lý thuyết quá độ di dân đã chỉ ra tầm quan trọng tương đối của các
hình thái di chuyển khác nhau tương ứng với trình độ phát triển của xã hội.
Từ hướng tiếp cận của kinh tế học, lý thuyết kinh tế về di dân còn xem xét
quá trình di dân từ hai phía là cung và cầu về lao động - việc làm. Lý thuyết
đô thị hóa quá mức ra đời nhằm nhấn mạnh mối quan hệ giữa đô thị hóa và
thu nhập bình quân. Lý thuyết “hút - đẩy” đã xây dựng trên cơ sở tóm tắt các
quy luật di dân và phân loại các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di
chuyển. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của các yếu tố cá nhân mang tính
đặc thù của người di cư. Thực tế cho thấy con người di cư vì nhiều lý do khác
nhau và những lý do có thể hình thành và gây ảnh hưởng ở nơi đi hay nơi đến.
Một trong những lý do dẫn đến sự di dân bắt buộc là do nơi ở cũ bị giải tỏa, di
dời nhằm mục đích lấy mặt bằng xây dựng đường xá, các công trình công
cộng, các dự án phát triển và dân sinh [4, tr. 42 - 47].
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong
một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm
thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư.
4
Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng
thời gian nhất định. Định nghĩa này được Liên Hợp Quốc sử dụng nhằm
khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất định qua
một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cư trú [5, tr. 137].
Sự vận động và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với các
cuộc di chuyển dân cư. Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, do sự phân
bố dân cư không đồng đều nên Chính phủ mỗi nước đều có những biện pháp
khác nhau để phân bố lại dân cư nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn
có. Tại Việt Nam, trong suốt 4.000 năm lịch sử, trải qua các triều đại khác
nhau, đặc biệt là triều đại nhà Nguyễn, đã tổ chức nhiều cuộc di dân về phía
Nam để phát triển kinh tế, xã hội và củng cố Nhà nước của mình. Từ sau khi
giành được chính quyền năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cũng đã chú ý đặc biệt đến vấn đề phân bố lại lao động và dân cư để phát triển
kinh tế - xã hội. Do vậy trong bốn thập kỷ qua, di dân đã trở thành một hiện
tượng kinh tế - xã hội quan trọng với quy mô và thành phần ngày càng phức
tạp [7, tr. 4].
Như vậy, có thể khái quát rằng di dân là sự di chuyển cư dân từ địa
điểm này sang địa điểm khác, đó là một hiện tượng xã hội xảy ra trong suốt
quá trình phát triển lịch sử của nhân loại dưới tác động của những nguyên
nhân kinh tế, xã hội khác nhau qua các thời kỳ. Trong các nguyên nhân đó thì
nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân quyết định.
Di dân sẽ gây ra những tác động lớn đến các vấn đề dân số, kinh tế - xã
hội. Trên phạm vi toàn thế giới, di dân không làm ảnh hưởng đến số lượng
dân số nói chung, nhưng đối với từng nước, từng khu vực lại có ảnh hưởng
không nhỏ. Di dân có tác động trực tiếp đến quy mô dân số. Sự ra đi của một
bộ phận dân cư sẽ làm cho quy mô dân số và sức ép dân số tại nơi đó giảm và
5
ngược lại. Di dân có ảnh hưởng lớn trong việc phân bố lại lực lượng sản xuất,
nguồn lao động theo lãnh thổ và khu vực kinh tế. Mỗi nhóm cư dân, mỗi cộng
đồng đều có đời sống văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, nên khi chuyển
đến địa điểm mới dễ gây ra sự xáo trộn, xung đột, phân biệt đối xử trong cộng
đồng nơi đến.
Trên thực tế có nhiều cách phân loại di dân dựa trên các góc độ khác
nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Theo tính chất di dân, sẽ có hai loại là di
dân tự nguyện và di dân không tự nguyện (ép buộc). Di dân tự nguyện là
trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển theo đúng mong muốn hay
nguyện vọng của mình. Trong khi đó, di dân ép buộc diễn ra trái với nguyện
vọng di chuyển của người dân. Theo đặc trưng di dân, được chia thành 2 loại
là di dân có tổ chức và di dân tự phát. Di dân có tổ chức là hình thái di chuyển
dân cư theo kế hoạch và các chương trình, dự án do nhà nước, chính quyền
các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức
đoàn thể xã hội. Di dân tự phát là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản
thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không
phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền [4,
tr. 39 - 41].
Đối với nước ta, công tác di dân luôn nhận được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa, củng cố an ninh quốc phòng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đề cập đến hình thức di dân có
tổ chức, cụ thể là di dân để thực hiện dự án xây dựng nhà máy thủy điện, phục
vụ mục tiêu quốc gia về an ninh năng lượng. Di dân có tổ chức gắn liền với
quá trình tái định cư không tự nguyện (hay tái định cư bắt buộc).