Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Giới Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Thái Khắc Lưu
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Trường Đại học Lâm nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Hữu Dào,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng tôi trưởng thành
trong công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thiện Luận văn. Bản thân tôi đã
học được ở PGS. TS Trần Hữu Dào rất nhiều kiến thức mới về khoa học, đặc
biệt về phương pháp tư duy để giải quyết các vấn để trong nghiên cứu khoa
học cũng như trong cuộc sống.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, sự giúp đỡ của các Thầy, Cô trong Phòng Đào tạo sau đại học. Tôi xin
cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô về sự hỗ trợ quý báu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy trong Ban Giám hiệu Trường
Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, các Thầy đã tạo điều kiện và nhiệt tình
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi xin cảm ơn đến các đồng chí
Giám đốc, các đồng chí ở các phòng ban, các đội sản xuất của các công ty và
các em học sinh, sinh viên đã và đang học tập tại Trường Cao đẳng nghề Cơ
giới Ninh Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian đi điều tra thực tế.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình, đặc biệt là Vợ, Con tôi luôn luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện
tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả mọi người đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả Luận văn
Thái Khắc Lưu
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ..................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................vi
Danh mục các bảng ......................................................................................vii
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình.................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ, CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...................................... 4
1.1. Tổng quan về đào tạo nghề.................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của đào tạo nghề cho LĐNT ....................................... 10
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho LĐNT.............................. 12
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ............... 15
1.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho LĐNT của một số nước trên thế giới và
ở Việt Nam............................................................................................... 20
1.2.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên thế giới..................... 20
1.2.2. Đào tạo nghề cho LĐNT tại Việt Nam........................................ 23
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 28
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................. 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường ................................... 28
2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu................................................... 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức............................................................................. 33
iv
2.1.3. Ngành nghề, trình độ đào tạo...................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 36
2.2.1. Khái quát khung logic và phương pháp nghiên cứu .................... 36
2.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, mẫu điều tra ................ 37
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ......................................... 38
2.2.4. Phương pháp phân tích ............................................................... 39
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích .......................................................... 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 42
3.1. Phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình .................................. 42
3.1.1. Đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng..................................... 42
3.1.2. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Cơ
giới Ninh Bình.......................................................................................... 58
3.2. Phân tích SWOT về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trường
Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình............................................................ 75
3.2.1. Điểm mạnh ................................................................................. 75
3.2.2. Điểm yếu .................................................................................... 75
3.2.3. Cơ hội......................................................................................... 76
3.2.4. Thách thức.................................................................................. 77
3.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình........... 78
3.3.1. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-
2000 ..................................................................................................... 78
3.3.2. Nâng cao chất lượng tuyển sinh và giới thiệu việc làm............... 80
3.3.3. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo; Biên soạn giáo trình và
chuẩn bị tài liệu giảng dạy. ................................................................... 84
v
3.3.4. Đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, nhà xưởng, thư viện,
máy móc thiết bị đào tạo nghề.............................................................. 87
3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đổi mới phương
pháp đào tạo nghề................................................................................. 88
3.3.6. Những vấn đề cần chú ý khi triển khai thực hiện các biện pháp đề
xuất ...................................................................................................... 90
3.4. Kiến nghị........................................................................................... 90
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ........................................ 90
3.4.2. Đối với Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình .................... 93
KẾT LUẬN.................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
CĐN Cao đẳng nghề
CG Cơ giới
CN&PTNT Công nghiệp và phát triển nông thôn
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HS Học sinh
MTC Máy thi công
LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hội
LĐNT Lao động nông thôn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SV Sinh viên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Quy mô tuyển sinh của trường CĐN Cơ giới Ninh Bình 34
2.2 Danh sách các doanh nghiệp khảo sát 37
2.3 Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý được điều tra 38
3.1
Thống kê số lượng học sinh, sinh viên cho lao động nông thôn
theo ngành, nghề đào tạo
40
3.2
Phân loại GV, NV theo trình độ, giới tính và thâm niên giảng
dạy năm 2015
45
3.3 Bảng quy đổi tỷ lệ HS-SV/GV 47
3.4 Nhu cầu phòng học lý thuyết theo số lượng HS/SV 51
3.5 Nhu cầu phòng học thực hành theo số lượng HS/SV 51
3.6 Số chỗ ngồi tại thư viện có thể đáp ứng theo nhu cầu 53
3.7 Đánh giá của HS về chương trình đào tạo theo khoa 57
3.8 Đánh giá của HS về giáo trình và tài liệu học tập theo lớp 58
3.9 Đánh giá của HS về giáo viên, phương pháp giảng dạy theo lớp 59
3.10 Đánh giá của HS về cơ sở vật chất và thiết bị thực hành theo lớp 60
3.11 Đánh giá của HS về quản lý và phục vụ đào tạo theo lớp 62
3.12 Đánh giá chung của HS về chất lượng đào tạo theo ngành học 63
3.13 Kết quả hồi quy đa biến 64
3.14 Đánh giá của doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn 67
3.15 Đánh giá của doanh nghiệp về kỹ năng thực hành nghề nghiệp 68
3.16 Đánh giá của doanh nghiệp về kỹ năng mềm của HSSV 68
3.17 Số lượng HS-SV theo phương thức đào tạo tại các khoa nghề 71
3.18
Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về chất lượng đào tạo tại
trường theo các phương thức đào tạo
72
3.19
Các nội dung liên kết giữa trường CĐN Cơ giới Ninh Bình và
doanh nghiệp
80
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
STT Tên sơ đồ Trang
2.1 Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức của nhà trường 33
2.2 Khung logic phân tích phương pháp nghiên cứu đề tài 36
Tên đồ thị
3.1 Tỷ lệ phản hồi theo khoa 56
Tên hình
3.1
Mô hình hệ thống quản lý theo quá trình của hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000
77
3.2 Quá trình phân tích nghề 83
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam luôn ở trong tình trạng “thừa thầy,
thiếu thợ” do tâm lý chung của các gia đình luôn mong muốn con em mình
được theo học ở bậc đại học. Chất lượng lao động nghề còn thấp, chưa ngang
tầm khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vẫn
còn khoảng cách giữa trình độ tay nghề của học sinh mới ra trường và nhu
cầu của các doanh nghiệp. Trong khi đó học sinh phổ thông chưa được hướng
nghiệp một cách khoa học, chưa thấy được sự cần thiết về kỹ năng nghề ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Mặt khác, Việt Nam là một nước nông nghiệp 70,1% dân cư tập trung ở
nông thôn, tương ứng 60,92 triệu người, trong đó lực lượng lao động nông
thôn chiếm 71,1% tổng lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên lực lượng lao
động nông thôn chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua đào tạo vì vậy ảnh
hưởng rất lớn đến nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, khó có cơ hội
chuyển dịch cơ cấu lao động và ảnh hưởng đến sự phát triển cùa ngành nông
nghiệp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp chung của Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội trong đó có sự tham gia rất lớn của
các trường đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao đông nông thôn, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải quyết
việc làm cho lao đông nông thôn.
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT trong những năm qua luôn chú trọng đến nâng cao chất lượng đào tạo
nghề và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên để đảm bảo đào
tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội đòi hỏi nhà trường phải nghiên cứu, điều
chỉnh và có các giải pháp phù hợp để công tác đào tạo nghề đạt được mục tiêu
đề ra.
2
Xuất phát từ các lý do trên tác giả chọn đề tài :"Một số giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trường
Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề.
+ Đánh giá thực trạng tình hình và chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình.
+ Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Thực trạng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại Trường Cao
đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình – Thành phố Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian: tập trung thu thập số liệu tại Trường Cao đẳng
nghề Cơ giới Ninh Bình từ năm 2012 đến năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề đối với lao
động nông thôn.
3
- Thực trạng tình hình và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) đến
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trường Cao đẳng nghề
Cơ giới Ninh Bình.
- Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình.