Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Góp Phần Giảm Nghèo Bền Vững Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1131

Một Số Giải Pháp Góp Phần Giảm Nghèo Bền Vững Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Một số giải pháp góp phần giảm nghèo

bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” là

công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng

trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng

đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã

đƣợc cảm ơn và các thông tin đƣợc trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ

nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014

TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Đạt

ii

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, ngoài

sự nỗ lực của bản thân, bản thân tôi luôn luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình

của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.

Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng

đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa đào tạo SĐH, đặc biệt là các thầy cô

giáo trong khoa Kinh tế đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức,

những kinh nghiệm quý báu giúp cho tôi trang bị hành trang cho công

việc của mình sau này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo – TS. Trần Văn Dƣ đã

tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề

tài tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phòng ban

thuộc Cơ quan UBND huyện Kim Bôi, các xã điều tra đã nhiệt tình giúp đỡ

tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.

Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi và bạn bè

tôi, những ngƣời luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014

TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Đạt

iii

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2

2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................... 2

2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 3

Đối tƣợng nghiên cứu là tình hình giảm nghèo của các hộ gia đình nông

dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình........................................ 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3

4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3

4.1. Về lý luận ............................................................................................ 3

4.2. Về thực trạng....................................................................................... 4

4.3. Nội dung về giải pháp ......................................................................... 4

Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN ....................................... 5

1.1. Một số lý luận về giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân .............. 5

1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế hộ nông dân...................... 5

1.1.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững ..................................................... 8

1.1.3. Nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững................................... 14

1.1.4. Những nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững ...................... 17

iv

1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nƣớc trên thế

giới và Việt Nam.......................................................................................... 22

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nƣớc trên

thế giới...................................................................................................... 22

1.2.2. Kinh nghiệm về giảm nghèo cho các hộ nông dân ở Việt Nam .... 25

1.3. Tổng quan về các công trình công bố có liên quan đến vấn đề nghiên

cứu của đề tài ............................................................................................... 30

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 32

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi, tỉnh

Hòa Bình ...................................................................................................... 32

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 32

2.1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 37

2.1.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội............................................................... 44

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 46

2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................... 46

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu............................................ 47

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, tổng hợp số liệu ............................................. 48

2.3. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích......................................................... 48

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ảnh điều kiện sản xuất của nông hộ .................. 48

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mức thu nhập và chi tiêu của nông hộ........ 49

2.3.3. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ ........... 49

2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo, giảm nghèo ................. 49

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 50

3.1. Thực trạng nghèo đói của các hộ dân trên địa bàn huyện Kim Bôi giai

đoạn 2011 - 2013 ......................................................................................... 50

3.1.1. Thực trạng nghèo đói chung trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn

2011 - 2013............................................................................................... 50

3.1.2. Thực trạng thoát nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện

Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013................................................................ 52

3.1.3. Thực trạng tái nghèo của các hộ nông dân ở huyện Kim Bôi giai

đoạn 2011 - 2013...................................................................................... 54

v

3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn

2011 - 2013 .................................................................................................. 56

3.2.1. Các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi 56

3.2.2. Kết quả các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo tại huyện Kim Bôi.. 58

3.3. Tình hình giảm nghèo của các hộ điều tra............................................ 62

3.3.1. Tình hình về chủ hộ điều tra .......................................................... 62

3.3.3. Nguồn lực của nông hộ .................................................................. 66

3.3.4. Kết quả sản xuất của hộ điều tra .................................................... 72

3.3.5. Tình hình về thu nhập và chi tiêu của hộ ....................................... 80

3.3.6. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố tác động dến giảm nghèo bền

vững.......................................................................................................... 84

3.3.7. Những vấn đề đặt ra cho công tác giảm nghèo theo hƣớng bền

vững ở huyện Kim Bôi............................................................................. 90

3.4. Một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững tại huyện Kim Bôi -

tỉnh Hòa Bình............................................................................................... 92

3.4.1. Định hƣớng và mục tiêu................................................................. 92

3.4.1.1. Định hƣớng chung....................................................................... 92

3.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn

huyện Kim Bôi ......................................................................................... 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 114

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BQ Bình quân

CNH Công nghiệp hóa

CT Chƣơng trình

HĐH Hiện đại hóa

KHKT Khoa học kỹ thuật

KTXH Kinh tế xã hội

LĐ-TB&XH Lao động thƣơng binh và xã hội

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

QLDA Quản lý dự án

TT Tỷ trọng

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

XDCB Xây dựng cơ bản

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

2.1 Các yếu tố khí hậu chủ yếu ở Kim Bôi năm 2012, 2013 33

2.2 Cơ cấu sử dụng đất huyện Kim Bôi năm 2013 37

2.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Kim Bôi 2011 – 2013 39

2.4 Cơ cấu kinh tế ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013 40

2.5 Các loại đƣờng giao thông chính ở huyện Kim Bôi 42

2.6 Biến động dân số, lao động huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013 44

2.7 Một số chỉ tiêu tổng hợp về giáo dục năm học 2012 - 2013 45

2.8 Tổng hợp số hộ điều tra trên địa bàn 47

3.1 Thực trạng nghèo đói ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013 51

3.2

Thực trạng thoát nghèo của các hộ nông dân ở huyện Kim Bôi

giai đoạn 2011 - 2013

53

3.3 Thực trạng tái nghèo ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013 55

3.4

Vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn

Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

58

3.5

Cơ cấu vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa

bàn Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

59

3.6

Ảnh hƣởng của các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn huyện

Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

61

3.7 Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra năm 2013 63

3.8

Tình hình nhà ở và trang bị sinh hoạt của các nhóm hộ điều tra

năm 2013

65

3.9 Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ điều tra năm 2013 67

3.10 Tình hình về nhân khẩu, lao động của hộ điều tra 68

viii

3.11 Tình hình nguồn vốn của các nhóm hộ điều tra năm 2013 70

3.12 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của hộ điều tra 71

3.13

Năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của các nhóm hộ

điều tra năm 2013

73

3.14 Tình hình về vật nuôi của các nhóm hộ điều tra năm 2013 75

3.15 Chi phí sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 20 77

3.16 Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 2013 79

3.17 Tình hình thu nhập bình quân của hộ điều tra năm 2013 81

3.18 Tình hình chi tiêu và tích lũy của hộ điều tra năm 2013 82

3.19

Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến nghèo và tái nghèo của hộ

nông dân ở huyện Kim Bôi

85

3.20

Kết quả khảo sát về tác động của yếu tố chính sách đối với đời

sống hộ nông dân

88

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

2.1 Bản đồ địa lý huyện Kim Bôi 32

3.1 Số hộ nghèo tại Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013 52

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hơn 20 năm đổi mới, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nƣớc ta đã

đạt nhiều thành tựu quan trọng, đƣợc nhân dân ghi nhận và bạn bè quốc tế

đánh giá cao. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của

Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời

nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn

và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ; đồng thời thể

hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc

mà Việt Nam đã cam kết. Mục tiêu này đã đƣợc cụ thể hóa trong các nghị

quyết, quyết định nhƣ Nghị quyết Số: 80/NQ-CP của Quốc hội về định hƣớng

giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2012 đến năm 2020, quyết định Số:

1489/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu

quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013 – 2015.

Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lƣợc phát

triển kinh tế - xã hội và các chƣơng trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để

ngƣời nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các

huyện, xã nghèo đƣợc tăng cƣờng; đời sống ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ

rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm

2011. Thành tựu giảm nghèo của nƣớc ta thời gian qua đƣợc cộng đồng quốc

tế ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, số hộ đã thoát

nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo

hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn

còn khá lớn, đời sống ngƣời nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất

là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2

Kim Bôi là huyện nằm giữa rìa phía đông của tỉnh Hòa Bình, có địa bàn

rộng, dân cƣ đông, chủ yếu là dân tộc Mƣờng (chiếm 83%) dân số. Do ảnh

hƣởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, tập quán canh tác, đến nay, Kim Bôi vẫn

là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển chậm. Chƣa có sản phẩm

hàng hóa, sản xuất còn mang tính tự cấp, tự túc nên đời sống của nhân dân

còn gặp nhiều khó khăn. Là một trong số 23 huyện nghèo theo quyết định số

293/QĐ-TTg về việc Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23

huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ

tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm

2008 của Chính phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững

đối với 62 huyện nghèo. Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều nhóm

giải pháp cụ thể bao gồm cả tuyên truyền, tổ chức và nhóm giải pháp về cơ

chế, chính sách và các bƣớc thực hiện cho từng giai đoạn nhằm giảm nghèo

và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy nhiên trong thời gian tới cần có

những biện pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa nhằm giảm nghèo nhanh và bền

vững, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.

Xuất phát từ những vấn đề trên, em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp

góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện

Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng giảm

nghèo của các hộ nông dân, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo

bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, giảm

nghèo bền vững cho các hộ nông dân;

3

- Đánh giá thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Kim Bôi.

- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững cho các hộ

nông dân;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ nông

dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là giải pháp giảm nghèo cho các hộ gia đình

nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân và một số

yếu tố tác động đến giảm nghèo. Từ đó đƣa ra một số giải pháp chủ yếu góp

phần giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi,

tỉnh Hòa Bình.

3.2.2. Phạm vi về không gian và thời gian

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về giảm nghèo bền vững cho các

hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thu thập liên quan tới giảm nghèo tập

trung chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013. Số liệu khảo sát, điều tra năm

2013.

4. Nội dung nghiên cứu

4.1. Về lý luận

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nông dân, kinh tế

hộ nông dân; Khái niệm về nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững; Đề

cập đến nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững; Sự cần thiết giảm nghèo

bền vững và những nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững.

4

4.2. Về thực trạng

Đề tài đã đánh giá thực trạng về tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện

Kim Bôi; Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo; Đi sâu nghiên cứu tình hình

nghèo, giảm nghèo của các hộ điều tra. Đồng thời phân tích ảnh hƣởng của các

nhân tố tác động đến giảm nghèo. Từ đó, rút ra những hạn chế và những vấn đề

đặt ra cho công tác giảm nghèo theo hƣớng bền vững ở huyện Kim Bôi.

4.3. Nội dung về giải pháp

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ

nông dân ở huyện Kim Bôi, Hòa Bình bao gồm:

Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính ngƣời nghèo, hộ

nghèo; Giải pháp tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; Tăng cƣờng đào tạo nhân lực;

Giải quyết việc làm; Tăng cƣờng công tác khuyến nông khuyến lâm; Tăng

cƣờng cơ sở vật chất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu; Giải pháp

tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; Hoàn chỉnh

chính sách hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chƣơng trình, dự án đầu tƣ và Các

giải pháp về tổ chức thực hiện: nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng,

trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng. Thêm vào đó là

một số giải pháp cụ thể cho các hộ nghèo và hộ tái nghèo trên địa bàn huyện.

5

Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN

1.1. Một số lý luận về giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân

1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế hộ nông dân

1.1.1.1. Khái niệm về hộ

Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và phát biểu của các tổ

chức, các nhà khoa học về hộ gia đình nhƣ: cuộc hội thảo của các nhà khoa học

tại Hà Lan năm 1980; Nhà khoa học Harris (1981) ở viện nghiên cứu phát triển

trƣờng Đại học Tổng hợp Susex (London - Anh); ở Mỹ có Wallerstan (1982),

Wood (1981 - 1982), Smith (1985), Martin và Bellhel (1987); Nhóm các nhà

nhân chủng học (Waller (Áo) 1982, Wood (Mỹ) 1982) hay các nhà nghiên cứu

thuộc Liên hợp quốc cũng đã đƣa ra nhiều khái niệm về hộ gia đình. Các quan

niệm trên chỉ ra rằng:

Hộ là những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung

và có chung một ngân quỹ; Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan

đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác; là nhóm

ngƣời chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung trong một

mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ; Hộ là một đơn vị

tự nhiên tạo nguồn lao động; Hộ là một đơn vị bảo đảm tái sản xuất nguồn lao

động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung; Hộ là một tập hợp những

ngƣời cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo

ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng. Như vậy, hộ là 1 tập

hợp những người có chung huyết thống, có quan hệ mật thiết với nhau trong

quá trình tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!