Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Góp Phần Giải Quyết Việc Làm Nâng Cao Thu Nhập Và Đời Sống Của Lao Động Nữ 4 Xã Khu Vực Phía Bắc Huyện Trấn Yên Tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
1013.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1506

Một Số Giải Pháp Góp Phần Giải Quyết Việc Làm Nâng Cao Thu Nhập Và Đời Sống Của Lao Động Nữ 4 Xã Khu Vực Phía Bắc Huyện Trấn Yên Tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-------------------------

TRẦN HỮU LÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM , NÂNG CAO THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG

CỦA LAO ĐỘNG NỮ 4 XÃ KHU VỰC PHÍA BẮC

HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngànhnghệ gỗ, giấy

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

---------------------------

TRẦN HỮU LÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM , NÂNG CAO THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG

CỦA LAO ĐỘNG NỮ 4 XÃ KHU VỰC PHÍA BẮC

HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Chuyên ngànhnghệ gỗ, giấy

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TS. Trần Tuấn Nhĩa

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN VÕ ĐỊNH

Hà Nội, 2012

i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân đây tôi xin bày

tỏ lòng cảm ơn của mình:

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn

Võ Định đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện

luận văn.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy,

cô giáo trong Khoa Sau đại học đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình học

tập vừa qua.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh, chị ở UBND huyện

Trấn Yên, Trung tâm dạy nghề huyện Trấn Yên, Trường CĐ NN & PTNT Bắc

Bộ và các cơ quan có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong

suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tại địa phương.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tổ chức chính quyền,

đoàn thể và lao động nữ tại các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành

đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu để tôi thực hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã nhiệt tình

cổ vũ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2012

Tác giả luận văn

Trần Hữu Lân

ii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn ......................................................................................................i

Mục lục ..........................................................................................................ii

Danh mục các từ viết tắt...............................................................................vii

Danh mục các bảng .....................................................................................viii

Danh mục các hình........................................................................................ix

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3

2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................... 3

2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3

4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, THU

NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN........................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về việc làm, thu nhập và đời sống của lao động nữ

nông thôn................................................................................................... 5

1.1.1. Một số vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của lao

động nông thôn....................................................................................... 5

1.1.1.1. Một số vấn đề về lao động, nguồn nhân lực, lao động

nông thôn............................................................................................ 5

1.1.1.2. Một số vấn đề về việc làm, giải quyết việc làm, thất nghiệp..... 8

1.1.1.3. Thu nhập lao động nông thôn ................................................. 14

iii

1.1.1.4. Lý luận về đời sống................................................................ 16

1.1.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho lao động nữ....................... 17

1.1.3. Đặc điểm của lao động nữ nông thôn......................................... 19

1.1.3.1. Giới và giới tính. ................................................................... 19

1.1.3.2. Đặc điểm của lao động nữ và thị trường lao động nữ............ 20

1.1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển nguồn

lao động nữ........................................................................................... 24

1.2. Cơ sở thực tiễn về việc làm, thu nhập, đời sống của lao động nữ

nông thôn các nước trên thế giới và ở Việt Nam................................... 26

1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống

cho lao động nữ ở một số nước ............................................................ 26

1.2.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc .................................................. 27

1.2.1.2. Kinh nghiệm từ Nhật Bản ...................................................... 30

1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống

cho lao động nữ nông thôn ở nước ta .................................................. 33

1.2.2.1. Thái Bình............................................................................... 33

1.2.2.2. Ninh Bình .............................................................................. 35

1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống

của lao động nữ ....................................................................................... 37

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra.............................................................. 38

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................. 40

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................... 40

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................... 40

2.1.1.1. Đặc điểm địa hình ................................................................. 40

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn.................................................... 41

2.1.1.3. Điều kiện đất đai ................................................................... 42

iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội................................................. 45

2.1.2.1. Tình hình kinh tế ..................................................................... 45

2.1.2.2. Dân số, lao động và mức sống dân cư ................................... 47

2.1.2.3. Y tế, giáo dục......................................................................... 49

2.1.3. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật................................................. 50

2.1.4. Thuận lợi, khó khăn của địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

tác động đến việc làm cho lao động nông thôn .................................... 52

2.1.4.1. Tiềm năng và thuận lợi ......................................................... 52

2.1.4.2. Những khó khăn tồn tại......................................................... 53

2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 54

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ......................... 55

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................ 59

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin................................. 60

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu ...................................... 61

2.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu về lao động................................................. 61

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình việc làm và thu nhập....................... 61

2.3.3. Chỉ tiêu về đời sống và sinh hoạt................................................ 62

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 63

3.1. Thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của lao động nữ khu vực

phía Bắc huyện Trấn Yên......................................................................... 63

3.1.1. Phân tích đặc điểm lao động nữ khu vực phía Bắc huyện

Trấn Yên .............................................................................................. 63

3.1.1.1. Số lượng, cơ cấu nhóm tuổi, cơ cấu theo ngành kinh kế của lao

động nữ khu vực phía Bắc huyện Trấn Yên........................................... 63

3.1.1.2. Chất lượng lao động LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên.... 69

3.1.2. Thực trạng việc làm của lao động nữ khu vực phía Bắc huyện

Trấn Yên .............................................................................................. 74

v

3.1.3. Thực trạng thu nhập và đời sống của LĐN khu vực Bắc

Trấn Yên......................................................................................84

3.1.3.1. Thực trạng về thu nhập của LĐN khu vực phía Bắc huyện

Trấn Yên............................................................................................ 84

3.1.3.2. Thực trạng đời sống của LĐN khu vực phía Bắc huyện

Trấn Yên............................................................................................ 91

3.1.4. Một số nhận xét tổng quát về kết quả và hạn chế trong giải quyết

việc làm, thu nhập và đời sống của lao động nữ 4 xã phía Bắc huyện

Trấn Yên............................................................................................. 100

3.1.4.1. Một số kết quả đạt được....................................................... 100

3.1.4.2. Những tồn tại....................................................................... 101

3.1.4.3. Nguyên nhân........................................................................ 101

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu

nhập và đời sống của lao động nữ 4 xã khu vực phía Bắc huyện Trấn

Yên, tỉnh Yên Bái.................................................................................. 102

3.2.1. Định hướng của huyện Trấn Yên về tạo việc làm, nâng cao thu

nhập và đời sống của LĐN................................................................. 102

3.2.1.1. Định hướng về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống

cho lao động nữ................................................................................. 103

3.2.1.2. Các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu ....................................... 103

3.2.2. Một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao

thu nhập và đời sống cho lao động nữ 4 xã khu vực phía Bắc huyện

Trấn Yên, tỉnh Yên Bái....................................................................... 106

3.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển các ngành

kinh tế.............................................................................................. 106

vi

3.2.2.2. Khai thác triệt để nguồn lực, lợi thế để phát triển kinh tế địa

phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ, tăng thu nhập và nâng cao

đời sống cho họ................................................................................. 108

3.2.2.3. Đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn để tạo điều kiện

phát triển cho lao động nữ................................................................. 109

3.2.2.4. Có chính sách hỗ trợ hợp lý cho lao động nữ....................... 112

3.2.2.5. Thay đổi nhận thức giới của phụ nữ, thực hiện thay đổi nhận

thức của mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện bình đẳng giới............... 114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 116

1. Kết luận ............................................................................................. 116

2. Kiến nghị ........................................................................................... 119

2.1. Đối với chính quyền cơ sở ........................................................... 119

2.2. Đối với các DN, cơ sở kinh tế trên địa bàn.................................. 120

2.3. Đối với người LĐN ...................................................................... 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Tên đầy đủ

1 BHXH Bảo hiểm xã hội

2 CCKT Cơ cấu kinh tế

3 CMKT Chuyên môn kỹ thuật

4 CN - TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

5 DN Doanh nghiệp

6 KHKT Khoa học kỹ thuật

7 KT Kinh tế

8 LĐ Lao động

9 LĐN Lao động nữ

10 PTCS Phổ thông cơ sở

11 PTTH Phổ thông trung học

12 TB Thương binh

13 TM - DV Thương mại – dịch vụ

14 TN Tốt nghiệp

15 TVL Thiếu việc làm

16 VLTX Việc làm thường xuyên

17 XH Xã hội

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

2.1 Cơ cấu diện tích đất đai của khu vực phía bắc huyện Trấn Yên 44

2.2 Tình hình phát triển kinh tế của huyện năm 2009 - 2011 45

2.3 Tình hình dân số của huyện Trấn Yên năm 2011 48

2.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 56

2.5 Số lượng mẫu điều tra ở điểm nghiên cứu năm 2011 57

2.6 Nguồn thông tin số liệu thứ cấp 58

3.1 Tình hình về lao động nữ khu vực phía Bắc huyện Trấn Yên 63

3.2 Phân bố nguồn lao động nữ khu vực phía bắc huyện Trấn Yên theo tộc người 64

3.3 Phân bố nguồn lao động nữ khu vực phía Bắc huyện Trấn Yên 65

3.4 Tổng hợp LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên theo nhóm tuổi 67

3.5 Tổng hợp LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên theo ngành kinh tế 68

3.6 Trình độ văn hoá của LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn yên 70

3.7 Trình độ chuyên môn của LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên 72

3.8 Tổng hợp việc làm LĐN điều tra theo nghề nghiệp 75

3.9 Thực trạng việc làm của LĐN theo mức độ 77

3.10

Số LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên được đào tạo nghề

(2009-2011)

82

3.11 Phân mức thu nhập của LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên 87

3.12 Tổng thu và tỷ lệ đóng góp trong gia đình của LĐN khu vực phía

bắc huyện Trấn Yên

89

3.13 Tình trạng nhà ở khu vực phía bắc huyện Trấn Yên 91

3.14 Cơ cấu chi tiêu của LĐN các xã khu vực phía bắc huyện Trấn Yên 93

3.15 Đánh giá về tiện nghi sinh hoạt gia đình 94

3.16 Đánh giá về mức độ khi làm việc nhà 95

3.17 Tổng hợp chỉ tiêu về GD, đào tạo, y tế 99

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

1.1 Các thành phần của lực lượng lao động 13

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đời sống 17

2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Trấn Yên 47

3.1

Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi LĐN khu vực phía bắc huyện

Trấn Yên

65

3.2

Biểu đồ trình độ văn hoá của LĐN khu vực phía bắc huyện

Trấn Yên

69

3.3 Phân loại việc làm của LĐN khu vực phía bắc huyện Trấn Yên 74

3.4 Các nguồn thông tin tìm việc của LĐN khu vực phía bắc huyện 80

3.5

Tỷ lệ các mức thu nhập của LĐN khu vực phía bắc huyện

Trấn Yên

85

3.6 Cơ cấu thu nhập của LĐN 90

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn lao động giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xây

dựng đất nước, do đó cần phải có cơ cấu về lao động và số lượng, chất lượng

lao động phù hợp và đòi hỏi có sự phân công và sử dụng lao động hợp lý.

Điều này càng có ý nghĩa đối với một đất nước nông nghiệp như Việt

Nam. Hiện nay, lao động nông thôn ở Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng

số lao động (trên 70%). Khu vực nông thôn hiện có khoảng 31,8 triệu lao

động và họ mới chỉ sử dụng 80% thời gian làm việc, 20% còn lại tương

đương với 6,36 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm. Theo điều tra của Bộ

Lao động Thương binh và xã hội năm 2010, khu vực nông thôn có tới 50,3%

là lao động nữ, tương đương với khoảng 16 triệu người. Hàng năm nước ta có

khoảng 1,1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, trong những năm tới, số

lao động tăng thêm là 5,5 triệu người và trên 2,5 triệu lao động mất việc làm

do đất bị thu hồi, cần có biện pháp giải quyết việc làm cho 14,37 triệu lao

động trong những năm tới. Vì vậy, sức ép về giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn, đặc biệt cho lao động nữ luôn ở mức cao. Nhưng giải quyết bài

toán khó về việc làm cho lực lượng lao động này không hề đơn giản bởi vẫn

còn đang tồn tại nhiều bất cập và hướng đi chưa đúng.

Ở Việt Nam ta hiện nay, mặc dù có những định kiến giới vẫn còn tồn

tại, nhưng vị thế, vai trò của người phụ nữ nói chung trong gia đình và trong

xã hội được nâng lên so với trước. Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà

nước, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển, làm tốt vai

trò đảm việc nhà, giỏi việc nước. Mặc dù, vị thế và vai trò của người phụ nữ

đã được cải thiện rất nhiều nhưng nói chung, phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng bởi

một số định kiến, thường có học vấn thấp và rất khó khăn để tìm việc làm phù

hợp, đặc biệt trong điều kiện đất nước ta đang từng bước công nghiệp hóa – hiện

2

đại hóa như hiện nay. Tình trạng lao động nữ ở nông thôn không có việc làm

ổn định đang tạo ra xu hướng di cư ngày càng tăng, tình trạng thiếu việc làm,

thất nghiệp cũng kéo theo vấn đề thu nhập thấp và đời sống lao động nữ gặp

càng nhiều khó khăn.

Trấn Yên một huyện thuộc tỉnh miền núi Yên Bái, là địa bàn sinh sống

của 6 dân tộc, nơi có phong tục tập quán của người dân còn ảnh hưởng nhiều

đến việc cho con gái đi học, độ tuổi kết hôn sớm, lao động nữ thiếu kỹ năng

về chuyên môn để làm việc trong các khu công nghiệp tập trung, khu vực

hành chính công,… Việc tìm kiếm một công việc cho thu nhập ổn định ngày

càng trở nên khó khăn hơn. Có một số nghề phụ phù hợp với lao động nữ

nhưng phát triển chưa hợp lý, chủ yếu theo hướng tự phát.

Khu vực phía Bắc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái gồm 4 xã: Việt

Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng, cuộc sống của người dân còn nhiều

thiếu thốn, vất vả, đặc biệt với lao động nữ, nông dân thiếu vốn để sản xuất và

nhiều hộ có vốn nhưng sử dụng vốn chưa hiệu quả nên không tự tạo được

việc làm cho bản thân và cho gia đình, một phần lớn thời gian lao động dành

cho gia đình là thời gian lao động không tạo ra thu nhập, đời sống của lao

động nữ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Vấn đề đặt ra là thực trạng về việc làm của lao động nữ ra sao? Thu

nhập và đời sống của lao động nữ như thế nào? Và làm thế nào để giải quyết

việc làm để nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động nữ nông thôn? Đây là

vấn đề bức bách cần được tháo gỡ để góp phần nâng cao đời sống của khu

vực dân cư nói chung và phụ nữ nông thôn miền núi huyện Trấn Yên nói

riêng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, em xin chọn đề tài “Một số giải

pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống

của lao động nữ 4 xã khu vực phía Bắc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” làm

luận văn tốt nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!