Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Đẩy Nhanh Tiến Độ Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Lạng Giang Tỉnh Bắc Giang Từ Kinh Nghiệm Thí Điểm Tại Xã Tân Thịnh
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1044

Một Số Giải Pháp Đẩy Nhanh Tiến Độ Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Lạng Giang Tỉnh Bắc Giang Từ Kinh Nghiệm Thí Điểm Tại Xã Tân Thịnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG TỪ KINH NGHIỆM

THÍ ĐIỂM TẠI XÃ TÂN THỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG TỪ KINH NGHIỆM

THÍ ĐIỂM TẠI XÃ TÂN THỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.02.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2014

i

LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo

chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, tôi đã

hoàn thành khóa học và nghiên cứu, thực tập đề tài: “Một số giải pháp đẩy nhanh

tiến độthực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Tân Thịnh”.

Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi luôn nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ của các thày cô trong Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa

Kinh tế - Quản trị kinh doanh và các khoa, phòng khác. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận

tình của thày hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn trong suốt quá trình thực

hiện đề tài tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các thày cô giáo

trong Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và các khoa,

phòng khác đã giúp đỡ, tạo điều kiện, nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức

cho tôi trong học tập. Xin trân trọng cảm ơn thày hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn

Tuấn đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu, thực hiện đề tài tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan, ban ngành của

tỉnh Bắc Giang, của huyện Lạng Giang và đặc biệt là các cán bộ Cấp ủy, Chính

quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và người dân ở xã Tân Thịnh đã

giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu, thực hiện Luận văn

tốt nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh

Bắc Giang, sự động viên của gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành

khóa học.

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, Luận văn đã hoàn thành song

không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tôi rất mong tiếp tục nhận được

sự tham gia, đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các nhà khoa học, các đồng

nghiệp để tôi có thêm cơ hội nâng cao kiến thức cho bản thân.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

và kết quả nghiên cứu là chính xác, trung thực và chưa có tác giả nào công bố.

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương

ii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................i

MỤC LỤC..........................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI........................................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .................................................. 5

1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới .............. 5

1.1.2. Đơn vị nông thôn mới và chức năng của nông thôn mới............... 10

1.1.3. Chủ thể xây dựng nông thôn mới................................................... 14

1.1.4. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới............................. 16

1.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới ............................................... 17

1.1.6. Các bước xây dựng nông thôn mới ................................................ 19

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình XDNTM ........ 29

1.2. Kinh nghiệm XDNTM mới ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. 31

1.2.1. Kinh nghiệm về XDNTM ở một số nước trên thế giới.................. 31

1.2.2. Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.................. 35

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.................................................................................................42

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ........................ 42

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Lạng Giang ........................................... 42

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lạng Giang ............................... 46

iii

2.2. Đăc đi ̣ ểm cơ bản của XãTân Thinḥ ........................................................... 55

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 55

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Tân Thịnh ........................................ 56

2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 62

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát................................ 62

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu............................................ 63

2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu............................................. 63

2.2.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 64

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................65

3.1. Thực trạng kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Tân Thịnh... 65

3.1.1. Nội dung chương trình thí điểm XDNTM tại xã Tân Thịnh ......... 65

3.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện chương trình XDNTM tại xã Tân

Thịnh ........................................................................................................ 79

3.1.3. Kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Tân Thịnh .......... 81

3.2. Tình hình đầu tư và huy động vốn cho Chương trình XDNTM của xã Tân

Thịnh .................................................................................................................... 98

3.2.1. Tình hình thực hiện đầu tư vốn cho chương trình XDNTM xã Tân

Thịnh ........................................................................................................ 98

3.2.2. Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư cho chương trình xây

dựng nông thôn mới xã Tân Thịnh........................................................... 99

3.3.1. Tham gia của người dân vào các cuộc họp, thảo luận ................. 101

3.3.2. Sự tham gia của người dân vào đóng góp lao động và tài chính . 103

3.3.3. Đánh giá chung về sự tham gia của người dân ............................ 105

3.3.4. Những thành công, tồn tại của chương trình thí điểm XDNTM của

xã Tân Thịnh .......................................................................................... 105

3.4. Những bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm xã Tân Thịnh ............ 108

3.4.1. Về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ........................................ 108

iv

3.4.2. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong xã

hội........................................................................................................... 109

3.4.3. Về huy động các nguồn lực.......................................................... 109

3.5. Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình XDNTM trên địa bàn

huyện Lạng Giang từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Tân Thịnh....................... 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

XDNTM Xây dựng nông thôn mới

HTX Hợp tác xã

KT-XH Kinh tế - xã hội

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBND Ủy ban Nhân dân

HĐND Hội đồng Nhân dân xã

SXNN Sản xuất nông nghiệp

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

THCN Trung học chuyên nghiệp

CSHT Cơ sở hạ tầng

GTXS Giá trị sản xuất

PTBQ Phát tiển bình quân

BQL Ban quản lý

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

XDQH Xây dựng quy hoạch

KH Kế hoạch

CT Cải tạo

NC Nâng cấp

CG Cơ giới

NT Nông thôn

ND Nông dân

vi

CCLĐ Cơ cấu lao động

TCSX Tổ chức sản xuất

CDCC Chuyển dịch

KHKT Khoa học kỹ thuật

NVH Nhà văn hóa

CN – TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

TCQG Tiêu chí Quốc gia

ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản

PTSX Phát triển sản xuất

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Lạng Giang năm 2013 45

2.2 Dân số, lao động huyện Lạng Giang năm 2013 47

2.3

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang

giai đoạn 2011 – 2013

53

2.4 Cơ cấu sử dụng đất xã Tân Thịnh năm 2013 53

2.5 Số lượng mẫu điều tra 57

3.1 Xây dựng và thực hiện quy họach xã Tân Thịnh 66

3.2

Phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và điện của xã Tân

Thịnh

70

3.3

Phát triển cơ sở vật chất trong trường học, cơ sở văn hóa,

chợ và nhà ở dân cư của xã Tân Thịnh

72

3.4 Phát triển kinh tế và các hình thức TCSX của xã Tân Thịnh 74

3.5 Phát triển Văn hoá - xã hội - môi trường của xã Tân Thịnh 74

3.6 Phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở của xã Tân Thịnh 76

3.7 Tổng hợp nhu cầu vốn cho XD NTM xã Tân Thịnh 76

3.8 Kế hoạch phân bổ vốn giai đoạn 2011- 2015 77

3.9 Phân bổ nguồn vốn chương trình XDNTM xã Tân Thịnh 78

3.10 Ban quản lý XDNTM xãvà các tiểu ban cấp thôn 80

3.11 Thực hiện quy hoạch XDNTM tại xã Tân Thịnh 81

3.12

Kết quả thực hiện hệ thống giao thông, thủy lợi và điện của

xã Tân Thịnh tính đến năm 2013 83

viii

3.13

Phát triển cơ sở vật chất trong trường học, cơ sở văn hóa,

chợ và nhà ở dân cư của xã Tân Thịnh

86

3.14

Kết quả thực hiện phát triển kinh tế và các hình thức tổ

chức sản xuất của xã Tân Thịnh

88

3.15

Kết quả thực hiện phát triển văn hoá - xã hội - môi trường của

xã Tân Thịnh

90

3.16

Kết quả thực hiện phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở của

xã Tân Thịnh

92

3.17

Mức độ đáp ứng tiêu chí quy hoạch và phát triển theo quy

hoạch tại xã so với Bộ tiêu chí Quốc gia 93

3.18 Mức độ đáp ứng các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội 94

3.19

Mức độ đáp ứng các tiêu chí về kinh tế và TCSX

tại xã so với Bộ tiêu chí Quốc gia

95

3.20

Mức độ đáp ứng các tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường tại

xã Tân Thịnh

96

3.21 Mức độ đáp ứng các tiêu chí về hệ thống chính trị tại xã 98

3.22

Thực hiện đầu tư vốn xây dựng nông thôn mới ở xã Tân

Thịnh năm 2013

98

3.23

Kết quả huy động vốn cho chương trình xây dựng

nông thôn mới xã Tân Thịnh đến năm 2013

100

3.24 Tham gia của người dân về đề án quy hoạch XDNTM 102

3.25 Người dân tham gia công lao động xây dựng công trình NTM 103

3.26 Huy động nguồn vốn cho Chương trình XDNTM 104

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Lạng Giang giai đoạn 2011- 2013 54

2.2 Cơ cấu sử dụng đất xã Tân Thịnh năm 2013 58

3.1 Cơ cấu vốn đầu tư XDNTM xã Tân Thịnh 77

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình dựng nước và giữ nước nông thôn nước ta luôn chiếm

một vị trí quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nông

thôn là nơi cung cấp người và của để chiến thắng quân thù. Trong hàng ngàn

năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa

của dân tộc. Ngày nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm

cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa

cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa

là nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp, nông dân,

nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nông thôn trong

quá trình hoà nhập và đổi mới cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Những năm gần đây, mặc dù quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ ở

khắp nơi, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Nông thôn là một

kiểu tổ chức xã hội đặc thù, nơi có trên 70% dân số Việt Nam sinh sống và hơn

54% lao động làm việc ở nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề có

vị trí quan trọng bặc biệt trong chiến lược và đường lối phát triển kinh tế xã hội

của Việt Nam. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào

công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu kinh tế thế giới. Để phát

triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta

đã chủ trương giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề là “Nông nghiệp, nông dân, nông

thôn”. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm phát

triển nông thôn trong tình hình mới, trong đó có Nghị quyết số 26 Hội nghị lần

thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa X về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông

2

thôn” (năm 2008) đã chỉ ra đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn về

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.

Vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải thực hiện chương trình phát triển

nông thôn một cách cụ thể và phù hợp với bối cảnh nông thôn Việt Nam hiện

tại và tương lai, trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn. Vì vậy,

để có thể thay đổi được toàn diện bộ mặt nông thôn Việt Nam thì vấn đề phát

triển con người cần được quan tâm hàng đầu, trong tổ chức cộng đồng nông

thôn lấy người dân làm trọng tâm.

Trước tình hình đó, việc xem xét một cách toàn diện, đánh giá đúng thực

trạng, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề ra các chủ trương, giải pháp

đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cực nhằm

thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn phù hợp với

từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một trong nhiều

phương pháp thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã chỉ ra những chỉ tiêu nhằm mục đích

hướng chương trình XDNTM đạt kết quả tốt.

XDNTM ở nước ta đã được triển khai thí điểm ở 11 xã trọng điểm, làm

cơ sở và kinh nghiệm cho việc triển khai trên diện rộng. Xã Tân Thịnh - huyện

Lạng Giang là một trong số 11 xã được chọn làm thí điểm thực hiện Chương

trình XDNTM của Trung ương.

Chương trình XDNTM đem lại những thành tựu, làm thay đổi nếp sống,

nếp nghĩ và giúp cho người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, canh

tác nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp phát triển kinh tế nông hộ.

Về mặt văn hóa - xã hội, đã giúp khôi phục các thuần phong mỹ tục tập quán lễ

hội, vui chơi giải trí, khích lệ tinh thần cho nhân dân. Bộ mặt làng, xã cũng

được thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!