Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Đẩy Nhanh Tiến Độ Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1058

Một Số Giải Pháp Đẩy Nhanh Tiến Độ Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày..…tháng….năm 2015

Người cam đoan

Vũ Văn Tuấn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự

giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở, nhân dân địa

phương, gia đình và bạn bè.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Cao

Xuân Hòa đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực

tập và làm luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn thuộc

huyện Chương Mỹ, UBND xã Thụy Hương, xã Đại Yên, xã Hữu Văn, xã

Đồng Lạc, xã Thủy Xuân Tiên cùng các cán bộ trong các ban quản lý thực

hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và lãnh đạo và cán bộ, nhân dân 5

xã đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Kinh tế quản

trị, phòng đào tạo sau đại học trường Đại Học Lâm Nghiệp, và các thầy cô đã

trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu,

cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành

đề tài thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Vũ Văn Tuấn

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii

MỤC LỤC ....................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..........................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI.................................................................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng NTM.............................................................. 5

1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới..................... 5

1.1.2. Một số tiêu chí cơ bản về chương trình xây dựng NTM...................... 11

1.1.3. Chủ thể xây dựng nông thôn mới........................................................ 12

1.1.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới .................................................. 12

1.1.5. Nội dung xây dựng NTM.................................................................... 13

1.1.6. Các bước xây dựng NTM ................................................................... 16

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đên thực hiện chương trình XDNTM............. 16

1.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới và ở

Việt Nam...................................................................................................... 18

1.2.1. Ngoài nước......................................................................................... 18

1.2.2. Trong nước......................................................................................... 23

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 30

2.1. Đặc điểm địa bàn của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.............. 30

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ .......................... 30

iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ............................... 32

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

Chương Mỹ.................................................................................................. 35

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 36

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................... 36

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 36

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 37

2.2.4. Phương pháp chuyên gia..................................................................... 38

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá .................................................................. 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 40

3.1. Thực trạng tiến trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ ... 40

3.1.1. Tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Chương Mỹ

..................................................................................................................... 40

3.1.2. Hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM ............................................. 43

3.1.3. Tình hình đầu tư và huy động vốn cho chương trình xây dựng NTM.. 46

3.2. Kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại huyện Chương Mỹ........... 49

3.2.1. Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch ............................................. 49

3.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ............................................................. 51

3.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất................................................................. 56

3.2.4. Văn hoá - xã hội - môi trường............................................................. 62

3.2.5. Hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội ............................................ 68

3.3. Đánh giá của người dân về kết quả chương trình XDNTM tại huyện

Chương Mỹ.................................................................................................. 71

3.3.1. Tham gia của người dân vào các cuộc họp, thảo luận ......................... 71

3.3.2. Sự tham gia của người dân vào đóng góp lao động và tài chính......... 74

3.4. Đánh giá chung tình hình thực hiện chương trình XDNTM tại huyện

Chương Mỹ theo tiêu chí quốc gia về NTM ................................................. 75

v

3.4.1. Những mặt đạt được ........................................................................... 75

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế........................................................................ 76

3.4.3. Những nguyên nhân............................................................................ 76

3.5. Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên

địa bàn huyện Chương Mỹ ........................................................................... 78

3.5.1. Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong thời

gian tới......................................................................................................... 78

3.5.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa

bàn huyện Chương Mỹ................................................................................. 79

KẾT LUẬN.................................................................................................. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

BQ Bình quân

BQL Ban quản lý

CSHT Cơ sở hạ tầng

ĐVT Đơn vị tính

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

KTXH Kinh tế xã hội

NTM Nông thôn mới

UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình sử dụng đất của huyện năm 2014 32

2.2

Giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2012 – 2014 Cột BQ nên

thay bằng TĐPTBQ (tốc độ phát triển bình quân) (%)

34

2.3 Số lượng mẫu điều tra 37

3.1

Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của cán bộ huyện,

xã tại huyện Chương Mỹ

45

3.2

Kết quả huy động nguồn vốn xây dựng NTM các xã điều tra

giai đoạn 2012 - 2014

48

3.3

Tổng hợp kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các xã nghiên

cứu năm 2012 – 2014

52

3.4 Kết quả xây dựng hạ tầng xã hội tại các xã nghiên cứu 55

3.5 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ 56

3.6 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo xã các năm 2012, 2014 58

3.7

Các tổ chức Hội, Đoàn thể tham gia tổ chức tập huấn, đào tạo

cho lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2014

62

3.8 Tình hình Giáo dục, Y tế năm 2014 phân theo xã nghiên cứu 64

3.9

Cơ cấu đối tượng tham gia bảo hiểm giai đoạn 2012 – 2014

tại huyện Chương Mỹ

65

3.10

Tình hình văn hóa, môi trường năm 2014 phân theo xã nghiên

cứu

67

viii

3.11 Tình hình chính trị năm 2014 phân theo xã nghiên cứu 70

3.12

Tổng hợp số lượng tiêu chí đạt được của các xã tính đến hết

năm 2014

71

3.13

Sự tham gia của người dân trong xây dựng đề án, quy hoạch

NTM

72

3.14

Người dân và các tổ chức Hội, đoàn thể tham gia lập kế hoạch

phát triển

73

3.15

Cơ cấu kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội giai

đoạn 2012 – 2014

74

ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang

3.1

Bộ máy Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện

Chương Mỹ

42

3.1 Cơ cấu phân bổ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2014 49

3.2 Thu nhập bình quân đầu người phân theo xã năm 2014 57

3.3 Cơ cấu lao động huyện năm 2012, 2014 59

3.4

Cơ cấu các hình thức tổ chức sản xuất tại huyện Chương

Mỹ năm 2014

60

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là vấn đề then chốt,

quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng của nhiều nước trên thế

giới, điển hình là khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có

nền sản xuất nông nghiệp được áp dụng khoa học tiến bộ và nhiều thành công

trong ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp, tạo nên sự đóng góp quan trọng hàng

đầu của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc

dân càng to lớn.

Nhận rõ được vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong phát

triển kinh tế đất nước, ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW

xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng

nông thôn mới” trên phạm vi cả nước, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương

trình số 02/CTr-TU về “Phát triển xây dựng nông thôn mới từng bước nâng

cao đời sống của nông dân” với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình

thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công

nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội

nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây (cũ) sát nhập vào Hà Nội, cơ cấu

kinh tế của huyện Chương Mỹ dần từng bước thay đổi. Chương trình nông

thôn mới, nhìn từ góc độ kinh tế, có tác động của một gói đầu tư công, nó cải

thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy đầu tư xã hội, tăng trưởng kinh tế, chuyển

dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa.

2

Sau hơn 2 năm đi vào thực hiện, bộ mặt nông thôn của các địa phương

trong địa bàn huyện Chương Mỹ đã được đổi mới, đời sống nông dân được

nâng lên rõ rệt; giao thông thuận lợi, các cơ sở, dịch vụ chăm sóc y tế cũng

được chú trọng nhiều hơn nhằm chăm lo, đảm bảo sức khỏe cho người dân,

đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, nông

nghiệp luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn

diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng cao; sản

xuất tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,05 %, tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố

và khang trang ngày càng tăng, mức thu nhập bình quân theo đầu người ở

nông thôn ngày một tăng (đến năm 2014 đạt 22,4 triệu đồng/ người/năm); đã

xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi bước đầu mang

lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

02/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như: công

tác quy hoạch sử dụng đất đai gặp nhiều hạn chế, phải điều chỉnh lại sau dồn điền

đổi thửa, các mô hình kinh tế chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu

quả chưa đồng đều, việc hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi đối với các hộ có nhu cầu

chuyển đổi còn chưa kịp thời. Thực tế cũng cho thấy tiến độ triển khai chương

trình còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; Ban chỉ đạo thực hiện Chương

trình ở một số địa phương còn chưa đủ mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi

mới và phương thức tổ chức mô hình sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng

yêu cầu; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền

vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn được sản

xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến

bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được coi trọng… Do vậy,

quá trình cán đích 19 tiêu chí mà chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

nông thôn mới đặt ra còn gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!