Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hai Thành.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh
nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghhiệp hoạt động
trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu
cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành
bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh
nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Ta thấy rằng không
có tiêu dùng thì không có sản xuất, quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường
phải căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm hay không.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá
trình chuyển hoá từ hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản
phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt
động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau : Hoạt động nghiên cứu và dự báo
thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây
dựng chương trình bán….Muốn cho hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện
pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho
hàng hoá của doanh nghiệp có thể tiếp xúc một cách tốt nhất với khách hàng mục tiêu
của mình, để đứng vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh
nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Vì vậy qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của giáo
viên hướng dẫn-Ths.Trịnh Đặng Khánh Toàn và sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty
và anh chị em các phòng ban trong công ty, với những kiến thức đã tích lũy được
cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “ Một
số giải pháp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hai Thành” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬNMSSV: 407401035 Trang 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
1.Mục đích chọn đề tài:
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động kinh doanh đối với một doanh
nghiệp. Kết quả của hoạt động tiêu thụ chứng tỏ rằng doanh nghiệp kinh doannh như
thế nào.Do đó tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu chiến lược tiêu thụ sản phẩm tại
công ty trong thời gian qua, từ đó phân tích và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty hai thành.
Nghiên cứu và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu về hoạt động tại công ty, nghiên cứu và phân tích bằng những kiến
thức đã học, dựa vào kết quả phân tích và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm.
4. Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hai thành.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty hai
thành.
5.Giới hạn đề tài:
Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ đi
sâu nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty trong thời gian qua, từ đó
đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬNMSSV: 407401035 Trang 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1 Khái quát về tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một
bên là sản xuất sản phẩm và phân phối với bên kia là tiêu dùng. Trong quá trình tuần
hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng
nó quyết định bản chất của lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của
doanh nghiệp là việc chuẩn bị hàng hoá sản xuất trong lưu thông.Các nghiệp vụ sản
xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô
hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.Để thực hiện các quy trình liên
quan tới giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hoá đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký
kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường,
nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng, về chuẩn loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch
nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, nó bao gồm các hoạt
động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá,tổ chức mạng lưới bán hàng,xúc tiến bán hàng…
cho tới các dịch vụ sau bán hàng.
1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh
nghiệp sản xuất hay thương mại nào.Có thể nói sự tồn tại doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu
nghiệp vụ khác, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra
liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi
nhiều yếu tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn, mà tốc độ này phụ thuộc rất lớn vào
tốc độ tiêu thụ sản phẩm, do đó nếu tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số vòng quay
của vốn giảm đi.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬNMSSV: 407401035 Trang 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Th.S TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản
xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị,
máy móc …để sản xuất ra sản phẩm.Như vậy vốn của doanh nghiệp được tồn tại dưới
dạng hàng hoá,khi sản phẩm được tiêu thụ doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để
tái sản xuất cho kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ
hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là hoạt động thực tiễn được vận động từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là nó
được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước
đó, các mục tiêu gồm:
Lợi nhuận.
Vị thế của doanh nghiệp
An toàn
Đảm bảo tái sản xuất liên tục.
1.2 Nội dung của hoạt động tiêu thụ:
1.2.1 Nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác
định giá cả và lượng hàng mua bán.Như vây thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu
thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.
Để thành công trên thị trường đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực
hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thăm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận biết
và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình để
từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh
chóng.Việc nghiên cứu thị trường tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp
xâm nhập và thích ứng với thị trường, làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường đó.
SVTH: PHẠM VĂN THUẬNMSSV: 407401035 Trang 4