Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường
PREMIUM
Số trang
197
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1603

một số giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong các trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Mã số: KTN 2010-05

BÁO CÁO KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC

NỮ SINH VIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN,

HỘI SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

Chủ nhiệm: TS. Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ,

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Thanh niên

Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch

thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

Cơ quan chủ trì: Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn

8933

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

2

MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là mùa xuân của nhân loại; thanh niên

là rường cột của quốc gia. Thanh niên sinh viên là một bộ phận quan trọng của

thanh niên cả nước, những người có tri thức, đang tích lũy tri thức, là lực lượng

kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng, tiêu biểu cho khí phách và trí

thông minh của dân tộc. Đất nước muốn phát triển, giàu đẹp và thịnh vượng thì

nhân lực phải dồi dào và chất lượng. Chính vì thế việc quan tâm, bồi dưỡng lực

lượng thanh niên là nhiệm vụ tất yếu của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh hiện tại,

khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới mục tiêu xây dựng nước ta cơ

bản là một nước có nền công nghiệp phát triển vào năm 2020, nhiệm vụ này

càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết.

Riêng với lực lượng nữ thanh niên, những người có vai trò quan trọng

không kém bất cứ một nam thanh niên nào trong công cuộc xây dựng, phát

triển, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; họ còn là nguồn năng lượng

tinh thần tiềm ẩn vô giá, góp phần gìn giữ vẻ đẹp văn hiến ngàn năm của người

Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sinh viên là một phần

của lực lượng trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Chính vì

vậy cần chú trọng công tác chăm lo cho nữ sinh viên nhằm đào tạo ra một đội

ngũ nữ trí thức trẻ giỏi về chuyên môn, năng động trong các hoạt động xã hội,

góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phát hiện, bồi dưỡng

và tạo điều kiện cho nữ sinh viên trau dồi năng lực, phát triển bản thân… trở

thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,

Hội Sinh viên Việt Nam nhằm định hướng các giá trị cho nữ sinh viên, đồng

hành cùng họ trên con đường học tập, lao động và lập thân, lập nghiệp; đồng

thời, góp phần hỗ trợ đắc lực cho Đảng và Nhà nước trong việc định hướng và

giáo dục thanh thiếu niên.

Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công

tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ

trương của Đảng về công tác phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết

Đại hội Đảng, các Nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,

3

Ban Bí thư. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện

để phụ nữ phát triển và khẳng định mình. Trung ương Đoàn, Trung ương Hội

Sinh viên Việt Nam đã ban hành các chương trình hành động cụ thể vì sự tiến

bộ của nữ thanh niên, nữ sinh viên, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức

và hành động về công tác nữ thanh niên nói chung và công tác nữ sinh viên nói

riêng, cổ vũ nữ thanh niên, nữ sinh viên trong học tập, rèn luyện và công tác.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội song cũng

đặt ra không ít thách thức đối với nữ sinh viên về trình độ, kiến thức, bản lĩnh,

sự cạnh tranh về việc làm sau khi tốt nghiệp, kỹ năng làm việc, khả năng thích

ứng; tinh thần dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; lối sống thụ động,

buông thả, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo trong sinh

viên nói chung và nữ sinh viên nói riêng đang diễn ra một cách rõ nét, đó sẽ là

những khởi điểm bất công trong đời sống xã hội của nữ sinh viên. Hiện tượng

nữ sinh viên không ý thức được bản thân dẫn đến ăn chơi, đua đòi, mắc vào tệ

nạn xã hội, trong đó nổi nên là tệ nạn mại dâm, “sống thử”, tham gia các động

lắc, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân trong nữ sinh viên đã tạo

hình ảnh không tích cực về nữ sinh viên, làm mất đi nét đẹp truyền thống của

phụ nữ Việt Nam...

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công tác Đoàn Hội và

phong trào sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp đã có nhiều chủ

trương, chương trình hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nữ thanh niên sinh

viên. Tuy nhiên, trên thực tiễn việc triển khai cụ thể hóa chương trình hành

động của Đoàn, Hội trong thời gian vừa qua chưa được đầu tư đúng mức, công

tác nữ sinh viên tại các trường chưa được chú trọng, chưa có sự quan tâm đồng

đều, thường xuyên trong các hoạt động, trong các mặt công tác của nhà trường,

của các cấp bộ Đoàn, Hội, chưa coi trọng tổ chức các hoạt động riêng dành cho

nữ sinh viên. Việc nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của nữ sinh viên

chưa thật chủ động, thường xuyên; chưa quan tâm đúng mức tới công tác bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của nữ sinh viên. Công tác định hướng nghề nghiệp

nhằm phát huy lợi thế của nữ sinh viên ở những ngành, lĩnh vực phù hợp chưa

thực hiện hiệu quả. Hoạt động hỗ trợ nữ sinh viên, đặc biệt nữ sinh viên có

hoàn cảnh khó khăn, nữ sinh viên dân tộc, nữ sinh viên sai phạm, lầm lỡ, nữ

sinh viên có học lực yếu, biểu hiện tự ti, nhút nhát hầu như chưa thực hiện.

4

Công tác phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, nhất là sức khoẻ

sinh sản và tình dục trong nữ sinh viên chưa thường xuyên, thiếu hoạt động cụ

thể.

Nhằm giúp cho Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có căn cứ khoa học và

thực tiễn xác định các giải pháp cụ thể góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên

trong các trường Đại học, Cao đẳng thì cần thiết phải có công trình nghiên cứu

khoa học một cách toàn diện và nghiêm túc. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề

tài “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường

Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên” sẽ góp phần tích cực

thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương của Đoàn,

Hội trong việc định hướng, hỗ trợ nữ sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt, phát triển

toàn diện, góp phần xây dựng và tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất

nước.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong

các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong thời

gian tới.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1- Cơ sở lý luận về nghiên cứu giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ

sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh

viên.

2- Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.

3- Một số giải pháp của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhằm phát huy,

khuyến khích, động viên, hỗ trợ, định hướng cho nữ sinh viên trong học tập,

nghiên cứu khoa học, trong cuộc sống và tham gia các hoạt động Đoàn, Hội,

hoạt động xã hội.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các trường Đại

học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.

5

2. Khách thể nghiên cứu:

- Nữ sinh viên đang học tập tại một số trường Đại học, Cao đẳng thuộc

khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên.

- Đại diện cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tại một số trường Đại

học, Cao đẳng thuộc khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần

Thơ, Thái Nguyên.

- Đại diện Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giáo viên một số trường Đại học,

Cao đẳng khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- Đại diện một số cán bộ nữ tham gia tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn

thể, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp...

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tình hình nữ sinh viên và thực trạng công tác nữ sinh viên

của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên từ năm 2004 đến nay.

Địa bàn nghiên cứu, khảo sát: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà

Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1- Phương pháp luận: Tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ

thống, khách quan, toàn diện và lịch sử.

2- Phương pháp cụ thể:

2.1- Tổng hợp và phân tích các tài liệu, các báo cáo và kết quả nghiên

cứu liên quan đến nữ sinh viên, công tác nữ sinh viên. Các tài liệu này được thu

thập từ nhiều nguồn khác nhau, như: các bài viết tham luận, hội thảo khoa học;

các loại sách, báo, tạp chí có liên quan; thông tin từ Internet; các tư liệu báo cáo

của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.

2.1- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi về thực trạng, nhu cầu, nguyện

vọng của nữ sinh viên và các giải pháp đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong

các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Cần Thơ, Thái Nguyên.

6

2.3- Tổ chức phỏng vấn sâu với nữ sinh viên, cán bộ Đoàn Thanh niên,

Hội Sinh viên, Lãnh đạo, giáo viên một số trường Đại học, Cao đẳng, một số

cán bộ nữ tham gia tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức kinh tế, doanh

nghiệp...: phỏng vấn sâu, tọa đàm (tương ứng với mỗi nhóm đối tượng).

2.4- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn chú trọng xin ý kiến

đóng góp của các chuyên gia, các nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, hiểu

biết sâu về các vấn đề liên quan đến tình hình nữ sinh viên, thực trạng công tác

nữ sinh viên trong các nhà trường. Đã tiến hành tổ chức Hội thảo khoa học và

lấy ý kiến chuyên gia.

2.5- Báo cáo chuyên đề của các chuyên gia, cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt

một số đơn vị.

VII. NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Chương I: Cơ sở lý luận nghiên cứu giải pháp góp phần đẩy mạnh

công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh

niên, Hội Sinh viên.

I- Một số khái niệm:

1- Khái niệm “Nữ sinh viên”

2- Khái niệm “Công tác nữ sinh viên”

II- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

phụ nữ.

III- Vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong công tác nữ sinh

viên.

IV- Một số định hướng, quan điểm của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

trong công tác nữ sinh viên.

Chương II: Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên,

Hội Sinh viên.

I- Tình hình nữ sinh viên.

II- Tình hình công tác nữ sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng.

7

III- Thực trạng công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh

viên.

1- Các hoạt động chung có sự tham gia của nữ sinh viên.

2- Các hoạt động dành riêng cho nữ sinh viên.

3- Công tác cán bộ nữ sinh viên.

Chương III: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh

viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh

viên.

1- Dự báo tình hình nữ sinh viên và những vấn đề đặt ra đối nữ sinh viên

và công tác nữ sinh viên.

2- Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác nữ sinh viên trong các

trường Đại học, Cao đẳng của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.

2.1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm

của các nhà trường, các cấp bộ Đoàn, Hội đối với công tác nữ sinh viên.

2.2- Tổ chức các hoạt động định hướng lý tưởng, niềm tin; giáo dục đạo

đức, lối sống, tác phong cho nữ sinh viên.

2.3- Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động góp phần hỗ trợ nữ sinh

viên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học.

2.4- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ đời sống (vật chất, tinh thần) cho nữ

sinh viên.

2.5- Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ, giáo dục giới tính, trang bị

kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên.

2.6- Đẩy mạnh công tác tập hợp, đoàn kết nữ sinh viên tham gia tổ chức

Đoàn, Hội, vì sự tiến bộ của nữ sinh viên.

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

VIII. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

8

1- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu một số giải pháp đẩy mạnh công

tác nữ sinh viên của Đoàn, Hội Sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học.

2- Báo cáo tóm tắt.

3- Kỷ yếu hội thảo

4- Bảng tổng hợp số liệu điều tra XHH: xử lý số liệu bằng SPSS 11.5

IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Nội dung công việc Kết quả

đạt được

Thời gian

thực hiện

Người, cơ

quan thực hiện

1 Xây dựng đề cương tổng

quát, chi tiết

Được duyệt và

ký hợp đồng

Tháng 2/1010 Ban Thanh niên

trường học

2 Xây dựng bộ công cụ điều

tra

Có khả năng thu

thập thông tin,

khách quan,

chính xác

Tháng 3/2010 Ban Thanh niên

trường học

3 Hội thảo về phương pháp

luận tiếp cận vấn đề nghiên

cứu, phương pháp điều tra

Thống nhất

phương pháp

nghiên cứu và bộ

công cụ điều tra

Tháng 2-3/2010 Ban Thanh niên

trường học phối

hợp với các cơ

quan

4 Thu thập tài liệu, tư liệu liên

qua

Tương đối đủ tài

liệu

Tháng 2/2010 Ban Thanh niên

trường học

5 Điều tra khảo sát cơ sở và

xử lý kết quả điều tra phiếu

trưng cầu ý kiến, tọa đàm,

phỏng vấn

Đánh giá đúng

thực trạng, phân

tích tìm ra

nguyên nhân, đề

xuất giải pháp

Tháng 3-5/2010 Ban Thanh niên

trường học

6 Đặt viết báo cáo chuyên đề Chuyên sâu về

một số nội dung

trọng tâm

Tháng 3-8/2010 Ban chủ nhiệm

và các chuyên

gia

9

7 Hội thảo khoa học Xin ý kiến các

nhà nghiên cứu,

chuyên gia

Tháng 10/2010 Ban Chủ nhiệm

và các cơ quan

phối hợp

8 Viết báo cáo tổng kết, kết

quả nghiên cứu

Đánh giá đúng

thực trạng, đề

xuất giải pháp

Tháng 11 /2010 Ban Chủ nhiệm

9 Nghiệm thu cơ sở đề tài Được Hội đồng

nghiệm thu

thông qua

Tháng 11/2010 Ban Thanh niên

Trường học

10 Nghiệm thu chính thức Được Hội đồng

nghiệm thu

thông qua

Tháng 12/2010 Thường trực Hội

đồng khoa học

cơ quan TW

Đoàn

11 Hoàn thiện nộp sản phẩm Đủ số sản phẩm Tháng 12/2010 Ban Thanh niên

Trường học

X. KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

100.000.000đ (Một trăm triệu đồng)

XI. LỰC LƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. Cơ quan chủ trì đề tài:

Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn

2. Đơn vị tham gia:

- Ban Tuyên giáo Tuyên giáo Trung ương Đoàn.

- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội.

- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hồ chí Minh.

- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Cần Thơ.

- Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng.

10

- Một số ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề nghiên cứu

tình hình nữ sinh viên, thực trạng công tác nữ sinh viên trong các trường Cao

đẳng, Đại học.

3. Lực lượng nghiên cứu:

3.1. Đồng chí Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng Ban

Thường trực Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch

thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

3.2. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương

Đoàn, Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội.

3.3. Đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Trung

ương Đoàn, Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng.

3.4. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn, Phó Bí thư thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh.

3.5. Đồng chí Lê Hoàng Anh, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban

Thanh niên trường học Trung ương Đoàn.

3.6. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn, Phó Trưởng Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn.

3.7. Đồng chí Lương Thị Lịch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội

Sinh viên Việt Nam.

3.8. Đồng chí Nguyễn Bình Minh, Chánh Văn phòng Trung ương Hội

Sinh viên Việt Nam.

4. Chủ nhiệm đề tài:

Đồng chí Vũ Thanh Mai, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng Ban

Thường trực Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch

thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

5. Thành viên Ban chủ nhiệm đề tài:

5.1- Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Hải Dương.

11

5.2- Đồng chí Lê Hoàng Anh, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng Ban

Thanh niên trường học Trung ương Đoàn.

5.3- Đồng chí Lương Thị Lịch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội

Sinh viên Việt Nam.

12

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY

MẠNH CÔNG TÁC NỮ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO

ĐẲNG, ĐẠI HỌC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN

I- Một số khái niệm

1- Sinh viên: Theo từ điển Tiếng Việt thì Sinh viên (Sinh viên Việt Nam)

là công dân Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng. Họ là

một nhóm dân số xã hội, với các đặc điểm được xác định rõ bởi vai trò, vị trí

của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội. Theo cuốn "Tâm lý học sư phạm

Đại học" của Phạm Minh Hạc, thuật ngữ "Sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La

tinh “students” có nghĩa là người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác

tri thức. Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, đại đa số là thanh niên đang

chuẩn bị những tri thức, phương pháp và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham

gia vào quá trình sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội sau khi tốt nghiệp.

2- Nữ sinh viên (nữ sinh viên Việt Nam): Theo đại từ điển Tiếng Việt của

tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, do Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố

Hồ Chí Minh, năm 2008 thì khái niệm Nữ sinh viên là công dân nữ Việt Nam

đang học bậc đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu

của đề tài thì nữ sinh viên là thanh niên Việt Nam đang học tập tại các trường

Đại học, Cao đẳng trong nước, có độ tuổi phần lớn từ 18 đến 25 tuổi.

3- Công tác: Theo đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý chủ

biên, do Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008

thì khái niệm Công tác là việc thực hiện công việc của Nhà nước, của đoàn thể

của một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức.

4- Công tác nữ sinh viên: Là việc thực hiện công việc của Nhà nước, của

đoàn thể đối với nữ sinh viên. Việc thực hiện này có thể do tổ chức, cá nhân

hoặc một nhóm cá nhân nhằm tham gia giải quyết những vấn đề trong các mối

quan hệ của nữ sinh viên, giúp cho nữ sinh viên ngày càng học tập tốt hơn, rèn

luyện tốt hơn, thoải mái, dễ chịu hơn trong cuộc sống.

5- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị - xã hội

của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí

13

Minh sáng lập và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn

đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam,

là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh

niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; là

lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức

thanh niên Việt Nam. Nhiệm vụ của Đoàn là đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng

lớp thanh niên, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc

xây dựng tổ chức hoạt động của Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt

Nam… Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên, thanh niên thông

qua các phong trào hành động cách mạng. Mảng hoạt động giáo dục là sợi chỉ

đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Đoàn. Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ

Đảng, coi nhiệm vụ xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức

Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự nghiệp của

Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của Đảng đến đích cuối cùng, đưa Nghị quyết và

đường lối của Đảng vào trong cuộc sống. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nguồn

cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để

gánh vác công việc tạo sinh lực mới cho Đảng.

6- Hội Sinh viên Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt

Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự

quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh. Hội là thành viên của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và

Hội sinh viên quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ của Hội là tập hợp, đoàn kết,

khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập và rèn luyện, hoàn

thành nhiệm vụ của người sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững

mạnh. Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật

cho hội viên, sinh viên. Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia

phản biện, đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên. Tổ chức

các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các

quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên và tổ chức Hội. Đoàn

kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên, thanh niên

14

tiến bộ và nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và tiến bộ xã hội.

7- Công tác nữ sinh viên của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường

Đại học, Cao đẳng: là việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam trong việc phát huy, chăm

lo, hỗ trợ nữ sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt, xây dựng đội ngũ nữ trí thức

trẻ trong tương lai có tri thức, sức khỏe, bản lĩnh, góp phần xây dựng nước Việt

Nam hoà bình độc lập, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh theo định

hướng xã hội chủ nghĩa.

II- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về công

tác phụ nữ

1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác

thanh niên

1.1- Về sự nghiệp giải phóng phụ nữ:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác phụ nữ,

bình đẳng và tiến bộ của Phụ nữ, thể hiện trên một số luận điểm chủ yếu sau:

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấy rõ và đề cao vai trò của Phụ nữ

trong sự nghiệp cách mạng. Bác cho rằng, vai trò của phụ nữ trong xã hội rất to

lớn, cả trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cũng như trong quá trình phát

triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước: "Non sông gấm vóc Việt Nam do

phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ"

1

.

Hai là, Hồ Chí Minh xác định giải phóng phụ nữ là một trong những

mục tiêu quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Giải phóng phụ nữ luôn gắn chặt

với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con

người. Và đó chính là con đường xóa bỏ áp bức, bóc lột, nghèo nàn, bất bình

đẳng. Người khẳng định:“Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải

phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng

phụ nữ là xây dựng xã hội chỉ một nửa”2

. Theo Người, giải phóng phụ nữ là

“một cuộc cách mạng to và khó” và “không thể dùng vũ lực mà tranh đấu. Vũ

1

Hồ Chi Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.6, tr 432

2

Hồ Chi Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.9, tr 523

15

lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp

luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó

nhưng nhất định thành công”3

.

Ba là, dưới chế độ ta - chế độ mọi người dân đều là chủ xã hội, nam nữ

bình đẳng về vị trí, bình đẳng về quyền lợi, thì phụ nữ phải có vị trí xứng đáng

với vai trò của mình. Người còn cho rằng, nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy

cũng là một thiếu sót của Đảng. Người luôn kêu gọi Đảng và chính phủ quan

tâm đến phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ được bình đẳng thực sự trong mọi

lĩnh vực; có kế họach thiết thực giúp đỡ để ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia

quản lý lãnh đạo. Tháng 8 năm 1949, viết thư gửi đồng bào Nghệ An, Hồ Chí

Minh nhấn mạnh: "Tôi rất vui lòng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia Hội

đồng nhân dân. Phụ nữ phải tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực

hơn"4 . Di chúc thiêng liêng của Người ghi rõ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu

nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong

sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất

nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công

việc lãnh đạo. ..”.

Bốn là, cần phải xoá bỏ tàn dư phong kiến trọng nam khinh nữ, coi

thường, xem nhẹ khả năng làm việc xã hội của phụ nữ đã tồn tại trong thời gian

dài và là một trong những cản trở lớn trong thực hiện bình đẳng nam nữ. Chỉ có

như vậy mới thực sự giải phóng phụ nữ, làm cho cách mạng do Đảng Cộng sản

Việt Nam lãnh đạo có ý nghĩa cách mạng đầy đủ, có tính nhân văn sâu sắc.

Người cũng động viên phụ nữ phải xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti để tham gia

vào các lĩnh vực chứ không trông chờ, ỷ lại vào chính sách:“Phụ nữ phải nâng

cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo

thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”5

.

1.2- Về thanh niên và công tác thanh niên:

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của mình, Bác Hồ luôn chăm

lo, ân cần, dành nhiều tâm sức cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát huy

thanh niên và công tác thanh niên. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh

3

Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, NXB Thanh niên, 2002

4

Hồ Chí Minh; toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.5,tr.673

5

Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, t.11,tr.259.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!