Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Mèo Vạc Tỉnh Hà Giang
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1190

Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Huyện Mèo Vạc Tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MÈO VẠC

TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MÈO VẠC

TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN HỮU DÀO

Hà Nội - 2013

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.

Hà Giang, ngày 02 tháng 9 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm

giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả của Trường đại học Lâm nghiệp Hà nội

và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân các xã và

đông đảo bà con nhân dân của huyện Mèo Vạc.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo của Trường

Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, đặc biệt là Tiến sỹ Trần Hữu Dào, người đã

nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn

này.

Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban của

Huyện ủy, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc;

xin cản ơn các Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân đã giúp

đỡ, cộng tác cùng cúng tôi để Đề tài được thực hiện kịp tiến độ theo kế hoạch.

Hà Giang, ngày 02 tháng 9 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ..........................................................................................................i

Lời cảm ơn .............................................................................................................ii

Mục lục ................................................................................................................ iii

Danh mục các từ viết tắt.......................................................................................vi

Danh mục các bảng..............................................................................................vii

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......................................................................4

1.1. Cơ sở lý luận về chương trình xây dựng nông thôn mới ..............................4

1.1.1. Khái niệm Nông thôn.................................................................................... 4

1.1.2. Xây dựng nông thôn mới là gì? [6]............................................................. 4

1.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới [6]......................................................... 4

1.1.4. Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới............................................... 5

1.1 5. Trình tựcác bước tiến hành xây dưng ̣ nông thôn mới. .............................. 6

1.1.6. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới [9] ..................................................... 7

1.1.7. Các căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới.............................................. 8

1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu..................................10

1.2.1 .Trên thế giới ................................................................................................. 10

1.2..2. Tại Việt Nam............................................................................................... 15

1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan ......................................................22

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ....................................................................................................24

2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Mèo Vạc ........................................................24

2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Mèo Vạc ......................................................... 24

iv

2.1.2. Các đặc điểm về Tự nhiên........................................................................... 24

2.1.3 .Các đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................ 26

2.1.4. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của chương trình xây dựng

nông thôn mới......................................................................................................... 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................34

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát.......................................... 34

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu........................................................ 34

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 35

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài................................... 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................37

3.1. Phân tích thực trạng chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện

Mèo Vạc...............................................................................................................37

3.1.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở37

3.1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Mèo Vạc ........................38

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 3 xã điểm nghiên cứu theo bộ tiêu

chí của chương trình xây dựng nông thôn mới...................................................62

3.2.1. Nhóm tiêu chí quy hoạch ..........................................................................62

3.2.2. Nhóm tiêu chí - Hạ tầng kinh tế xã hội.....................................................65

3.2.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................ 74

3.2.4. Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường.......................................... 78

3.2.5. Nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị.............................................................. 86

3.2.6. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát về xây dựng nông thôn mới tại 3

xã điểm................................................................................................................... 89

3.2.7. Những thuận lợi và tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc xây dựng

nông thôn mới ở huyện Mèo Vạc ......................................................................... 92

3.3. Các giải pháp đề xuất đẩy mạnh xây dựng chương trình nông thôn mới tại

huyện Mèo Vạc....................................................................................................96

v

3.3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động sâu rộng trong

nhân dân .................................................................................................................. 96

3.3.2 . Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn......... 98

3.3.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ................... 99

3.3.4. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, môi trường và an

ninh quốc phòng ................................................................................................... 101

3.3.5. Đẩy mạnh phát triển kinh tế và củng cố các hình thức tổ chức sản

xuất ..................................................................................................... 104

3.3.6. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các hoạt động xây

dựng nông thôn mới...........................................................................................105

3.3.7. Giải pháp về vốn ........................................................................................ 106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ

BHYT Bảo hiểm y tế

CCB Cựu chiến binh

CTXH Chính trị xã hội

CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐTXD Đầu tư xây dựng

KHKT Khoa học Kỹ thuật

GTVT Giao thông vận tải

GTNT Giao thông nông thôn

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

NTM Nông thôn mới

NN Nông nghiệp

MTTQ Mặt trận tổ quốc

PTNT Phát triển nông thôn

SX-KD Sản xuất Kinh doanh

THCS Trung học cơ sở

UBND Ủy ban nhân dân

VH-TTDL Văn hóa thể thao du lịch

XDNTM Xây dựng nông thôn mới

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai từ năm 2010-2012 27

2.2 Biểu tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội từ năm 2010 - 2012 29

2.3

Tình hình Dân số và lao động của huyện Mèo Vạc Từ năm

2010-2012

31

3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 40

3.2 Hạ tầng Kinh tế - xã hội huyện Mèo Vạc 44

3.3

Tình hình phát triển sản xuất hàng hóa và phát triển các hình

thức tổ chức sản xuất 51

3.4

Vấn đề phát triển văn hóa-xã hội cùng bảo vệ và phát triển

môi trường nông thôn huyện Mèo Vạc

53

3.5 Các tổ chức trong hệ thống chính trị xã hội 61

3.6 Thực trạng quy hoạch tại 3 xã điểm 64

3.7 Mức độ đạt được của tiêu chí giao thông tại các xã điểm 66

3.8 Mức độ hoàn thành tiêu chí thủy lợi tại các xã điểm 67

3.9 Hệ thống điện và tình hình sử dụng điện ở 3 xã điểm 68

3.10 Tỷ lệ học sinh đến trường tại các xã điểm 70

3.11 Cơ sở vật chất văn hóa tại các xã nghiên cứu 71

3.12 Hiện trạng nhà ở dân cư của 3 xã điểm 74

3.13 Thu nhập bình quân đầu người trên năm tại 3 xã 75

3.14 Tỷ lệ hộ nghèo của 3 xã nghiên cứu 75

3.15 Thống kê lao động trong các ngành nghề của 3 xã 76

3.16 Hình thức tổ chức sản xuất tại các xã điểm 78

3.17 Mức độ đạt được tiêu chí giáo dục tại 3 xã 79

viii

3.18 Mức độ đạt được tiêu chí y tế tại các xã nghiên cứu 80

3.19 Mức độ hoàn thành tiêu chí Văn hoá của 3 xã điểm 82

3.20 Mức độ hoàn thành tiêu chí môi trường tại các xã điểm 84

3.21 Mức độ hoàn thành tiêu chí Hệ thống chính trị xã hội tại 3 xã 87

3.22 Nhận thức của người dân về chương trình NTM 89

3.23 Một số chỉ tiêu đã hoàn thành 90

3.24 Vai trò của người dân trong XDNTM 93

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của

Đảng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu

to lớn. Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm

năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh

thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn

hạn chế . Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ

tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu

kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của

người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa

nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì

vậy phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một

chương trình cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn. Đây là Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện, vừa

là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn,

hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Mèo Vạc là một huyện vùng cao, vùng biên giới, đặc biệt khó khăn của

tỉnh Hà Giang, nằm trong cao nguyên đá Đồng văn, trong huyện có 95% dân

cư sống ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu, toàn

huyện có 17 xã và 1 thị trấn với mức độ đô thị hóa còn chậm chủ yếu là diện

tích thuộc khu vực nông thôn.

Mặc dù trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà

nước đầu tư nhiều chương trình dự án trên địa bàn huyện và sự nỗ lực của

2

Cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng các dân tộc và sự đầu tư của các

doanh nghiệp vào khu vực nông thôn trên địa bàn huyện. Nhưng nhìn chung

bộ mặt nông thôn của huyện vẫn còn nhiều yếu kém so với tốc độ phát triển

của các huyện vùng xuôi trong tỉnh cả về sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và bộ

mặt nông thôn nói chung.

Từ những vấn đề trên, nhằm triển khai xây dựng Chương trình Nông

thôn mới một cách có hiệu quả. Căn cứ theo Quyết định số 800/QĐ-TTg,

ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình

mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Triển

khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới, huyện Mèo

Vạc đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát điểm

của huyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống

của nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng

nông thôn mới ở địa phương, tôi xin chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh

chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nhằm đẩy mạnh quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

mới tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng nông thôn mới

tại Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện

Mèo Vạc;

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh chương trình xây

dựng nông thôn mới tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia

quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp,

các tổ chức đoàn thể thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

- Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan

đến xây dựng nông thôn mới tại huyện Mèo Vạc

- Phạm vi về không gian

Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.

- Phạm vi về thời gian

Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ

2010 đến 2012.

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của chương trình xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá thực trạng tình hình của chương trình xây dựng nông thôn

mới tại huyện Mèo Vạc.

- Các giải pháp đề xuất đẩy mạnh xây dựng chương trình nông thôn

mới tại huyện Mèo Vạc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!