Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hoá Tại Huyện Thường Tín Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo
Sau Đại học, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Lâm Nghiệp; UBND, phòng
Kinh tế huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. Nhân dịp này tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ qúy báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Xuân Phương là
người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và có những đóng góp qúy
báu cho luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, cảm ơn
những nhận xét, đóng góp ý kiến và sự động viên của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, tính toán là trung thực và được trích
dẫn rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2013
Tác giả
Đặng Đình Công
ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA............5
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa........................................................................................... 5
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ cấu kinh tế nông nghiệp....................... 5
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: ...................................... 11
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp........................................................................................................ 15
1.2. Sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng xuất hàng hóa................................................................................... 19
1.2.1. Hàng hóa và sản xuất hàng hóa ...................................................... 19
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa............................................................................................................. 20
1.2.3. Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp................................................... 21
1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa một số nước trên thế giới và Việt Nam................................ 23
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................ 23
iii
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản............................................................. 25
1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................. 27
1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa tại Việt Nam....................................................................................... 28
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 31
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp ở huyện Thường Tín......................................................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Huyện Thường Tín.................................... 31
2.1.2. Điều kiện xã hội của Huyện Thường Tín………………………35
2.1.3. Điều kiện kinh tế của Huyện Thường Tín ...................................... 40
2.1.4. Đánh giá chung ............................................................................... 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 49
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thứ cấp ................................................... 49
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sơ cấp..................................................... 50
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo..................... 50
2.2.4. Các chỉ tiêu biểu hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được
sử dụng trong đề tài................................................................................... 51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 52
3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện trong giai đoạn
2008 – 2012.................................................................................................. 52
3.1.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế
của huyện Thường Tín 2008 – 2012......................................................... 52
3.1.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo vùng của Huyện ........ 55
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.................... 56
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thường Tín
giai đoạn 2008 – 2012.................................................................................. 58
iv
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp.............. 58
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu đất đai trong nông nghiệp ............................. 66
3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu về lao động và đầu tư .................. 72
3.2.4. Phát triển sản xuất hàng hóa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp................................................................................... 73
3.2.5. Những thành công và tồn tại của quá trình chuyển dịch CCKT
nông nghiệp của huyện Thường Tín......................................................... 75
3.3. Quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện
Thường Tín .................................................................................................. 78
3.3.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................... 78
3.3.2. Mục tiêu .......................................................................................... 80
3.3.3. Định hướng phát triển NN – TS và sản phẩm chủ lực của huyện
Thường Tín đến năm 2020........................................................................ 81
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CCKT Cơ cấu kinh tế
CN – TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
CN – XD Công nghiệp, xây dựng
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KT – XH Kinh tế - xã hội
KTNN Kinh tế nông nghiệp
NN – TS Nông nghiệp – Thủy sản
NN Nông nghiệp
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TM – DV Thương mại, dịch vụ
VLXD Vật liệu xây dựng
QP - AN Quốc phòng – an ninh
DN Doanh nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Tình hình sử dụng lao động cho các ngành kinh tế giai đoạn
2008 – 2012 36
2.2 Các chợ trên địa bàn huyện 39
2.3 Giá trị sản xuất và giá trị GDP các ngành kinh tế vùng Đông,
giai đoạn (2008 – 2012) 42
2.4 Giá trị sản xuất và giá trị GDP của các ngành kinh tế vùng Giữa,
giai đoạn (2008 -2012) 43
2.5 Giá trị sản xuất và giá trị GDP của ngành kinh tế vùng Tây, giai
đoạn (2008 – 2012) 44
2.6 Tóm tắt sự phân bố các ngành chủ yếu ở 3 vùng kinh tế của
huyện 45
3.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thường
Tín 2008 – 2012: 52
3.2 GTSX và GDP các ngành kinh tế của huyện (2008 – 2012) 54
3.3 Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế huyện Thường
Tín giai đoạn 2000 – 2011 55
3.4 Đóng góp vào tăng trưởng các vùng của huyện Thường Tín,
2008 – 2012 55
3.5 Một số chỉ tiêu hiện trạng về kinh tế huyện Thường Tín giai
đoạn 2008- 2012 57
3.6 Cơ cấu GTGT ngành nông nghiệp-Thủy sản giai đoạn 2008-
2012 58
3.7 Biến động diện tích đất và cơ cấu đất huyện Thường Tín 60
3.8 Diện tích gieo trồng và năng suất các loại cây trồng, giai đoạn
2008 – 2012 62
3.9 Tổng hợp quy mô đàn và sản lượng xuất chuồng gia súc, gia
cầm, giai đoạn 2008 – 2012 64
3.10 Tình hình đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng năm 2012 67
3.11 Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế giai đoạn
2008-2012 72
3.12 Tỷ suất hàng hóa nông sản hàng hóa trong chăn nuôi 74
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
`
Cơ cấu GTGT ngành nông nghiệp – thủy sản (giai đoạn 2006
– 2011)
59
3.2
Cơ cấu GTSX các sản phẩm trồng trọt (giai đoạn 2003 –
2009)
63
1
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hơn
70% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Hàng năm, nông nghiệp
đóng góp vào GDP khoảng từ 30 - 40% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước từ 1986 đến nay, nền nông nghiệp
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn, từ một nước thiếu lương thực trầm
trọng, đến nay nước ta không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dung mà còn
là nước xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta
so với thế giới vẫn là nền nông nghiệp truyền thống với nhiều hạn chế: sản
xuất nhỏ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém dẫn đến hiệu quả kinh tế và
sức cạnh tranh thấp. Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt là chủ
yếu, chăn nuôi chưa phát triển, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp còn nhiều
bất cập, chưa hợp lý. Đó là những tồn tại mà không dễ gì khắc phục được
trong thời gian ngắn. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là đòi
hỏi bức xúc hiện nay.
Huyện Thường Tín là một huyện của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc nên có thị trường tiêu thụ nông sản lớn. Đây là điều
kiện thuận lợi để Thường Tín phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Trong
những năm qua, ngành kinh tế nông nghiệp của huyện Thường Tín tuy đã có
nhiều bước phát triển nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của xã
hội, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. Việc vùng nào, trồng cây gì?
nuôi con gì? nhiều nơi vẫn đang thực hiện theo cảm tính của người dân. Kết
quả là sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao và chưa thực sự dồi dào để đáp
ứng nhu cầu của thị trường tại địa phương cũng như trong nước và hướng tới
xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, hiện nay tỷ lệ dân làm nông nghiệp
của huyện vẫn chiếm tới gần 50%, nhưng diện tích đất nông nghiệp của
2
huyện thì ngày càng bị thu hẹp do quá trình phát triển đô thị, khu công
nghiệp, vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là một giải pháp cần thiết nhằm khai
thác được tối đa tiềm năng ngành nông nghiệp, nguồn nhân lực và tận
dụng được cơ hội phát triển của huyện.
Chính vì vậy, việc xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa là đòi hỏi tất yếu trong quá trình tăng trưởng, phát triển của
huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phù hợp cho phép khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế, chính trị, xã hội để
thúc đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện Thường Tín
trong thời gian tới. Với những lý do trên và mong muốn đóng góp một phần
nhỏ công sức vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tạo một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, sát với thực tế huyện
Thường Tín, dễ thực hiện để tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông
nghiệp
+ Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình
chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện
Thường Tín từ năm 2008 đến 2012, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh
hưởng.
3
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp trên địa bàn huyện Thường
Tín.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Huyện Thường Tín - TP. Hà Nội.
Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp được nghiên cứu trong khoá luận này
bao gồm các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
* Về nội dung:
Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thường Tín.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xem xét trên 3 mặt: Cơ
cấu kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, luận
văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cơ cấu kinh tế - kỹ thuật trong nông
nghiệp của huyện Thường Tín.
* Về thời gian:
- Phần lý luận thu thập từ các tài liệu đã công bố từ năm 1996 đến nay.
- Các số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu
được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012.
- Phần định hướng tham khảo các tài liệu về mục tiêu, phương hướng
phát triển đến năm 2020 và 2030.