Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Nghề Tại Trường Cao Đẳng Nn Ptnt Bắc Bộ Xuân Mai Chương Mỹ Hà Nội
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
840.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
838

Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Nghề Tại Trường Cao Đẳng Nn Ptnt Bắc Bộ Xuân Mai Chương Mỹ Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt

tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp

============

Ph¹m thÞ quyªn

Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu n©ng cao chÊt l-îng ®µo t¹o

nghÒ t¹i tr-êng Cao ®¼ng NN&PTNT B¾c Bé

Xu©n Mai – Ch-¬ng Mü – Hµ Néi

LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ

Hµ néi - 2011

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt

tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp

============

Ph¹m thÞ quyªn

Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu n©ng cao chÊt l-îng ®µo t¹o

nghÒ t¹i tr-êng Cao ®¼ng NN&PTNT B¾c Bé

Xu©n Mai – Ch-¬ng Mü – Hµ Néi

Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp

M· sè: 60.31.10

LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc

TS. TrÇn H÷u Dµo

Hµ néi - 2011

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lực lượng lao động lành nghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát

triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia dựa trên sự phát triển của sản xuất.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi diễn ra từng ngày, sự

phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất phát triển. Vô

số các công nghệ, kỹ thuật mới, các loại vật liệu mới được ứng dụng vào sản

xuất đòi hỏi người lao động phải được đào tạo ở những trình độ lành nghề

nhất định.

Mặt khác, Việt Nam là một nước nông nghiệp 75% dân cư tập trung ở

nông thôn, tương ứng 61,33 triệu người. Trong đó lao động nông thôn chiếm

đến 75% tổng lực lượng lao động cả nước (Tổng cục thống kê năm 2006).

Trong những năm gần đây dân số mỗi năm tăng trên một triệu người và theo

dự báo của tổng cục thống kê dân số sẽ vượt 100 triệu người vào năm 2024.

Với một nước có dân số và nguồn lao động dồi dào như vậy thì vấn đề đào tạo

nghề, giải quyết việc làm là một trong những khó khăn lớn của đất nước

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường dạy nghề đang thực hiện đào

tạo nghề với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy

nhiên, chất lượng sản phẩm đào tạo ở hầu hết các trường dạy nghề chưa cao.

Rất nhiều người sau khi đó tốt nghiệp các trường dạy nghề vẫn không đáp

ứng được yêu cầu công việc. Cung đào tạo do các trường dạy nghề đưa ra chủ

yếu dựa trên khả năng của mình mà không tính tới đường cầu tương ứng từ

các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự mất cân đối cung – cầu đào tạo cả về

quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng, gây ra những lãng phí lớn và giảm

hiệu quả đào tạo.

Trong bối cảnh chung ở Việt Nam như thế, trường Cao đẳng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ cũng là một trong các trường có đào

tạo về nghề cần thay đổi và điều chỉnh cách nhìn về quá trình đào tạo nghề để

cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu hiện tại của đất nước.

2

Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả

chọn đề tài “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề

tại trường CĐ NN & PTNT Bắc Bộ - Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội”

làm luận văn thạc sỹ cho mình.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường CĐ

nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ

1.1.1. Khái niệm về nghề, đào tạo nghề, phân loại và các hình thức đào tạo nghề.

1.1.1.1. Khái niệm nghề

Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với

sự phân công lao động xã hội, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhân

loại. Nó được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu dưới các góc độ

khác nhau. Nghề xuất hiện trong xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu làm ăn sinh

sống của con người và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo nhiều

lĩnh vực hoạt động xã hội, nhiều khu vực lãnh thổ và cộng đồng.

Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách

khác nhau và theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định.

Chẳng hạn ở Pháp “Nghề là một loại lao động có thói quen và kỹ năng, kỷ

xảo của một người để từ đó tìm được một phương tiện sinh sống”, ở Đức

“Nghề là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định,

đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó”…Ở Việt Nam, một định

nghĩa được nhiều người sử dụng, “Nghề là công việc chuyên, làm theo sự

phân công lao động xã hội” (Từ điển tiếng Việt. NXB KHXH 1989). Mặc dù

khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể

nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:

+ Đó là công việc chuyên môn

+ Là phương tiện để sinh sống

+ Là hoạt động lao động của con người

+ Có thể làm thuê cho người khác hoặc làm cho bản thân

+ Phù hợp với yêu cầu xã hội và nhu cầu của bản thân

4

1.1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề.

“Đào tạo nghề là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm

hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn

thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có

năng suất và hiệu quả cao. Thông thường sau khi đào tạo người lao động kỹ

thuật được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề” [1]

Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc

dân (Hình 1.1). Khung đào tạo trình độ kỹ thuật thực hành (Hình 1.2) [13]

5

Sau đại học

Đại học

Cao đẳng Cao đẳng nghề

( max: 3 năm)

Trung học

phổ thông

Trung cấp chuyên

nghiệp

Trung cấp nghề

( 1-3 năm)

Trung học

phổ thông cơ sở

Sơ cấp nghề

dưới 1 năm

Tiểu học

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Đào tạo hàn lâm Đào tạo kỹ thuật thực hành

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống Dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

Nguồn: Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở Việt Nam - Nội dung và các giải pháp thực hiện của

PGS.TS Nguyễn Viết Sự và CN Nguyễn Thị Hoàng Yến [13]

6

Đào tạo nghề là một quá trình sản xuất đặc biệt. Học sinh trên thực tế là

sản phẩm ngành công nghiệp dạy nghề. Họ vào trường với tư cách là nguyên

vật liệu, trải qua quá trình xử lý (đào tạo) phức tạp của nhà trường để biến đổi

trình độ, nhân cách và chính thức là thành phẩm sau khi tốt nghiệp. Trong quá

trình học tập học sinh phải thực hiện các bài tập, thuyết trình, nghiên cứu,

kiểm tra, thi…dưới sự kiểm soát đánh giá của giáo viên. Như vậy, bản thân

học sinh chính là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục, đồng thời

là tiêu điểm của mọi chương trình, quá trình, biện pháp giáo dục góp phần

nâng cấp đầu vào thành đầu ra có mức chất lượng cao hơn. Quá trình đào tạo

TRÌNH ĐỘ ĐT

KỸ THUẬT THỰC

HÀNH

TRÌNH ĐỘ

ĐÀO TẠO

HÀN LÂM

BẰNG ĐH

SAU ĐH

BẰNG

CAO ĐẲNG

BẰNG THCN

Hình 1.2: Sơ đồ khung đào tạo trình độ kỹ thuật thực hành

LOẠI LAO

ĐỘNG

KHỐI LƯỢNG KIẾN

THỨC KỸ NĂNG

LAO ĐỘNG

QUẢN LÝ

LAO ĐỘNG

GIÁM SÁT

LAO ĐỘNG

VẬN HÀNH &

SẢN XUẤT

TRỰC TIẾP

BẰNG CAO

ĐẲNG NGHỀ

BẰNG

TRUNG CẤP

NGHỀ

CHỨNG CHỈ

SƠ CẤP NGHỀ

Kiến thức và kỹ năng giám sát quản lý

Kiến thức lý thuyết

Kỹ năng thực hành

Nguồn: Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở Việt Nam - Nội dung và các giải pháp thực hiện của

PGS.TS Nguyễn Viết Sự và CN Nguyễn Thị Hoàng Yến [13]

7

nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Đó là quá trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả phổ thông để đào tạo nghề

nghiệp cho học sinh học nghề. Việc đào tạo để hình thành năng lực nghề

nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo. Quá trình đào tạo chú trọng đến hệ

thống các kỹ năng thông qua thực hành, luyện tập, đó chính là những yêu cầu,

vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật.

Hằng năm, mỗi trường dạy nghề đều thực hiện nhiệm vụ do các cơ quan

chủ quản qui định. Từ nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu và

chiến lược đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt

được “chất lượng bên ngoài”, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được

hướng vào mục tiêu của nhà trường để đạt “chất lượng bên trong”.

1.1.1.3. Các cấp trình độ trong đào tạo nghề

- Sơ cấp nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp trang bị cho người học nghề năng lực

thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của

một nghề. Thời gian học từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Kết thúc chương trình

người học được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. [11]

- Trung cấp nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học

kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có

khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.

Thời gian học từ 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp

THPT, 3-4 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp THCS. Kết

thúc chương trình người học được cấp bằng trung cấp nghề. [11]

- Cao đẳng nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học

nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một

nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả

năng sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc; giải quyết được

các tình huống phức tạp trong thực tế. Thời gian từ 2-3 năm tùy theo nghề đào

tạo với người tốt nghiệp THPT, 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!