Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số dẫn liệu về thảm thực vật trên lưu vực song Chu tỉnh Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân
1
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THẢM THỰC VẬT
TRÊN LƯU VỰC SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA
Lê Đồng Tấn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật),
Nguyễn Anh Hùng (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên)
1. Mở đầu
Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (tiếng Tày), Nậm Sang (tiếng Thái), nguyên gốc
gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu, là phụ lưu lớn nhất của sông Mã, bắt nguồn từ
vùng núi Houa (cao 2.062 m) ở Tây Bắc tỉnh Sầm Nưa nước CHDCND Lào, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào sông Mã ở ngã ba Giàng (ngã ba Bông), cách cửa
sông 25,5 km. Sông dài 325 km, trên phần lãnh thổ Việt Nam 160 km qua các huyện Quế
Phong (Nghệ An), Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần
ở Việt Nam 3.010 km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình 18,3%; mật độ sông suối
0,98 km/km² [6]. Sông Chu là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
người dân tỉnh Thanh Hóa. Đập dâng nước Bái Thượng được xây dựng từ năm 1921 là nguồn
nước tưới cho hơn 50 nghìn ha đất nông nghiệp thuộc các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông
Cống và Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Hồ chứa nước thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt được khởi
công xây dựng từ năm 2006 tại huyện Thường Xuân với dung tích 1,45 tỉ m³, sau khi hoàn
thành sẽ đủ nước tưới cho hơn 87 nghìn ha đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân các huyện miền xuôi và thành phố Thanh Hóa, đồng thời có thể phát điện với công
suất 97 MW. Công trình thủy điện Hủa Na công suất 180MW được xây dựng tại xã Đồng
Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ hòa lưới điện quốc gia trong quý IV năm
2011 với sản lượng hơn 700 tỉ kWh mỗi năm. Như vậy, sông Chu có ý nghĩa quan trọng đối
với việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các huyện miền xuôi và
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Do diện tích lớn, địa hình dốc nên thảm thực vật trên
lưu vực sông Chu có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ nguồn nước. Sự suy
thoái của thảm thực vật không chỉ làm giảm khả năng phòng hộ mà còn làm cạn kiệt nguồn
nước. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiện trạng để phục hồi và bảo vệ thảm thực vật là hết sức
cần thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô
tiêu chuẩn. Trên tuyến điều tra, thiết lập ô tiêu chuẩn tạm thời có diện tích 100m2
, 400m2
đến
1000m2
tùy theo thảm thực vật là thảm cỏ, thảm cây bụi hay các trạng thái rừng. Số liệu trong ô
tiêu chuẩn được thu thập theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng hiện nay. Các
chỉ tiêu đo đếm gồm: Chiều cao, đường kính, mật độ cây, độ tàn che, thảm tươi... Sử dụng khung
phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Kết hợp sử dụng các chỉ tiêu về hệ số
tổ thành loài để phân biệt các quần xã (ưu hợp) thực vật (Thái Văn Trừng, 1978). Tên loài cây
được xác định theo [1, 3] và cuốn “Tªn c©y rõng ViÖt Nam” [2]. Sử dụng phương pháp điều tra
có sự tham gia của người dân (phương pháp PRA) để thu thập số liệu về tình hình khai thác và sử
dụng đất tại các địa phương.
3. Kết quả nghiên cứu