Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biểu trưng trong ca dao Việt Nam”(nhóm chất liệu biểu trưng là thế giới các hiện tượng thiên nhiên)
PREMIUM
Số trang
288
Kích thước
11.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1876

Một số biểu trưng trong ca dao Việt Nam”(nhóm chất liệu biểu trưng là thế giới các hiện tượng thiên nhiên)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÙY VÂN

MỘT SỐ BIỂU TRƢNG TRONG CA DAO VIỆT NAM

(NHÓM CHẤT LIỆU LÀ THẾ GIỚI CÁC HIỆN TƢỢNG

THIÊN NHIÊN)

CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

MÃ SỐ: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS MAI NGỌC CHỪ

2. PGS.TS CẨM TÖ TÀI

HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu thống kê, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong

bất kì công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN THÙY VÂN

1

Trang

Danh mục các chữ viết tắt 4

5

6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13

1.1. Tổng quan về ca dao Việt Nam 13

1.1.1. Khái niệm ca dao 13

1.1.2. Ngôn ngữ ca dao 14

1.1.3. Kết cấu ca dao 15

1.2. Biểu trƣng và những khái niệm liên quan 16

1.2.1. Khái niệm biểu trưng 16

1.2.2 Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ 20

1.2.3 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ 22

1.2.4 Mối quan hệ giữa biểu trưng và tín hiệu thẩm mĩ 23

1.2.5 Quan hệ giữa nghĩa biểu trưng và nghĩa gốc 25

nh hình thành nghĩa biểu trƣng trong ca dao Việt Nam 26

1.4. Các khái niệm "thiên nhiên" và "tự nhiên" 28

Tiểu kết chƣơng 1 30

CHƢƠNG 2: Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA TỪ CHỈ THẾ GIỚI

THỰC VẬT TRONG CA DAO VIỆT NAM

31

2.1. Bức tranh tổng quan về từ chỉ thực vật trong ca dao Việt Nam 31

2.2. Ý nghĩa biểu trƣng của từ chỉ hoa trong ca dao Việt Nam 34

2.2.1. Khái quát về ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa trong ca dao 34

2.2.1.1. Biến thể của biểu trưng hoa trong ca dao 36

2.2.1.2. Mối quan hệ của ý nghĩa biểu trưng hoa trong ca dao Việt

Nam

37

2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ biểu thị một số loài hoa trong 39

2

ca dao Việt Nam

2.2.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa đào 40

2.2.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa sen 44

2.2.2.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa hồng 47

2.2.2.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa lan, hoa huệ 49

2.2.2.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa cúc 52

2.2.2.6. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ hoa nhài 53

55

2.3.1. Khái quát về ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây trong ca dao Việt Nam 55

2.3.2. Ý ng một số loài cây trong ca dao Việt Nam 57

2.3.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ trầu- cau 57

2.3.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây tre 59

2.3.2.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây lúa 60

2.3.2.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ trúc, mai 62

2.3.1.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ cây đa 63

Tiểu kết chƣơng 2 65

CHƢƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA TỪ CHỈ THẾ GIỚI

ĐỘNG VẬT TRONG CA DAO VIỆT NAM

66

3.1. Tổng quan về biểu trƣng của từ chỉ thế giới động vật trong

ca dao Việt Nam

66

3.2. Ý nghĩabiểu trƣng của từ chỉ thế giới côn trùng trong ca daoViệt Nam 76

3.2.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ ong, bướm 78

3.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ con tằm 80

3.3. Ý nghĩabiểutrƣng của từ chỉthế giới loài cá trong ca daoViệt Nam 81

3.4. Ý nghĩabiểutrƣng củatừ chỉ thế giới loài chim trong ca daoViệt Nam 85

3.4.1. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ én 88

3.4.2. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ nhạn 90

3.4.3. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ loài cò 93

3.4.4. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ chim loan 101

3

3.4.5. Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ chim phượng 102

3.5. Ý nghĩa biểu trƣng của từ chỉ các loài thú trong ca dao Việt Nam 106

3.5.1 Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ các loài thú nuôi trong ca dao Việt Nam 106

3.5.2 Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ các loài thú hoang trong ca dao Việt Nam 115

Tiểu kết chƣơng 3 118

CHƢƠNG 4:Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA TỪ CHỈ THẾ GIỚI

CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN TRONG CA DAO VIỆT NAM

119

4.1 Bức tranh tổng quan về từ chỉ các hiện tƣợng tự nhiên trong ca

dao Việt Nam

119

4.2.

đến nƣớc

119

4.3. Ý nghĩa biểu trƣng của từ chỉ trăng 126

4.4. Ý nghĩa biểu trƣng của từ chỉ mƣa 129

4.5. Ý nghĩa biểu trƣng của từ chỉ gió 132

4.6. Ý nghĩa biểu trƣng của từ chỉ núi 134

Tiểu kết chƣơng 4 136

137

142

4

VÀ KÍ HIỆU

1. Cái biểu đạt: CBĐ

2. Cái đƣợc biều đạt: CĐBĐ

3. H,: Hà Nội

4. Nxb: Nhà xuất bản

5. [88, tr.76]: Tài liệu số 88 trên thƣ mục, trang 76.

6. (1,690): Số 1 là tập 1 Kho tàng ca dao ngƣời Việt, 690 là số trang

5

Trang

1: Lược đồ đơn giản ký hiệu học hàm nghĩa 27

2.1: 31

32

33

33

56

67

119

m

120

127

129

132

134

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Ca dao là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian nói riêng và văn hóa

dân gian Việt Nam nói chung. Từ xa xƣa những câu từ trong các bài ca dao đã ăn

sâu vào tâm hồn ngƣời Việt. Có thể nói, ca dao là nơi lƣu giữ văn hóa và tinh thần

dân tộc. Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao Việt Nam.

Nghiên cứu ca dao, ngƣời ta có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, trong

đó đáng chú ý là những nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa dân gian và ngôn ngữ học.

Trong phạm vi ngôn ngữ học, việc nghiên cứu ca dao nói riêng và thơ ca nói chung

xƣa nay thƣờng đƣợc xem xét từ mặt cấu trúc ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp). Và những nghiên cứu ấy đã mang lại những thành quả đáng kể trong việc

làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ ca dao nói riêng và thơ ca nói chung.

Tuy nhiên nếu chỉ xem xét ca dao thuần túy về mặt cấu trúc thì chƣa đủ. Nhắc

đến ca dao, ngƣời ta không thể không nói đến cách nói “bóng gió” mang tính chất

liên tƣởng. Những hình ảnh nhƣ cái cò, cái vạc, cái nông, cây đa, bến nƣớc, rồi

trăng sao, mây núi, hoa trái, …xuất hiện rất nhiều. Nói một cách khoa học, biểu

trƣng của các từ ngữ trong ca dao đã góp phần tạo nên sức sống lâu bền cho những

áng ca dao bất hủ của dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ ca dao, chúng ta không

thể không chú ý đến các biểu trƣng.

Việc nghiên cứu biểu trƣng của các từ ngữ trong ca dao sẽ góp phần làm sáng

tỏ nhiều vấn đề của thi pháp học nói chung và thi pháp trong ca dao nói riêng.

Biểu trƣng thực chất là các tín hiệu thẩm mỹ xét từ góc nhìn ngôn ngữ học.

Dƣới hình thức là một loại thơ dân gian thì ca dao mang đặc điểm của một tác phẩm

nghệ thuật ngôn từ, cần đƣợc tiếp cận dƣới góc độ thẩm mỹ, nhằm khám phá những

khía cạnh hình tƣợng, biểu tƣợng, các tín hiệu nghệ thuật nhƣ các tác phẩm văn

chƣơng khác. Vì vậy nghiên cứu biểu trƣng trong ca dao cũng sẽ góp phần làm sáng

tỏ những vấn đề về tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mỹ.

7

Xuất phát từ những vấn đề nhƣ trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn “Một số biểu

trưng trong ca dao Việt Nam”(nhóm chất liệu biểu trưng là thế giới các hiện

tượng thiên nhiên) làm đối tƣợng nghiên cứu của mình với mong muốn đƣa ra một

cách nhìn hoàn thiện hơn về nhóm biểu trƣng này trong ca dao ngƣời Việt.

1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm ý nghĩa biểu

trƣng và giá trị biểu trƣng của những từ ngữ đƣợc sử dụng trong ca dao Việt Nam

(thuộc nhóm chất liệu biểu trƣng là thế giới các hiện tƣợng thiên nhiên).

Qua kết quả thống kê, phân tích, miêu tả, luận án sẽ cho đƣợc một bức tranh

toàn cảnh, toàn diện và hệ thống về ý nghĩa biểu trƣng của các từ ngữ chỉ thế giới

các hiện tƣợng thiên nhiên trong ca dao Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất

lƣợng giảng dạy văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng trong nhà trƣờng.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ đóng góp nhất định trong việc giữ

gìn và phát triển văn hóa dân tộc.

Biểu trƣng, nhất là biểu trƣng trong ca dao Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà

nghiên cứu Ngữ Văn quan tâm.

Nhìn lại lịch sử nghiên cứu biểu trƣng và biểu trƣng trong ca dao Việt Nam, có

thể tạm phân thành hai xu hƣớng: Xu hƣớng truyền thống chỉ nghiên cứu các sự vật

hiện tƣợng đƣợc dùng để biểu trƣng trong ca dao và xu hƣớng gần đây nghiên cứu

sâu hơn về biểu trƣng và những khái niệm liên quan.

Xem xét biểu trƣng trong ca dao, Nguyễn Văn Nở đã có một phát hiện thú vị,

đó là việc so sánh thân em với những sự vật, hiện tƣợng hay loài hoa ít đƣợc để ý, ít

đƣợc tôn trọng, làm nổi bật sự thấp kém của phụ nữ trong xã hội trƣớc đây. Tác giả

kết luận "Cùng một đối tượng, người ta có thể so sánh với rất nhiều hình ảnh khác

nhau qua sự liên tưởng phát hiện đầy sáng tạo của tác giả dân gian. Đối tượng

người phụ nữ, và đặc biệt là thân phận của họ là một trong những ví dụ tiêu biểu. Ở

mỗi miền, mỗi vùng “Thân em...” lại hiện lên với những hình ảnh khác nhau, phản

8

ánh một cách nhì

trong cách phô diễn. Sự thống nhất về mặt cấu trúc, sự phong phú đa dạng về hình

ảnh liên tưởng đã cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thân phận

người phụ nữ trong xã hội xưa" [85 , 23].

Bàn về những biểu trƣng cụ thể trong văn học dân gian nói chung và ca dao

Việt Nam nói riêng còn có hàng loạt bài viết, chẳng hạn Ý nghĩa biểu trưng của hệ

biểu tượng con số trong ca dao người Việt của Nguyễn Thị Duyên, Hoa hồng trong

ca dao của Nguyễn Phƣơng Châm, Biểu tượng "nước" trong thơ ca dân gian và thơ

ca hiện đại các dân tộc ít người của Nguyễn Thị Thanh Lƣu, v.v.

Trần Văn Nam trong công trình Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ đã nêu

đƣợc đặc trƣng cơ bản của các biểu trƣng trong ca dao Nam Bộ đồng thời bƣớc đầu

chỉ ra đƣợc một số khác biệt so với ca dao Bắc Bộ. Điển hình là khác biệt giữa biểu

trƣng cầu trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ.

Ngoài những bài viết giới thiệu những biểu trƣng cụ thể, trong những năm

gần đây đã có một số luận án tiến sĩ Ngữ Văn thuộc các chuyên ngành văn học dân

gian và ngôn ngữ học đề cập đến khái niệm biểu trƣng và biểu trƣng trong ca dao

Việt Nam. Đây là những nghiên cứu sâu và rất có giá trị.

Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Thị Diễm Thúy và Đặng thị Diệu Trang đều

đề cập đến thiên nhiên trong ca dao. Nếu nhƣ Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập đến

thiên nhiên nói chung thì Trần Thị Diễm Thúy bàn về Thiên nhiên trong ca dao trữ

tình Nam Bộ còn Đặng thị Diệu Trang thì đề cập đến Thiên nhiên trong ca dao trữ

tình đồng bằng Bắc Bộ. Những công trình này đều đã để lại những dấu ấn riêng và

chủ yếu tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa dân gian.

Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền người Việt là tên luận án tiến sĩ của

Đỗ Thị Hòa. Tác giả đã miêu tả khá chi tiết các đặc điểm hình thái biểu hiện của

thế giới động vật trong ca dao, hệ thống hóa các từ ngữ định danh động vật và các

dạng kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của các bài ca dao có hình tượng

loài vật. Tác giả cũng đặt ra và tìm hiểu cách ứng xử với môi trƣờng xã hội và tự

nhiên đƣợc phản ánh vào thế giới động vật trong các bài ca dao có hình tƣợng loài

9

vật, đồng thời cố gắng phân tích những cơ sở hiện thực tạo nên các giá trị biểu trƣng

của thế giới động vật trong ca dao cổ truyền của ngƣời Việt và giải mã các giá trị

biểu trƣng của các lớp, các loài vật cụ thể đƣợc phản ánh vào ca dao.

Trƣơng Thị Nhàn trong luận án phó tiến sĩ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các

tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao

-

tín hiệu chƣa chuyển mã, tín hiệu nguyên c

, tính tác động, tính

tái hiện, tính biểu cảm, tính biểu trƣng, tính trừu tƣợng và cụ thể, tính truyền thống

và cách tân, tính hệ thống, tính cấp độ.

Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong luận án tiến sĩ ngữ văn Biểu tượng nghệ thuật

trong ca dao truyền thống người Việt đã bƣớc đầu tiến hành phân loại, miêu tả và

tìm hiểu hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật trong ca dao từ nhiều phƣơng diện nhƣ:

nguồn gốc và con đƣờng hình thành biểu tƣợng, sự vận động của biểu tƣợng trong

từng chỉnh thể đơn vị hoặc nhóm đơn vị ca dao. Công trình nghiên cứu của tác giả

đã góp phần nghiên cứu sâu sắc hơn về thi pháp ca dao, về đặc trƣng của các loại ca

dao. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc.

Tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi thực hiện

đề tài nghiên cứu của mình theo hƣớng tiếp cận ngôn ngữ học nghĩa là nghiên cứu ý

nghĩa biểu trƣng của các từ ngữ chỉ hiện tƣợng thiên nhiên. Để tránh trùng lặp với

các công trình đã công bố, ngƣời viết tập trung vào những biểu trƣng chƣa đƣợc các

tác giả đi trƣớc khai thác hoặc mới chỉ nói đến một cách sơ lƣợc. Hy vọng kết quả

của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cái hay, cái đẹp của ca dao Việt Nam.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích

Thông qua việc thống kê phân loại các từ ngữ biểu thị các hiện tƣợng thiên

nhiên trong kho tàng ca dao ngƣời Việt, luận án tìm hiểu ý nghĩa biểu trƣng của

10

chúng. Từ đó xây dựng nên một bức tranh toàn cảnh về giá trị biểu trƣng của các tín

hiệu chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên đƣợc sử dụng trong ca dao Việt Nam.

Xác định ý nghĩa, giá trị thẩm mỹ của các từ ngữ biểu trƣng trong ca dao,

qua đó làm rõ đƣợc đặc trƣng văn hóa tƣ duy của ngƣời Việt qua hệ thống ý nghĩa

biểu trƣng.

3.2. Nhiệm vụ

- Xác lập khung lí thuyết liên quan đến vấn đề biểu trƣng nói chung và biểu

trƣng trong ca dao nói riêng.

- Thống kê các từ ngữ biểu thị các hiện tƣợng tự nhiên trong kho tàng ca dao

ngƣời Việt qua đó xác định các đơn vị từ vựng đƣợc sử dụng với ý nghĩa biểu trƣng

thuộc thuộc thế giới thiên nhiên đƣợc sử dụng trong ca dao Việt Nam.

- Miêu tả phân tích các ý nghĩa biểu trƣng đƣợc thể hiện qua các từ ngữ biểu

thị các hiện tƣợng thiên nhiên trong kho tàng ca dao.

- Tập trung nghiên cứu cụ thể, toàn diện (nghiên cứu trƣờng hợp) một số từ

ngữ biểu thị các hiện tƣợng thiên nhiên thể hiện nhiều ý nghĩa biểu trƣng và mang

đậm nét đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tƣợng

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các ý nghĩa biểu trƣng (sau đây gọi tắt là

biểu trƣng) của các từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên trong ca dao Việt Nam.

Nhóm 1: Nhóm từ ngữ chỉ thế giới thực vật

Nhóm 2: Nhóm từ ngữ chỉ thế giới động vật

Nhóm 3: Nhóm từ ngữ chỉ các hiện tƣợng tự nhiên.

4.2. Phạm vi và tƣ liệu khảo sát

Ở luận án này, chúng tôi khảo sát biểu trƣng của các từ ngữ biểu thị thế giới

thiên nhiên trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan

Đăng Nhật chủ biên.

11

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại

Phƣơng pháp thống kê là một trong số những phƣơng pháp nghiên cứu chính

xác. Kết quả của việc thống kê cho phép ngƣời nghiên cứu đƣa ra những kết luận,

những khái quát phù hợp với chân lí, hoặc tăng thêm sự thuyết phục cho những giả

thiết, suy luận (khi chƣa đủ cứ liệu để kết luận).

Việc sử dụng phƣơng pháp thống kê cho phép chúng tôi tính toán đƣợc số

lần xuất hiện của các biểu trƣng, qua đó nhận biết đƣợc vị trí của biểu trƣng trong

thể loại ca dao, trong tâm thức dân gian, nhận biết đâu là những biểu trƣng đƣợc ƣa

thích nhất, phổ biến nhất.

5.2. Phƣơng pháp miêu tả

Quan sát, miêu tả ngôn ngữ nhƣ một hệ thống- cấu trúc ở mọi bình diện, cấp

độ, thuộc tính... của các đơn vị ngôn ngữ, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức tổ

chức và trật tự tôn ti... của chúng theo quan điểm hoặc trƣờng phái (quan điểm

truyền thống, cấu trúc, cải biến tạo sinh, tầng bậc, chức năng, tri nhận...) trên

nguyên tắc:

a) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (khách quan) và đơn vị phân tích (chủ quan do

ngƣời nghiên cứu đặt ra).

b) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (chung, khái quát) và các dấu hiệu thuộc tính của nó.

5.3. Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa

Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa là tiến hành phân tích mối quan hệ bình diện

hệ thống – cấu trúc và bình diện hoạt động, chỉ ra sự khác nhau giữa nghĩa bản thể

và nghĩa liên hội, nghĩa sự vật – logic và nghĩa biểu trƣng, sự biến đổi ý nghĩa theo

cả trục đồng đại và lịch đại. Nhƣ vậy khi xem xét biểu trƣng trong ca dao cần so

sánh đối chiếu các yếu tố trên trục hệ hình để thấy rõ hƣớng nghĩa biểu trƣng của

từng yếu tố dựa trên những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt.

5.4 . Phƣơng pháp tiếp cận kí hiệu học (sémiotique):

Phƣơng pháp tiếp cận kí hiệu học giúp phân tích đặc trƣng mối quan hệ giữa

cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng, các cấp độ của cái đƣợc biểu trƣng; Phân loại

12

các ý nghĩa biểu trƣng đƣợc thể hiện qua các tín hiệu ngôn ngữ biểu thị các hiện

tƣợng tự nhiên trong kho tàng ca dao ngƣời Việt, đồng thời phân tích quá trình

chuyển biến các nghĩa biểu trƣng của các tín hiệu ngôn ngữ thể hiện thế giới tự

nhiên trong ca dao.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

6.1. Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu

về ý nghĩa biểu trƣng đƣợc thể hiện trong ca dao ngƣời Việt nói chung, hệ thống ý

nghĩa biểu trƣng đƣợc thể hiện qua các đơn vị từ vựng chỉ các hiện tƣợng thiên

nhiên trong kho tàng ca dao ngƣời Việt nói riêng.

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm biểu trƣng của các hiện

tƣợng thiên nhiên trong kho tàng ca dao ngƣời Việt, qua đó thấy đƣợc những đặc

thù về văn hóa và tƣ duy của ngƣời Việt.

6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, nghiên

cứu văn học dân gian nói chung, ca dao ngƣời Việt nói riêng theo cách tiếp cận từ

hƣớng ngôn ngữ học.

Kết quả nghiên cứu còn có thể đƣợc sử dụng cho việc nghiên cứu, biên soạn từ

điển biểu tƣợng trong kho tàng ca dao Việt Nam.

7. BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4

chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2:Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thế giới thực vật trong ca dao

Việt Nam

Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thế giới động vật trong ca

dao Việt Nam

Chương 4: Ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ thế giới các hiện tượng tự

nhiên trong ca dao Việt Nam

13

CHƢƠNG 1

1.1. Tổng quan về ca dao Việt Nam

1.1.1. Khái niệm ca dao

Thuật ngữ ca dao (歌謠) là một từ Hán Việt, theo nghĩa nguyên gốc, ca (歌)là bài

hát có chƣơng khúc, giai điệu; dao (謠) là bài hát ngắn, không có giai điệu, chƣơng

khúc, đã từng đƣợc dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong Từ điển thuật

ngữ văn học : “Theo

nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu” [91,

tr.16] và một thời gian ca dao đƣợc hiểu là “danh từ chung chỉ toàn bộ những bài

hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu”[91, tr.26]. Theo

cách hiểu từ khái niệm này thì ca dao đồng nghĩa với dân ca.

Trong thực tế thì khái niệm ca dao đã dần dần có sự thu hẹp nội hàm. Hiện nay

các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam “dùng danh từ ca dao để chỉ riêng

thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng

đệm tiếng láy, tiếng đưa hơi)”. Với nghĩa này thì ca dao là bộ phận chủ yếu và quan

trọng nhất của thơ dân gian truyền thống.

Trong Từ điển Tiếng Việt thì Ca dao đƣợc định nghĩa là “Thơ ca dân gian

truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định”. Hoặc

có thể hiểu“Thể loại văn vần, thường làm theo thể lục bát, có hình thức giống như

ca dao cổ truyền” [90, tr.16]. Ở đây, đối tƣợng xem xét của chúng tôi là ca dao theo

cách hiểu thứ nhất.

Cách hiểu về ca dao nhƣ vừa trình bày đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Ngay cả

trong các nền văn hóa khác nhƣ Anh và Pháp ngƣời ta cũng quan niệm tƣơng tự về Ca

dao (petit chanson populaire, Tiếng Pháp; và trong tiếng Anh Proverb hoặc Folks￾song)“Ca dao là câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian”.

Theo Vũ Ngọc Phan thì “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được

như những thể loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” [88, tr.76].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!