Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môn Luật hành chính: Tài liệu tham khảo / Trần Thị Bích Nga cb
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Chủ biên
TS. Trần Thị Bích Nga
Nhóm tác giả
Ths. Võ Song Toàn
Ths. Bùi Huy Tùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. LUẬT HÀNH CHÍNH -NGÀNH LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NƯỚC9
1.1. Luật hành chính - ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam ............................. 9
1.1.1. Luật hành chính-ngành luật về quản lý nhà nước ................................................. 9
1.1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam ......................................... 14
1.1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam .................................... 17
1.1.4. Mối quan hệ giữa Luật Hành chính Việt Nam với một số ngành luật khác ........... 19
1.1.5. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam................................................................ 21
1.1.6. Hệ thống ngành Luật Hành chính Việt Nam ....................................................... 22
1.2. Khoa học luật hành chính......................................................................................... 23
1.3. Môn học Luật hành chính......................................................................................... 24
CHƯƠNG II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
HÀNH CHÍNH................................................................................................................ 26
2.1. Quy phạm pháp luật hành chính .............................................................................. 26
2.1.1. Khái niệm quy phạm pháp Luật Hành chính ....................................................... 26
2.1.2. Phân loại quy phạm pháp Luật Hành chính ........................................................ 27
2.1.3. Thực hiện quy phạm pháp Luật Hành chính ....................................................... 28
2.2. Quan hệ pháp luật hành chính ................................................................................. 30
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 30
2.2.2. Phân loại quan hệ pháp Luật Hành chính ........................................................... 31
2.2.3. Chủ thể, khách thế quan hệ pháp Luật Hành chính ............................................. 32
2.2.4. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp Luật Hành chính........ 36
CHƯƠNG III. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ
BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC................................................... 40
3.1. Quản lý hành chính nhà nước................................................................................... 40
3.1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước ............................................................. 40
3.1.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước............................. 41
3.2. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước .......................................................... 42
3
3.2.1. Khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước ........................................... 42
3.2.2. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước................... 43
CHƯƠNG IV. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC............................................................................................................................. 53
4.1. Hình thức quản lý hành chính nhà nước .................................................................. 53
4.1.1. Khái niệm hình thức quản lý hành chính nhà nước ................................................ 53
4.1.2. Hệ thống các hình thức quản lý hành chính nhà nước......................................... 54
4.2. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước ............................................................. 58
4.2.1. Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước........................................ 58
4.2.2. Phân loại các phương pháp quản lý hành chính nhà nước .................................. 59
4.2.3. Hệ thống các phương pháp quản lý hành chính................................................... 60
CHƯƠNG V. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ........................................................................ 67
5.1. Khái niệm thủ tục hành chính .................................................................................. 67
5.2. Phân loại thủ tục hành chính.................................................................................... 69
5.2.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hoạt động quản lý hành chính nhà nước .......... 69
5.2.2. Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý ..... 73
5.3. Cải cách thủ tục hành chính ..................................................................................... 74
CHƯƠNG VI. QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH ................................................................ 76
6.1. Khái niệm quyết định hành chính............................................................................. 76
6.2. Các loại quyết định hành chính ................................................................................ 78
6.2.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý:.............................................................................. 78
6.2.2. Căn cứ vào chủ thể ban hành .............................................................................. 79
6.2.3. Căn cứ vào hình thức tên gọi............................................................................... 81
6.3. Phân biệt quyết định hành chính với các loại giấy tờ có giá trị pháp lý thường được
sử dụng trong quản lý hành chính nhà nước ................................................................... 81
6.3.1. Giấy phép............................................................................................................ 81
6.3.2. Công văn........................................................................................................ 82
6.3.3. Hành vi hành chính ....................................................................................... 83
4
6.3.4. Hợp đồng hành chính..................................................................................... 84
CHƯƠNG VII. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC............................................................................................................................. 87
7.1. Khái niệm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước ............................................ 87
7.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước ............................................................... 87
7.1.2. phân loại cơ quan hành chính nhà nước ................................................................. 88
7.2. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước................................... 88
7.2.1. Địa vị pháp lý hành chính của Chính phủ ........................................................... 88
7.2.2. Địa vị pháp lý hành chính của Bộ, cơ quan ngang bộ .......................................... 89
7.3. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước ..................................................................... 90
CHƯƠNG VIII. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC NHÀ NƯỚC ........................................................................................................ 91
8.1. Khái niệm................................................................................................................. 91
8.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức .............................................................. 91
8.1.2. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức ............................................................... 92
8.1.3. Khái niệm hoạt động công vụ, nguyên tắc trong thị hành công vụ ........................ 93
8.1.4. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc của hoạt động nghề nghiệp
của viên chức ............................................................................................................... 94
8.2. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức .................................................. 94
8.2.1. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức .................................................. 94
8.2.2. Quản lý cán bộ, công chức .................................................................................. 95
8.2.3. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức............................................................... 95
8.2.4. Khen thưởng đối với cán bộ công chức ................................................................ 95
8.2.5. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức ........................................................ 95
8.3. Quy chế pháp lý hành chính của viên chức ............................................................... 97
8.3.1. Tuyển dụng, sử dụng viên chức ........................................................................... 97
8.3.2. Quản lý viên chức ............................................................................................... 98
8.3.3. Quyền và nghĩa vụ của viên chức ........................................................................ 98
5
8.3.4. Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với viên chức .................................................. 98
CHƯƠNG IX .QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI .. 101
9.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội .............................................................. 101
9.1.1. Khái niệm tổ chức xã hội .................................................................................. 101
9.1.2. Đặc điểm của tổ chức xã hội.............................................................................. 101
9.2. Các loại tổ chức xã hội............................................................................................ 102
9.2.1. Tổ chức chính trị .............................................................................................. 102
9.2.2. Các tổ chức chính trị - xã hội ............................................................................ 102
9.2.3. Các tổ chức xã hội- nghề nghiệp ....................................................................... 104
9.2.4. Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng ...................................................... 105
9.2.5. Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng ....................................................... 105
9.3. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội ...................................................... 105
9.3.1. Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội ................................. 105
9.3.2. Nội dung quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội .................................. 106
CHƯƠNG X. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN, NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI ......................................................................................................................... 108
10.1. Quy chế pháp lý hành chính của công dân ............................................................ 108
10.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân ................. 108
10.1.2. Quy chế pháp lý hành chính của công dân....................................................... 109
10.2. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch.......... 112
10.2.1. Khái niệm và phân loại người nước ngoài ....................................................... 112
10.2.2. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch ..... 112
CHƯƠNG XI . VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH.......... 116
11.1. Vi phạm hành chính ............................................................................................. 116
11.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính........................................................................ 116
11.2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính ....................................................... 116
11.2.3. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm ...................................................... 118
11.3. Trách nhiệm hành chính....................................................................................... 120
6
11.3.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính............................................ 120
11.3.2. Xử phạt vi phạm hành chính ........................................................................... 121
11.3.3. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác ................................................. 128
11.3.4. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính ..................... 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 132
7
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tài liệu tham khảo này là công trình nghiên cứu của
nhóm tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong tài liệu tham khảo là chính xác và
trung thực. Các nguồn thông tin trong tài liệu có xuất xứ rõ ràng được trích dẫn
tài liệu tham khảo đầy đủ.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
TM nhóm tác giả
Chủ biên
TS. Trần Thị Bích Nga
8
LỜI MỞ ĐẦU
Luật hành chính là môn khoa học pháp lý, trang bị cho người học những
kiến thức cơ bản về ngành luật hành chính; quản lý hành chính nhà nước; vi
phạm hành chính; trách nhiệm hành chính; xử lí vi phạm hành chính và các biện
pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Ngoài
ra, Luật hành chính còn cung cấp những kiến thức nền tảng cho việc nghiên
cứu các khoa học pháp lý chuyên ngành khác như: Xây dựng văn bản pháp luật,
Luật đất đai, Luật tài chính, Luật lao động, Luật môi trường, Luật hôn nhân và
gia đình,Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm nguồn tư liệu để khảo cứu trong
quá trình học tập. Nhóm tác giả đã biên soạn cuốn tài liệu tham khảo môn học
Luật hành chính với những nội dung trọng tâm cơ bản sau:
Những vấn đề cơ bản về luật hành chính Việt Nam
Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính
Các chủ thể của luật hành chính Việt Nam
Các hình thức và phương pháp hoạt động hành chính nhà nước
Vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính
Học phần Luật Hành chính có ý nghĩa lâu dài về mặt nhận thức cho sinh
viên. Giúp sinh viên nắm được bản chất của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhìn nhận quá trình này dưới góc
nhìn của pháp luật, từ đó hiểu và thực hành tốt công việc sau khi ra trường.
Đây là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành thuộc chương trình
đào tạo ngành Luật kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Nhóm tác giả
9
CHƯƠNG I. LUẬT HÀNH CHÍNH -NGÀNH LUẬT VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NƯỚC
Mục tiêu chương
Chương học cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến nội dung
về quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. Từ đó sinh viên
có khả năng phân biệt được khái niệm quản lý, quản lý nhà nước và quản lý
hành chính nhà nước; phân tích được đối tượng điều chỉnh của luật hành và
phương pháp điều chỉnh của luật hành chính, qua đó chứng minh được nhóm
đối tượng điều chỉnh quan trọng nhất của luật hành chính cũng như tính mệnh
lệnh đơn phương trong phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.
1.1. Luật hành chính - ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.1.1. Luật hành chính-ngành luật về quản lý nhà nước
Luật hành chính Việt Nam là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
chủ yêu phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động
quản lí hành chính nhà nước không thể tách rời những quan hệ xã hội mà nó
hướng tới nhằm ổn định hay thay đổi, cho nên đối tượng điều chỉnh của luật
hành chính Việt Nam không phải là bản thân quản lý hành chính nhà nước mà
là những quan hệ xã hội hình thành trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước.
Luật hành chính Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện
hoạt động chấp hành- điều hành của nhà nước. Các quy phạm luật hành chính
Việt Nam quy định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, xác
định những nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước và các vấn đề
khác có liên quan tới quản lý hành chính nhà nước. Thông qua đó Luật hành
chính Việt Nam đảm bảo cũng cố, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và
không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Luật hành chính Việt Nam cũng quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể khác của quản lí hành chính nhà nước, những biện pháp đảm bảo thực hiện
10
các quyền và nghĩa vụ đó, tạo điều kiên cho chủ thể tham gia một cách tích cực
vào hoạt động quản lý hành hành nhà nước.
Luật hành chính Việt Nam xác định cơ chế quản lý hành chính trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Luật hành chính Việt Nam quy định những hành vi nào là vi phạm hành
chính, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý những tổ chức và cá nhân thực hiện vi
phạm hành chính.
Luật hành chính Việt Nam quy định chế độ công vụ và chế độ cán bộ,
công chức, viên chức.
Từ những điều đã phân tích ở trên có thể đi đến kết luận: Luật hành chính
Việt Nam là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước.
Vì thế, để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này cần hiểu rõ và phan biệt được nội hàm
các khai niệm sau:
a. Khái niệm quản lý
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cả
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản
lý từ góc độ riêng của mình. Định nghĩa chung nhất về quản lý là định nghĩa
của điều khiển học. Theo điều khiển học thi quản lý là điều khiển,chỉ đạo một
hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên
tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người
quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Tuy vậy, vấn đề cần nghiên cứu là quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
Các Mác coi “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất
xã hội của quá trình lao động”. Nhấn mạnh nội dung trên, ông viết:“ Tất cả
mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô
tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung…
11
Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc
thì cần phải có nhạc trưởng”
Luật điểm trên của Mác có thể mở rộng với mọi hoạt động chung của con
người trong xã hội.
Như vậy, ở đâu có sự tham gia của nhiều người, ở đó cần có người quản
lý lý, bởi vì hoạt động chung của nhiều người hỏi phải được liên kết lại dưới
nhiều hình thức. Một trong quan trọng liên kết hình thức là tổ chức.
Khẳng định vấn đề này, Lênin cũng đã viết: “Muốn quản lý tốt mà chỉ
biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà cần phải biết tổ chức về mặt thực
tiễn nữa".
Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người.
Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được quy định bởi
nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy
phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật v.v.
Tóm lại:
- Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các
đổi tượng quản lý.
- Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có
hoạt động chung của con người.
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động
chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo
thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung
đó theo những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục tiêu đã định
trước.
- Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy.
Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì
mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương
12
tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo buộc các đối tượng quản
lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
b. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của
Nhà nước.
Hiểu cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang
quyền lực nhà nước, chủ yêu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm
thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà Nước.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà
nước hay còn gọi là hành chính công.
c. Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước
được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có
nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan
quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường
xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị.
Nói cách khác, quản lý hành chính nhà là hoạt động chấp hành - điều hành của
Nhà nước.
Tính chấp hành thế hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước là
đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền
lực nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành
trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Tính điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm
bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực
hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành
hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc
quyền.
13
Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân
danh nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp
luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải
thực hiện.
Như vậy, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền
lực nhà nước để tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý, qua
đó thể hiện một cách rõ nét môi quan hệ “quyền lực - phục tùng" giữa chủ thế
quản lý và các đối tượng quản lý.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của
cơ quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tính chủ động, sáng tạo.
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính
nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện.
Chủ thể của quản lý nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền
lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý
nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản
lý nhà nước do pháp luật quy định.
Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà
nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được Nhà
nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể.
Những chủ thế kể trên khi tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính
có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo các đối tượng quản lý thuộc
quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đồng thời bảo đảm thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.