Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
324.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1521

Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi quốc gia hay mỗi

vùng đều phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của

mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới và so với

cả nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi vùng

lãnh thổ đều phải có những mục tiêu đặt ra và những định hướng, giải pháp

riêng. Trong đó phải đặt lên trên hết là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, đây

được coi là “cú huých” đối với những nền kinh tế đang phát triển nhằm giúp

các nước này thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh tế. Nhưng vấn đề đặt

ra là dòng vốn đầu tư nước ngoài thường chảy vào những nơi có môi trường

đầu tư thuận lợi. Thuật ngữ này nghe có vẻ trừu tượng nhưng nó không hề

tách biệt hay đứng ngoài sự phát triển kinh tế. Vậy môi trường đầu tư là gì?

Nó có ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia?

Em chọn đề tài: “” cũng bởi sự cần thiết của nó về tính lí luận và thực

tiễn. Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh

Hà Bắc cũ. Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP

tỉnh. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức thấp, đời sống nhân dân bước đầu có

nhiều khó khăn. Vì thế mà việc thu thu hút đầu tư để phát triển kinh tế theo

hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và phấn đấu đạt mục tiêu năm 2015

Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trở thành yếu tố tiên quyết như

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 16 đã đề ra.

Thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế tỉnh cho thấy, từ khi môi trường

đầu tư tại Bắc Ninh được cải thiện thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào tỉnh tăng trưởng nhanh chóng và kéo theo đó là sự tăng trưởng kinh tế.

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Lợi thế so sánh của tỉnh được

phát huy một cách hiệu quả. Đề tài của em đề cập đến những yếu tố ảnh

hưởng đến môi trường đầu tư và thực trạng những yếu tố này tại địa bàn tỉnh

Bắc Ninh. Đề tài của em gồm ba chương chính:

Chương I: Môi trường đầu tư và các nhân tố thuộc môi trường đầu tư

Chương II: Thực trạng công tác hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc

Ninh

Chương III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc

Ninh và một số kiến nghị.

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thày cô khoa Đầu tư và các chú ở

phòng kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã tận tình

giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Đề tài của em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong

được sự góp ý của các thày cô giáo và bạn đọc.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ LÀ GÌ?

1. Khái niệm về môi trường đầu tư.

Môi trường nói chung được hiểu một cách đơn giản là một không gian hữu

hạn bao quanh những sự vật hiện tượng, yếu tố hay một quá trình hoạt động

nào đó như môi trường nước, môi trường văn hoá, môi trường sống, môi

trường kinh doanh… Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập

nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên

thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính

sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và

hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền

kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật

ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái

niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía

cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Sau đây

là một số khái niệm tiêu biểu về môi trường đầu tư:

•€ Khái niệm 1: Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương

đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu

quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng sản xuất.

•€ Khái niệm 2: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp

luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị

trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia

•€ Khái niệm 3: Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động tới

các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở

rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ, có tác động chi

phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh…

•€ Khái niệm 4: Môi trường đầu tư là số lượng và chât lượng các dòng vốn

đầu tư đổ vào một quốc gia hay một khu vực cụ thể nào đó phụ thuộc hoàn

toàn vào các lợi ích, lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ thu được như dự tính, kể cả

những lợi ích kinh tế thu được do các yếu tố tác động ngoài dự tính. Những

yếu tố có tác động đến các lợi ích của các nhà đầu tư mà có thể dự tính, được

phân loại dựa trên các yếu tố có liên hệ tương tác lẫn nhau như các vấn đề về

cơ sở thượng tầng hay vĩ mô liên quan tới kinh tế, ổn định chính trị, các

chính sách về ngoại thương về đầu tư nước ngoài mà ta thường gọi là kinh tế

vĩ mô…

Như vậy các khái niệm môi trường đầu tư dù tiếp cận ở góc độ nào cũng đề

cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, các yếu tố có

ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Do vậy có thể khẳng định: Môi trường đầu

tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan bên trong, bên

ngoài của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư, có mối liên hệ tương tác lẫn

nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của các nhà đầu tư.

2. Đặc điểm của môi trường đầu tư

2.1. Tính khách quan của môi trường đầu tư

Không có một nhà đầu tư nào hay một doanh nghiệp nào có thể tồn tại một

cách biệt lập mà không đặt mình trong một môi trường đầu tư kinh doanh

nhất định, ngược lại, không có môi trường đầu tư nào mà lại không có một

nhà đầu tư hay một đơn vị kinh doanh nào. Có thể nói ở đâu có hoạt động

sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành môi trường đầu tư. Môi trường

đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư

nhưng đồng thời tạo ra các ràng buộc, rào cản đối với họ.Tuy nhiên thuật

ngữ môi trường đầu tư không đứng riêng lẻ, nó luôn luôn phải gắn với một

quốc gia hay một vùng nào đó: như môi trường đầu tư tại Việt Nam, môi

trường đầu tư Trung Quốc…

2.2. Môi trường đầu tư có tính tổng hợp

Tính tổng hợp của môi trường đầu tư thể hiện ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu

tố cầu thành, có quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau. Số lượng và những yếu

tố cấu thành của môi trường đầu tư tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế -

xã hội, trình độ quản lý ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia. Vì thế mà môi trường

đầu tư ở Trung Quốc lại khác với Việt Nam , môi trường đầu tư tại Bình

Dương lại khác với Hà Nội hay Bắc Ninh.

2.3. Môi trường đầu tư có tính động

Các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư luôn vận động biến đổi qua các

thời kỳ. Sự vận động biến đổi đó chịu tác động của các quy luật vận động

nội tại của từng yếu tố cấu thành môi trường đầu tư và nền kinh tế, chúng

vận động và thay đổi để phù hợp với xu thế ngày càng phát triển và hoàn

thiện. Các yếu tố của môi trường đầu tư như pháp lý, hành chính, cơ sở hạ

tầng … luôn tác động đến hoạt động của nhà đầu tư, điều chỉnh hoạt động

của họ cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó mà bản thân hoạt động đầu

tư cũng thay đổi, kéo theo sự đòi hỏi cao hơn, hoàn thiện hơn của môi

trường đầu tư. Do đó sự ổn định của môi trường đầu tư chỉ mang tính tương

đối trong một thời kỳ nhất định. Các nhà đầu tư muôn nâng cao hiêu quả đầu

tư của mình thì cần có được dự báo về sự thay đổi của môi trường đầu tư, để

có các quyết định phù hợp.

Mặt khác muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư thì bản thân quốc gia đó phải

tạo được sự ổn định các yếu tố môi trường đầu tư, đặc biệt là yếu tố chính

trị, pháp luật. Khi nghiên cứu và đánh giá môi trường đầu tư phải đứng trên

quan điểm động, các yếu tố của môi trường đầu tư phải được nhìn nhận

trong trạng thái vừa vận động vừa tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành những

động chính cho sự phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư.

2.4. Môi trường đầu tư có tính hệ thống

Môi trường đầu tư có tính hệ thống thể hiện ở chỗ nó vừa có mối liên hệ và

chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường rộng lớn hơn, theo từng

cấp độ như: môi trường đầu tư ngành, môi trường đầu tư quốc gia, môi

trường đầu tư quốc tế….Trong một môi trường đầu tư ổn định, mức độ biến

đổi của các yếu tố thấp và có thể dự báo trươc được, còn trong môi trường

càng phức tạp thì nhà đầu tư càng khó dự báo với những thay đổi của môi

trường đầu tư trong tư trong tương lai.

3. Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư

3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một

quốc gia, một vùng lãnh thổ. Nó có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã

hội và là căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển.

Thực tế đã cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế vế

vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong quá trình phát

triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay các nước

phải tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình và phát

huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên như

NHẬT BẢN nhưng lại có sức mạnh kinh tế vào bậc nhất thế giới. Vì thế mà

tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn

trong phát triển kinh tế.

Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm trong

khu vực phát triển kinh tế sôi động không, có giao lộ của các tuyến giao

thông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không. Một

quốc gia có vị trí như vậy có nghĩa là quốc gia đó được hưởng lợi từ các

dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển

vốn, vận chuyển hàng hoá và hưởng địa tô nếu nằm ở vị trí chiến lựợc. Đối

với các nhà đầu tư thì các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn

nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn.

3.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên

lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng

phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…

Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi

phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Thực tế phát

triển tại các quốc gia cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng

phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

nhà đầu tư.

Mạng lưới giao thông đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh

tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, quan trọng

nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng

hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng cầu nối sự giao lưu

phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới

giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao

phí chuyên chở không cần thiết.

Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối

cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến

động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm

trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp

dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó là môi trường có hệ thống thông tin liên

lạc và cước phí rẻ.

Ngoài ra hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản

xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu

sản xuất liên tục thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.

3.3. Pháp luật và hành chính

Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều

có một hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp đầu tư

kinh doanh sản xuất cái gì, cấm mặt hàng gì. Hệ thống các cơ chế chính sách

và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh

như chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách

xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của

nhà nước thông qua các chủ trương và chính sách. Nhà nước điều hành và

quản lý kinh tế, theo dõi sự hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư

trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế.

Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực

nào đó, đồng thời những chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh

vực đó.

Hệ thống pháp luật đựơc xây dựng nhằm quy định những điều mà các

thành viên trong xã hội được làm và không được làm. Nhà nước giữ một vai

trò quan trọng tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Nhà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!