Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối liên quan giữa thói quen dinh dưỡng với đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai từ 24-28 tuần tại bệnh viện Từ Dũ: Luận văn thạc sĩ :Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH BÍCH TRÂM
MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN DINH DƯỠNG
VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA PHỤ NỮ
MANG THAI TỪ 24 - 28 TUẦN TẠI
BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 8540101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt ............................
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Ân .....................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ......................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ......................................................................... - Phản biện 1
3. ......................................................................... - Phản biện 2
4. ......................................................................... - Ủy viên
5. ......................................................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THANH BÍCH TRÂM MSHV: 19000101
Ngày, tháng, năm sinh: 25/12/1983 Nơi sinh: TP.HCM
Ngành: Công nghệ thực phẩm Mã ngành: 854010
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Mối liên quan giữa thói quen dinh dưỡng với đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ
mang thai từ 24-28 tuần tại bệnh viện Từ Dũ”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thu thập các thông tin, tài liệu tổng quan, các số liệu của PNMT từ 24-28 tuần khám
tại BV Từ Dũ có liên quan đến ĐTĐTK. Từ đó xác định tình hình dân số chung; tình
trạng dinh dưỡng trước khi mang thai (BMI) và mức tăng cân thai kỳ; mô tả thói quen
và tần suất tiêu thụ thực phẩm, các nhóm thực phẩm, nhận thức về sức khỏe và dinh
dưỡng. Tìm mối liên quan giữa ĐTĐTK với tình trạng dinh dưỡng trước mang thai
và mức tăng cân thai kỳ; thói quen dinh dưỡng; nhận thức về sức khỏe và dinh dưỡng
của thai phụ có ĐTĐTK.
Xác định được tỷ lệ ĐTĐTK và mối liên quan giữa ĐTĐTK với thói quen dinh dưỡng
và nhận thức của thai phụ về sức khỏe, dinh dưỡng với ĐTĐTK ở PNMT 24-28 tuần
khám thai ngoại trú tại BV Từ Dũ.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 1345/QĐ-ĐHCN kí ngày
20/10/2021 về việc giao đề tài và cử người hướng dẫn luận văn thạc sĩ của trường Đại
học Công Nghiệp.
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/5/2022.
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Người hướng dẫn 2: PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Ân
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Người HD 1 Người HD 2
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
VIỆN TRƯỞNG
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành nội dung của luận văn tốt
nghiệp. Việc hoàn thành luận văn không chỉ là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn có
sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều thầy cô, anh chị và các bạn.
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo quốc tế
và Sau đại học, Quý thầy cô Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu
cho tôi suốt trong thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt là đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Ân đã tận tình hướng dẫn
và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức về dinh dưỡng quý báu trong quá trình
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Thầy cô đã dành cho tôi rất nhiều
thời gian và tâm sức để đóng góp ý kiến, các quan điểm trong quá trình nghiên cứu,
giúp luận văn của tôi được hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức. Thầy cô cũng
luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng
tiến độ.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong
Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho
tôi nhiều ý kiến quý báu để luận văn của tôi đạt mục tiêu đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Dinh dưỡng và các khoa phòng Bệnh
viện Từ Dũ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu.
Đồng thời tôi cũng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên và hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài “Mối liên quan giữa thói quen thói quen dinh dưỡng với đái tháo đường thai
kỳ ở phụ nữ mang thai từ 24-28 tuần tại bệnh viện Từ Dũ” có mục tiêu xác định tỷ lệ
ĐTĐTK và mối liên quan giữa ĐTĐTK với thói quen dinh dưỡng và nhận thức của
thai phụ về sức khỏe - dinh dưỡng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang mô
tả trên 151 thai phụ từ 24-28 tuần khám thai tại bệnh viện Từ Dũ. Nghiên cứu được
tiến hành phỏng vấn bộ câu hỏi soạn sẵn và bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm
FFQ. Kết quả: cung cấp tỷ lệ ĐTĐTK là 23,2%, tìm được mối liên quan ĐTĐTK với:
BMI thừa cân béo phì trước khi mang thai (p=0,035); thói quen lọc bỏ mỡ, da
(p=0.004); chế độ ăn trong đó thức ăn lên men/ muối (p=0,05); nhận thức đúng về
quan niệm dùng trái cây ngọt (p=0.004). Cải thiện đường huyết sau ăn 2 giờ trước và
sau can thiệp dinh dưỡng (p=0,002) ở các loại thực phẩm sau (p< 0,05): thức ăn chiên
rán, thức ăn lên men/ muối, nhóm đồ uống (nước mía, nước cam), nhóm rau củ, nhóm
đồ ngọt, nhóm ngũ cốc, nhóm thịt đỏ và nhóm sữa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ thừa cân, béo phì trước mang thai; không có thói
quen lọc bỏ mỡ, da; sử dụng thức ăn lên men/ muối; nhận thức chưa đúng về quan
niệm dùng trái cây ngọt có tỷ lệ ĐTĐTK cao hơn ở nhóm không có yếu tố này. PNMT
mắc ĐTĐTK sử dụng nhiều thức ăn chiên rán, lên men/ muối, nước mía, nước cam,
nhóm đồ ngọt, nhóm ngũ cốc, nhóm thịt đỏ, nhóm sữa và ít sử dụng nhóm rau củ hơn.
Hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng giúp cải thiện đường huyết thai phụ mắc ĐTĐTK.
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ mang thai, tăng cân thai kỳ, chế độ dinh
dưỡng, FFQ.
iii
ABSTRACT
The study “The relationship between nutritional habits and gestational diabetes of 24-
28 weeks-pregnant-women at Tu Du Hospital” aimed to determine the prevalence of
gestational diabetes, its relationship with nutrition habits, and pregnant women’s
perception of health-nutrition. A cross-sectional study method was conducted.
Among 151 pregnant women with 24-28 weeks of gestation, attended the outpatient
department of Tu Du hospital. A designed food frequency questionnaire (FFQ) has
been used. Result: Gestational diabetes proportion was 23.2%. There was a
relationship between gestational diabetes and BMI before pregnancy (p= 0.035),
eating habits that remove fat and animal skin (p=0.004), diet with fermented food
(p=0.05), correct knowledge about using sweet fruits (p=0.046). Two-hour
postprandial blood glucose was improved after nutritional intervention (p=0.002)
with the following types of food (p<0.05): fried food, fermented food, beverages
(sugarcane juice, orange juice), fruits and veggies, sugary food, cereals, red meats,
and dairy products.
The result showed that women who were overweight and obese before pregnancy;
didn’t have the habit of removing fat and animal skin; consumed high quantities of
fried food; had wrong awareness of using sweet fruits, was a more elevated
prevalence of gestational diabetes mellitus than the others. There was a recorded high
intake of fried food, fermented food, sugarcane juice, orange juice, sugary food,
cereals, red meats, dairy products, and low amounts of vegetable consumption in
pregnant women with gestational diabetes mellitus. Nutritional intervention may
improve the blood sugar of gestational diabetes women.
Keywords: gestational diabetes, pregnant women, weight gain, nutritional diet, FFQ.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Mối liên quan giữa thói quen dinh dưỡng với đái tháo đường
thai kỳ của phụ nữ mang thai từ 24 - 28 tuần tại bệnh viện Từ Dũ” là công trình nghiên
cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung
thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Luận
văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công
khai thừa nhận. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên
Nguyễn Thanh Bích Trâm
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ.............................................................................ii
ABSTRACT.............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1 Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................5
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................5
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................5
6 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ...................................................................7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN........................................................................................9
1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của PNMT.......................................................................9
1.1.1 Vai trò của dinh dưỡng ở PNMT ...............................................................9
1.1.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong khi mang thai .........................................9
1.2 Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) ..................................................................11
1.2.1 Định nghĩa ĐTĐTK .................................................................................11