Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối liên kết nông - công nghiệp trong việc phát triển ngành mía đường ở huyện triệu sơn - tinh thanh hóa. đinh hướng phát triển tới năm 2020.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
928.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1397

Mối liên kết nông - công nghiệp trong việc phát triển ngành mía đường ở huyện triệu sơn - tinh thanh hóa. đinh hướng phát triển tới năm 2020.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Mối liên kết nông - công nghiệp trong việc phát

triển ngành mía đường ở huyện Triệu Sơn - Tỉnh

Thanh Hóa. Định hướng phát triển tới năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

2

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Mía là cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đối

với nhiều nước trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Nó khẳng định vị trí của mình

bằng việc thỏa mãn nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đường,

phục vụ nhu cầu đường trong nước và đường còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Ở nước ta mía là nguyên liệu quý báu cho các ngành công nghiệp giấy, bia, cồn,..

Khi đời sống nhân dân được cải thiện, các ngành sản xuất bánh kẹo, hóa chất ngày

càng gia tăng về nhu cầu đường thì việc phát triển ngành trồng và chế biến mía

không những đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu mà còn lôi cuốn được một lực

lượng lao động nông thôn vào việc trồng mía, thu mua nguyên liệu, làm công nhân

trong các nhà máy sản xuất giấy, bánh kẹo…và nhất là khi các nhà máy được đặt tại

vùng nguyên liệu thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên khi mà chi phí vận chuyển nguyên

liệu giảm xuống mức tối đa, giá tiền công nhân giảm.

Mía là loại cây khỏe, có khả năng thích nghi cao với nhiều loại đất từ đất bãi

ven sông, đất feralit ở vùng đồi núi thấp cho tới đất phù sa ở trong đê…Vì vậy mía

góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng

núi trọc bị bỏ hoang.

3

Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và sự phát triển kinh

tế mà trong những năm gần đây cây mía được phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng

bằng sông Hồng, đồng bằng Cửu Long, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai…

Cây mía có mặt ở Thanh Hóa từ lâu đời tuy nhiên ngành trồng mía ở Thanh

Hóa trước đây chỉ được xem như là loại cây trồng dùng làm nước uống giải khát, ép

lấy mật. Từ sau khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mía mới trở thành

loại cây hàng hóa được chú trọng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải

quyết được nhiều vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, thu nhập của người lao động,

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng. Thanh Hóa trở thành vùng trồng mía

quan trọng của cả nước.

Theo thời gian gần đây, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sản

phẩm đường của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với đường của các nước trong khu

vực, hơn nữa do chưa có sự qui hoạch nên diện tích, năng suất, sản lượng mía của

Việt Nam cũng như của Thanh Hóa thường không ổn định.

Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải có biện pháp thích hợp để cây mía phát

triển mạnh hơn nữa nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến

đường, đảm bảo đủ nhu cầu ở trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh

trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Trên cơ sở những kiến thức đã được học cùng với sự hiểu biết của bản thân,

em chọn đề tài: “Mối liên kết nông - công nghiệp trong việc phát triển ngành mía

đường ở huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. Định hướng phát triển tới năm

2020” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.

Khi chọn và nghiên cứu đề tài này, bản thân em có thuận lợi rất cơ bản, đây là

nơi em sinh ra và lớn lên, em hiểu rất rõ cuộc sống của người dân quê em, về tình

hình sản xuất nông nghiệp và cây mía cũng gắn bó lâu đời với mảnh đất quê em.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu

Tìm hiểu mối liên kết nông - công nghiệp trong việc phát triển ngành mía

đường ở Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. Định hướng phát triển đến năm 2020.

Nhiệm vụ nghiên cứu

4

- Phân tích được mối quan hệ kinh tế - xã hội đến mối liên kết nông - công

nghiệp trong phát triển ngành mía đường ở Triệu Sơn – Thanh Hóa

- Tìm hiểu mối liên kết nông – công nghiệp trong phát triển ngành mía đường

ở Triệu Sơn, thực trạng của ngành mía đường ở huyện Triệu Sơn .

- Các biện pháp để phát triển mối liên kết nông – công nghiệp đó. Đưa ra

hướng phát triển tới năm 2020

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Mối liên kết nông - công nghiệp trong việc phát triển ngành mía

đường ở huyện Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa. Định hướng phát triển đến năm 2020.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ được nghiên cứu và tìm hiểu trên địa bàn

huyện Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2005 – 2010.

4. Quan điểm nghiên cứu

Với đề tài này, việc vận dụng các quan điểm, cần phải hiểu và thực hiện theo

quan điểm chung của việc nghiên cứu địa lí địa phương; tức là phải nghiên cứu tổng

hợp cả về điều kiện tự nhiên lẫn kinh tế xã hội; phải nghiên cứu các yếu tố; phân

tích các mối quan hệ; nghiên cứu các địa hệ, các cấp và mối quan hệ giữa chúng. Vì

vậy, khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, em vận dụng các quan điểm nghiên cứu

sau:

a. Quan điểm lãnh thổ

Trong đề tài này cũng như mọi nghiên cứu điạ lý nói chung đều gắn với một

lãnh thổ cụ thể. Đặc biệt là sự kết hợp giữa phân hóa không gian cũng như việc tổ

chức hợp lý mối liên hệ giữa sản xuất và chế biến trên lãnh thổ là biện pháp quan

trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất.

b. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh

Quan điểm lịch sử nhằm hiểu rõ hơn thực trạng phát triển từ những phân tích

lịch sử hình thành và phát triển, đồng thời nhận định về ưu thế phát triển của ngành

mía trước những biến động mới của sự thay đổi công nghệ mới và thị trường, xu thế

phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

c. Quan điểm kinh tế

5

Quan điểm này được thể hiện trong sự phân tích các chỉ tiêu kinh tế nhằm

đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế của ngành mía so với các cây trồng khác, hiệu

quả của các quá trình công nghệ chế biến các sảm phẩm từ mía. Từ đó xem xét lợi

ích của người nông dân khi chuyển đổi từ các cây trồng khác sang cây mía ở Triệu

Sơn.

d. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này thể hiện rất rõ việc xem xét thực trạng sản xuất và chế biến

trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tài nguyên, môi trường và thị

trường tiêu thụ, công nghệ chế biến.

e. Quan điểm sinh thái

Quan điểm này được coi có ý nghĩa đặc thù và được ứng dụng trong việc

nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và

con người, đặc biệt là giữa con người với tự nhiên trong việc sử dụng, khai thác,

phá huỷ và tái tạo hệ tự nhiên

Con người được coi là chủ thể trong sản xuất và tiêu dùng; con người tác

động đến môi trường nhằm đạt hiệu quả nhất định trong các địa hệ sinh thái khác

nhau, mà các địa hệ sinh thái địa phương lại rất khác nhau trong mỗi miền và ngay

trong một miền (ví dụ như ở miền núi, đồng bằng, ven biển...), sự khác biệt này

không chỉ diễn ra ở tự nhiên mà cả ở con người, từ đó tạo ra chu trình khác biệt

trong sản xuất (như các chu trình năng lượng, tài nguyên, du lịch,...) ở từng bộ phận

lãnh thổ của địa phương.

5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập, phân tích, thống kê

Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa

sau đó tiến hành thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích, tổng hợp (kết

hợp giữa nội suy và ngoại suy).

b. Phương pháp so sánh liên hệ

Trong quá trình nghiên cứu, khi đưa ra các nhận định cần có sự so sánh, liên

kết giữa địa phương nghiên cứu và địa phương khác trong cả nước để có cái nhìn

tổng thể.

6

c. Phương pháp thực địa

Phương pháp này chủ yếu là quan sát, đo đạc, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế các

đối tượng tự nhiên, KT - XH trong địa hệ nghiên cứu. Đây được coi là phương pháp

chính, mang lại hiệu quả tích cực nhất. Có đi thực địa thì mới có nhìn nhận chính

xác, khách quan về sự phát triển và cập nhật thông tin.

d. Phương pháp dự báo

Xây dựng phuơng pháp này để dự báo xu hướng biến đổi trong sản xuất và chế

biến, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phát triển.

d. Phương pháp biểu đồ, bản đồ.

Đây là phương pháp truyền thống của khoa học Địa lí. Phương pháp bản đồ

trong nghiên cứu được vận dụng trong tất cả các khâu từ phân tích, xử lí số liệu đến

biên tập bản đồ, lựa chọn các phương pháp biểu hiện, so sánh, đối chiếu, phân tích,

đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố, những biến động của các đối tượng,

hiện tượng nghiên cứu trong không gian. Áp dụng phương pháp bản đồ trong

nghiên cứu địa lí địa phương cũng như các công trình nghiên cứu về địa lí khác, thì

bản đồ và phương pháp bản đồ đều được áp dụng trong cả 3 giai đoạn (chuẩn bị,

tiến hành nghiên cứu và kết thúc công trình)

6.Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liêu tham khảo, mục

lục, bảng biểu thì bố cục bài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Mối liên kết nông - công nghiệp trong phát triển ngành mía đường

ở Triệu Sơn – Thanh Hóa .

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển mối liên kết nông - công nghiệp

trong phát triển ngành mía ở Triệu Sơn – Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

7

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái quát chung về liên kết nông- công nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về liên kết nông - công nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất gắn liền với sự xuất hiện của loài

người. Trong nhịp độ phát triển hiện nay nông nghiệp cũng đã và đang hướng tới

một nền sản xuất hàng hóa với sự tham gia của nhiều ngành không chỉ ở một vùng

và nó còn có thể có quy mô quốc tế. Để được như vậy, sản xuất nông nghiệp phải

tạo ra khối lượng hàng hóa nhiều, các sản phẩm có giá thành thấp, chất lượng cao

đáp ứng nhu cầu của thị trường. Như vậy thì sản xuất nông nghiệp phải thay đổi lối

sản xuất như công nghiệp, phải liên kết với sản xuất công nghiệp và các ngành sản

xuất khác, mở rộng quy mô sản xuất.

Như vậy: Liên kết nông - công nghiệp là hình thức liên kết các xí nghiệp nông

– công nghiệp – dịch vụ (phục vụ sản xuất) đảm bảo trên cơ sở kế hoạch hóa và

trình độ liên kết cao, tính liên tục của quá trình công nghệ từ việc sản xuất nguyên

liệu (nông nghiệp) cho tới việc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (công nghiệp) và

đưa ra thị trường tiêu thụ (dịch vụ) trong một chu trình sản xuất khép kín. Tuy mỗi

khâu có chức năng khác nhau nhưng chúng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau

và mục đích cuối cùng cần đạt được là đạt hiệu quả kinh tế cao.

Qua đó ta thấy rằng liên kết nông - công nghiệp là hệ thống phức tạp bao gồm

nhiều mối liên hệ về sản xuất, kinh tế - kỹ thuật giữa các ngành và các dạng hoạt

động sản xuất khác nhau của nông nghiệp và công nghiệp và trung tâm là nông

nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm nhẹ lao động thủ công

trong nông nghiệp, làm phong phú và tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp.

Đây là chu trình hoàn thiện và khép kín từ khâu sản xuất tới khâu chế biến và tiêu

thụ sản phẩm.

Liên kết nông - công nghiệp có giá trị thực tiễn khá cao:

8

- Nó khẳng định việc thực hiện liên kết nông – công nghiệp chính là thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.

- Liên kết nông - công nghiệp là hình thức tổ chức có hiệu lực tốt nhất để

không ngừng tập trung hóa, chuyên môn hóa và công nghiệp hóa các quá trình sản

xuất nông nghiệp. Cho phép mở ra các điều kiện để sản xuất trong nông nghiệp xích

lại gần sản xuất công nghiệp. Là phương thức tốt nhất, đảm bảo sự phân công lao

động theo ngành và lãnh thổ hợp lý. Tạo điều kiện sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

thiên nhiên trên từng vùng lãnh thổ khác nhau. Đặc biệt thực hiện liên kết nông –

công nghiệp sẽ mở ra cơ hội rất lớn để giải phóng sức lao động thủ công trong nông

nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sự phong phú và gia tăng giá trị các sản

phẩm nông nghiệp. Từ đó thu nhập của người lao động nông nghiệp tăng lên góp

phần thay đổi bộ mặt nông thôn thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu

kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa.

1.1.1.2.Nội dung và hình thức liên kết nông - công nghiệp

a. Nội dung

Bản chất của liên kết nông - công nghiệp là tập hợp các ngành, các dạng hoạt

động tạo nên sự thống nhất về chức năng sản xuất và tiêu thụ nông phẩm cuối cùng

trên cơ sở công nghiệp. Nó ra đời trên cơ sở xuất hiện nền đại công nghiệp, và trong

mối quan hệ nông - công nghiệp này công nghiệp luôn đóng vai trò chủ đạo. Liên

kết nông- công nghiệp được hoạt động có kế hoạch với chu trình sản xuất tương đối

khép kín và hoàn chỉnh.

Thực chất của liên kết nông – công nghiệp là các mối liên hệ về sản xuất, kinh

tế, thương mại giữa các ngành và các dạng hoạt động khác nhau, chuyên môn hóa

sản xuất ra nông phẩm hàng hóa.

Mối liên hệ sản xuất: Mối liên hệ này được biểu hiện bằng việc trao đổi vật

chất giữa các ngành sản xuất với nhau. Sản phẩm của ngành này là công cụ, tư liệu

sản xuất của ngành kia trong một dây chuyền sản xuất khép kín để tạo ra sản phẩm

cho xã hội. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Công nghiệp lại cung cấp cho nông nghiệp các công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất

như máy cày, máy kéo, thuốc trừ sâu, phân bón...để cuối cùng tạo ra sản phẩm là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!