Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô thực vật
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
990.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1231

Mô thực vật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

62

Chương 2

MÔ THỰC VẬT

I. Khái niệm về mô thực vật

1. Đinh nghĩa

Có nhiều cách đinh nghĩa về mô, cho đến nay vẫn chưa có định

nghĩa về mô thật hoàn hảo, đúng trong mọi trường hợp.

Một cách khái quát chúng ta có thể định nghĩa: Mô là một nhóm tế

bào đã chuyên hóa để đảm đương một hay nhiều chức năng sinh lý nhất

định, có cấu tạo giống nhau và có cùng nguồn gốc.

Như vậy, mô đặc trưng về hình thái và cấu tạo do đó có tính di

truyền và được dùng trong phân loại.

Ðịnh nghĩa về Mô vẫn còn tính tương đối vì trong thực tế cấu trúc cơ

thể thực vật đa dạng và phức tạp, còn nhiều hướng thay đổi thích nghi.

Một trong những khuynh hướng cơ bản của tiến hóa thực vật là sự

phân hóa tế bào của cơ thể và sự phân công chức năng giữa chúng, cho

phép tế bào hoạt động hiệu quả hơn, làm tăng tính phụ thuộc của phần này

vào phần kia của cơ thể. Sự tổn thương của một phần có thể làm chết cả cơ

thể. Ở thực vật sự chuyên hóa để bù lại những khía cạnh thiếu sót đó. Các

tế bào trong cơ thể chuyên hóa ở mức độ khác nhau. Có những tế bào

chuyên hóa cao mất nhân hay không còn thể nguyên sinh sống, và dẫn đến

chuyển hóa thuận nghịch. Cũng có những tế bào chuyên hóa ít, còn giữ lại

thể nguyên sinh sống, có khả năng biến đổi hình dạng, cấu tạo và có khả

năng chuyển hóa thuận nghịch. Giữa hai thái cực này là những tế bào với

mức độ hoạt động trao đổi chất khác nhau và mức độ chuyên hóa cấu trúc

chức năng khác nhau.

Không có một tiêu chuẩn nào, như cấu trúc, nguồn gốc hoặc chức

năng để có thể thường xuyên áp dụng cho định nghĩa về mô. Có thể nói

một cách khái quát, khoa học về sự cấu tạo và bố trí tương hổ của các mô

gọi là mô học. Mô có thể không hòan tòan là tế bào sống.

2. Quá trình xuất hiện mô

Qúa trình xuất hiện Mô là quá trình tiến hóa của thực vật ở môi

trường nước lên môi trường cạn.

- Ở đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có sự xuất hiện Mô.

63

- Ở đa bào bậc cao như Tảo nâu cơ thể có 2-3 loại tế bào làm các

nhiệm vụ khác nhau như: dẫn truyền sơ khai, sinh sản, dinh dưỡng

v.v...đây là những “mô nguyên thủy” hay “tiền mô”.

- Mô xuất hiện khi thực vật “lên cạn”, có những nhóm tế bào tập

trung chuyên hóa để đảm đương các chức năng khác nhau .

- Thực vật khi sống ở môi trường nước tương đối ổn định, cơ thể ít

biến đổi. Khi chuyển sang môi trường cạn kém ổn định, các yếu tố môi

trường thay đổi, không thuận lợi, vì vậy cơ thể phân hóa để thích nghi với

môi trường bằng cách hình thành những nhóm tế bào đảm đương các chức

năng khác nhau.

Quá trình tiến hóa của Mô là quá trình chuyên hóa ngày càng cao về

mặt tổ chức.

Như vậy mức độ tổ chức cao đã có mầm mống, tiền đề ngay trong

mức độ tổ chức thấp và đồng thời bao gồm các mức độ tổ chức thấp, tạo

nên hệ thống tổ chức các cấp bậc lệ thuộc. Ðó là biện chứng trong sự phát

triển của vật chất sống

3. Phân loại mô

Trong lịch sử phát triển khoa học về Mô có nhiều khuynh hướng

phân loại mô.

Phân loại mô dựa vào hình dạng (cấu tạo ngoài). Cách phân loại này

không hợp lý vì có những tế bào tuy cùng hình dạng nhưng lại đảm nhận

chức năng khác nhau .

Phân loại mô dựa vào chức năng: Cách phân loại này tuy có đi sâu

nhưng vẫn không thích hợp vì có những tế bào có hình dạng và thực hiện

chức năng sinh lý giống nhau, nhưng không cùng nguồn gốc hình thành.

Ví dụ : Mô hấp thu, Mô đồng hóa , Mô tiết...

Phân loại mô dựa vào sinh lý, cấu tạo và nguồn gốc: Là cách phân

loại thích hợp và hợp lý nhất hiện nay.

Căn cứ vào lịch sử phát sinh cá thể có thể phân biệt :

- Mô phân sinh: Gồm những tế bào có khả năng phân chia tạo

thành các tế bào mới.

- Mô vĩnh viễn: Gồm những tế bào đã phân hóa có nguồn gốc từ

mô phân sinh.

Trong các mô này người ta lại phân biệt:

- Mô đơn giản: Là mô gồm những tế bào cùng loại về cả cấu tạo,

chức năng sinh lí và nguồn gốc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!