Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mở rộng thành viên và dân chủ hoá nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc trong giai đoạn hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 3
Ths. Lª ThÞ Anh §µo *
ải tổ Liên hợp quốc (LHQ) nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với
thay đổi của tình hình thế giới luôn là mối
quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trong số
các cơ quan của LHQ, do tầm quan trọng
của mình, Hội đồng bảo an (HĐBA) là cơ
quan được chú ý nhiều nhất và được đề xuất
cải tổ nhiều nhất. Để cải tổ một cách toàn
diện, HĐBA cần cải cách cả về thành phần
và phương thức làm việc nhằm đáp ứng
nguyện vọng của tất cả các nước thành viên
LHQ về việc đảm bảo dân chủ thực sự và
tính công khai, minh bạch trong hoạt động
của cơ quan này.
1. Mở rộng thành viên Hội đồng bảo
an - yêu cầu tất yếu, khách quan
So với thời điểm năm 1945 - khi LHQ
được thành lập, bối cảnh quốc tế đã có nhiều
thay đổi: Chiến tranh lạnh đã kết thúc, quan
hệ quốc tế chuyển sang xu thế đối thoại; các
nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ
II đã trở thành các cường quốc, đóng góp
nhiều cho hòa bình và an ninh quốc tế
(nhưng lại không phải là ủy viên thường trực
HĐBA).(1) Bên cạnh đó, những mối đe dọa
mới đã và đang đặt cộng đồng quốc tế trước
những thách thức an ninh phi truyền thống
mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự
mình đối phó. Đó là nguy cơ xung đột bên
trong mỗi quốc gia (nội chiến, diệt chủng,
xung đột sắc tộc); nguy cơ phổ biến vũ khí
giết người hàng loạt (hạt nhân, hóa học, sinh
học); chủ nghĩa khủng bố toàn cầu; tội phạm
có tổ chức và xuyên quốc gia… Hơn bao giờ
hết, thế giới đang cần HĐBA hoạt động chủ
động và hiệu quả hơn để thúc đẩy hòa bình
và an ninh thế giới.
Kể từ khi thành lập đến nay, số thành
viên LHQ đã tăng lên đáng kể từ 51 lên 192
nước, trong khi đó số thành viên của HĐBA
chỉ tăng từ 11 lên 15 sau lần cải tổ vào năm
1963(2) và phương thức vận hành theo
nguyên tắc nhất trí của 5 nước thành viên
thường trực không hề thay đổi. Qua đó cho
thấy cơ chế và thành phần đó là không dân
chủ và không phản ánh được sự tiến triển
của hệ thống thế giới với sự nổi lên của các
cường quốc khu vực mới (như Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ…) và sự gia tăng cả về
số lượng và vai trò của các nước đang phát
triển trong trật tự kinh tế quốc tế thời đại
toàn cầu hoá và trong các diễn đàn LHQ.
Như vậy, cơ cấu thành phần của HĐBA
dựa trên tương quan lực lượng và hiện thực
của thời điểm vừa kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ II đã không còn mang tính đại diện
cho tương quan quốc tế về quyền lực và tầm
ảnh hưởng của các quốc gia ngày nay. Một
C
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội