Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Máy điện 1 - Chương 7
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 7
SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA DÂY QUẤN
MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU
7.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Khi từ thông phần cảm xuyên qua dây quấn phần ứng biến thiên thì trong
dây quấn phần ứng sẽ sinh ra sđđ. Trong máy điện quay có hai cách để tạo ra sự
biến thiên của từ thông xuyên qua dây quấn phần ứng. Cách thứ nhất là cho dây
quấn phần ứng chuyển động tương đối với từ trường phần cảm, cách thứ hai ngược
lại, trong hai trường hợp sđđ cảm ứng đều là xoay chiều.
Để máy có thể làm việc được tốt yêu cầu sđđ xoay chiều phải biến thiên hình
sin theo thời gian. Muốn vậy thì từ trường phần cảm phân bố dọc khe hở của máy
hình sin để sđđ cảm ứng trong dây quấn có dạng hình sin.
Thực tế: không thể có, vì cấu tạo
máy, từ trường của cực từ và của dây
quấn đều khác hình sin. Vì vậy ta phân
tích từ trường thành sóng cơ bản (bậc 1)
và sóng bậc cao ν (bậc 3, 5,...).
Ở đây ta phân từ cảm B thành các
sóng hình sin B1, B3, B5, B7, ... (hình 7-
1). Với từ trường B1 có bước cực τ còn
Bν có bước cực τν=τ/ ν.
Khi có sự chuyển động tương đối
của từ trường cực từ và dây quấn thì
tương ứng từ trường B1, B3, B5, B7, .. sẽ
cảm ứng trong dây quấn các sđđ e1, e3,
e5, e7, .. Do tần số f của các sđđ này khác
nhau nên sđđ tổng trong dây quấn sẽ có
dạng không sin.
Sau dây ta xét trị số của các sđđ cảm ứng và nghiên cứu lmf triệt tiêu hoặc
giảm các sđđ bậc cao để cải thiện dạng sóng sđđ tổng khiến nó gần giống dạng hình
sin.
130
Hình 7-1 Sự phân bố từ cảm của
từ trường cực từ của máy điện
đồng bộ cực lồi dọc bề mặt
stator