Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận triết học
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% cư dân sống và làm việc
trong khu vực nông thôn. Muốn đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh thì việc chú trọng vào khu vực này là rất cần thiết. Vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề chiến lược hàng đầu, được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đã xác định đã xác
định rõ vai trò của nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ Đại hội V (1982),
nông nghiệp được coi là “mặt trận hàng đầu”.
Thực hiện quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đại hội
VIII của Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là
nhiệm vụ trọng tâm trong những năm trước mắt. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2001-2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua tiếp tục khẳng định quan điểm này.
Hội nghị Trung ương 5 đã cụ thể hoá các quan điểm của Đại hội, đề ra những chủ
trương, giải pháp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn trong Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn trong thời kỳ 2001-2010”.
Từ các quan điểm trên của Đảng, cũng như chính sách phù hợp của Nhà nước ta,
trong những năm qua nền sản xuất nông nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc đời sống
xã hội nông thôn Việt Nam có nhiều chuyển biến. Thể hiện trên một số mặt như: Nông
nghiệp nước ta đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Từ một nền nông nghiệp tự
cung tự cấp, lạc hậu, thiếu lương thực thường xuyên, đến nay cơ bản đã là nền sản xuất
hàng hoá. Một số mặt hàng xuất khấu chiếm thị phần khá lớn trên thế giới như: gạo, cà
phê, hồ tiêu, hạt điều, ...Công nghiệp, nghành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu
phục hồi và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng.
Đời sống nhân dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt.
Nhưng bên cạnh những tiến bộ thành tựu đó, đã nảy sinh những mâu thuẫn,
những tồn tại mà giải quyết được chúng chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo hoàn
thành được nhiêm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong thực
tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
Phạm Lệ Mỹ - Lớp H – Cao học K16
Tiểu luận triết học
nay còn có nhiều tồn tại, nhiều mâu thuẫn cần giải quyết trong đó có mẫu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nông nghiệp; phân tầng xã hội’ giữa lợi ích cá nhân
và lợi ích cộng đồng.
Để có thể giải quyết triệt để các mâu thuẫn trên chúng ta phải nắm vững những lí
luận cơ bản của triết học Mác- LêNin về mâu thuẫn biện chứng và phương pháp áp
dụng lí luận đó vào việc giải quyết tốt mâu thuẫn trên góp phần thực hiện thành công
quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng
như hoàn thành nhiêm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bài tiểu luận của tôi với chủ đề “Mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” dựa trên ý
nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập) chỉ ra các mâu thuẫn, tồn tại và một số giải pháp trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Phạm Lệ Mỹ - Lớp H – Cao học K16