Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Màu sắc khẩu ngữ trong tập "thơ nguyễn duy".
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
LÊ THỊ KI NA
MÀU SẮC KHẨU NGỮ TRONG TẬP
“ THƠ NGUYỄN DUY”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng , tháng 05 năm 2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
LÊ THỊ KI NA
MÀU SẮC KHẨU NGỮ TRONG TẬP
“ THƠ NGUYỄN DUY”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học :
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện
Lê Thị Ki Na
Đà Nẵng , tháng 05 năm 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại ....................................................... 4
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp ....................................................... 5
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu ......................................................... 6
5. Bố cục bài luận văn ............................................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI ........ 7
1.1. Một số khái niệm phong cách học ........................................................ 7
1.1.1.Khái niệm màu sắc phong cách và màu sắc khẩu ngữ
........................................................................................................ 7
1.1.2.Các đặc điểm ngôn ngữ của phong cách sinh hoạt hàng ngày
........................................................................................................ 8
1.1.3.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và tính tổng hợp của phong cách
này. ...................................................................................................... 10
1.2. Nguyễn Duy và tập “ Thơ Nguyễn Duy”. ........................................... 11
1.2.1. Nguyễn Duy- “Thi sĩ thảo dân”. ................................................... 11
1.2.2. Tập “ Thơ Nguyễn Duy”. ............................................................. 13
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT MÀU SẮC KHẨU NGỮ TRONG TẬP
“THƠ NGUYỄN DUY” .......................................................................................... 14
2.1. Đặc điểm màu sắc khẩu ngữ trên phương diện ngữ âm trong tập “Thơ
Nguyễn Duy”. .............................................................................................................. 14
2.1.1. Hiện tượng biến âm ...................................................................................... 14
2.1.2. . Hiện tượng phát âm với những âm sắc mang tính tình huống ........... 17
2.2. Đặc điểm màu sắc khẩu ngữ trên phương diện từ vựng ngữ nghĩa trong
tập “Thơ Nguyễn Duy”. ............................................................................................ 18
2.2.1. Các lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ ........................................................... 18
2.2.2. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa .............................................................. 33
2.3. Đặc điểm màu sắc khẩu ngữ trên phương diện cú pháp trong tập “Thơ
Nguyễn Duy”. .............................................................................................................. 48
2.3.1. Các kiểu câu mang màu sắc khẩu ngữ (cú pháp khẩu ngữ) ................ 48
2.3.2. Các kiểu câu giàu tính tình thái ................................................................. 53
CHƯƠNG 3: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA MÀU SẮC KHẨU NGỮ
TRONG TẬP “THƠ NGUYỄN DUY” .............................................................. 55
3.1. Tầm tác động của màu sắc khẩu ngữ đối với thế giới nghệ thuật thơ
Nguyễn Duy ................................................................................................................. 55
3.2. Tầm tác động của màu sắc khẩu ngữ đối với giọng điệu thơ Nguyễn
Duy ................................................................................................................................ 59
3.3. Tầm tác động của màu sắc khẩu ngữ đối với phong cách nghệ thuật thơ
Nguyễn Duy ................................................................................................................. 63
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khẩu ngữ không chỉ được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà
còn được các nhà văn nhà thơ khai thác rất hiệu quả trong ngôn ngữ văn
chương. Vì thế, cho đến nay việc khảo sát và tìm hiểu những yếu tố liên quan
đến khẩu ngữ trong tác phẩm văn học là một việc làm rất quen thuộc. Tuy
nhiên không phải bất kì công trình nghiên cứu nào cũng tìm hiểu được một
cách có hệ thống, kĩ lưỡng và sâu sắc về màu sắc khẩu ngữ trong từng tác
phẩm cụ thể. Do đó, khẩu ngữ trong ngôn ngữ nghệ thuật vẫn là đối tượng
nghiên cứu mang nhiều sức hấp dẫn, cần được đi sâu tìm hiểu kĩ càng.
Trong thơ ca hiện đại, Nguyễn Duy là thi sĩ am tường ngôn ngữ dân tộc
và “tận dụng” được sức hấp dẫn của tiếng mẹ đẻ ở những đặc trưng độc đáo
của nó, đặc biệt trong việc sử dụng khẩu ngữ một cách rất có ý thức.Với sự
tìm tòi, đổi mới và sự sáng tạo phát huy những cái mới dựa trên cái cũ,
Nguyễn Duy đã tạo được phong cách riêng và lôi cuốn bạn đọc bằng những
tác phẩm của mình. Tập hợp đời thơ của mình, Nguyễn Duy đã cho in tập “
Thơ Nguyễn Duy. Đây là một tập thơ xuất sắc, góp phần khẳng định được tài
năng và tư duy nghệ thuật của tác giả.
Tập “ Thơ Nguyễn Duy” đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới
nghiên cứu phê bình văn học. Tập thơ không chỉ chứa đựng nội dung sâu sắc
mà xét về nghệ thuật, tác phẩm còn cho thấy tác giả đã sử dụng rất thành công
các yếu tố khẩu ngữ. Lâu nay, vấn đề ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy là
mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều ý kiến bình luận đánh giá và khẩu ngữ trong
thơ ông ít nhiều cũng đã được giới phê bình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về màu sắc khẩu
ngữ trong thơ Nguyễn Duy. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu Màu sắc
khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Duy theo chúng tôi là một việc làm rất cần thiết,
giúp chúng ta thấy được một cách sâu sắc và hệ thống một khía cạnh về đặc
điểm nghệ thuật trong tập “ Thơ Nguyễn Duy” nói riêng và và toàn bộ thơ của
2
Nguyễn Duy nói chung. Đồng thời, với đề tài này chúng tôi hi vọng góp thêm
tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học Việt Nam
giai đoạn sau 1975, góp thêm tiếng nói khẳng định đối với sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Duy.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Là một cây bút trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, có sự sáng
tạo riêng trong cách viết, được đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ
lục bát truyền thống, từ lâu Nguyễn Duy và thơ ông đã hấp dẫn, thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Thơ Nguyễn Duy là một cái
gì đó mộc mạc, hoang sơ; những cái đời thường bình dị, gần gũi với cuộc
sống làng quê, đậm hồn cốt dân gian nhưng cũng chính điều đó, mà người ta
luôn tò mò và muốn tìm hiểu thơ của ông.
Xét về gốc độ nội dung có thể kể đến bài phê bình sớm nhất về thơ
Nguyễn Duy là “Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy” của Hoài Thanh . Theo
Hoài Thanh thì “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc... Đọc
thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện
lớn, chuyện nhỏ quanh mình...” [15, tr.5]. Đồng tình với quan điểm đó, Lại
Nguyên Ân trong bài “Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình” cho
rằng thơ Nguyễn Duy “nhạy cảm với cái gì ít ỏi, còm nhom, queo quắt, cộc
cằn , đơn lẻ” [1, tr.11].
Trong các bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, thì bài viết
“Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân” của Chu Văn Sơn là một bài viết công phu,
cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối rõ về con đường sáng tác của
Nguyễn Duy. Ông gọi thế giới thơ Nguyễn Duy là “cõi chúng sinh thì hiện tại
và cho rằng Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân”, chỉ ra bản chất “thảo dân” ấy ở
cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ lục bát của Nguyễn Duy
[13, tr.38-53].
Vũ Văn Sỹ khi đọc thơ Nguyễn Duy có cảm giác thơ Nguyễn Duy “
thường nắm bắt những cái mong manh nhưng vững chắc trong đời: chút rưng
rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kè lạc về giữa phố, một dấu chân cua lấm