Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
991

Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU

Tầm quan trọng của đề tài

Hiện nay đất nước đang trong xu thế hội nhập thế giới và đang thực hiện mục tiêu trở thành

nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nên đòi hỏi mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị hành chính phải

cố gắng hết mình để phát triển đưa đất nước đi lên. Tuy nhiên, để tiếp tục con đường phát

triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước ngoài việc phải thực hiện các nục tiêu

tăng trưởng trước mắt, còn phải định hướng chính sách phát triển dài hạn. Dựa vào các mô

hình tăng trưởng kinh tế lý giải nguồn gốc tăng trưởng chúng ta có thể thấy rằng việc tăng

trưởng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: vốn, tài nguyên, tiến bộ kỹ thuật và con người.

Qua nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2005) cho thấy con người có vai trò quan trong việc phát

triển kinh tế.

Hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một

lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang đuợc phát triển ngày càng tăng mạnh mẽ trong

phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia. Các địa phương ngày nay phải tự

thân vận động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết

xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá

các nét đặt thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình.

Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hàng mà

còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để có giải pháp thích hợp

thu hút khách hàng về với địa phương.

“Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên

thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng

góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip Kotler)

Từ năm 1997 sau khi Bình Dương tái lập tỉnh , với những điều kiện địa lý là gần TP. HCM

một thành phố phát triển của cả nước và các chính sách thông thoáng về đầu tư Bình

Dương những năm gần đây luôn là 1 trong những lá cờ đầu về phát triển công nghiệp.

Ngoài ra những năm qua tỉnh luôn là 1 trong 2 tỉnh có chi số PCI cao nhất nước. Từ đó có

2

thể thấy sự phát triển của Bình Dương những năm gần đây là hết sức mạnh mẽ. Trong tình

hình hiện nay việc đạo tạo công nhân có trình độ và có tay nghề ngày càng trở thành nhu

cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thu hút các giảng viên có trình độ cao về

giảng dạy tại tỉnh vẫn là một bài toán nan giải của các nhà quản lý tỉnh. Những năm gần đây

tỉnh luôn đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong lĩnh vực giáo dục nhưng

dường như mọi chính sách ưu đãi đưa ra vẫn chưa đạt được những hiệu qua mà tỉnh mong

muốn. Vì vậy nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Marketing thu hút nhân tài

trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dƣơng”

Mục tiêu của đề tài

Trong quá tình nghiên cứu nhóm đã đưa được những mục tiêu cần giải quyết của đề tài:

(1) Tìm hiểu thực trạng trong lĩnh vực thu hút dân cư và nguồn lao động có trình độ cao

và có chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng,

trung cấp nghề.

(2) Tìm hiểu về chất lượng giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh bình dương, đưa ra nhận

định thương hiệu giáo dục của tỉnh Bình Dương so với các tỉnh thành khác trong khu

vực.

(3) Quảng bá môi trường sống và làm việc ở tỉnh Bình Dương đặc biệt là thành phố mới

Bình Dương.

(4) Đánh giá chính sách thu hút nhân tài của Bình Dương những năm vừa qua

Phương pháp nghiên cứu:

Các vấn đề trong luận văn được phân tích và đánh giá chủ yếu dựa trên các phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu.

Phương pháp so sánh chính sách của Bình Dương với Đà Nẵng, Cần Thơ và một số

quốc gia.

3

Câu hỏi nghiên cứu:

Chất lượng đào tạo nghề tại Bình Dương có thật sự tốt hay không?

Bình Dương đã có những chính sách gì để thu hút nhân tài trong lĩnh vực này?

Những cơ hội, thách thức,… mà Bình Dương phải gặp phải trong chính sách thu hút

nhân tài?

Nguồn số liệu dự kiến:

Số liệu thứ cấp được công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), Sở Kế Hoạch Đầu Tư

Bình Dương, Cục Thống Kê Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009 để phân tích.

Hướng phát triển tiếp theo của đề tài:

Bài nghiên cứu này chỉ tiến hành phân tích định tính bằng các phương pháp thống kê mô tả,

so sánh… Trong thời gian tới nhóm tác giả sẽ tiếp tục thu thập và xử lý số liệu để có thể áp

dụng bằng các phương pháp định lượng về tăng trưởng kinh tế. Trong đó có 1 phần ảnh

hưởng của vốn nhân lực, mà rất nhiều tác giả trong nước cũng như đã nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đánh giá được sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong giảng dạy ở các trường trung cấp; cao

đẳng và đại học

Chỉ ra được thực trạng yếu kém trong giảng dạy của tỉnh Bình Dương, và những chính

sách về giáo dục của tỉnh Bình Dương

Từ đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn trong việc thu hút các

giảng viên và các giáo viên có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực

trong giảng dạy.

Kết cấu bài nghiên cứu

Sau chương 1: Giới thiệu, chuyên đề sẽ tiếp tục trình bày 4 chương tiếp theo như sau:

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về marketing; chính sách thu hút nhân tài của

Singapore, Đà Nẵng, Bình Dương. Đánh giá kết quả đạt được ở Bình Dương.

4

Chương 3: Tổng quan về Bình Dương, thực trạng về lao động của tỉnh. Trong chương này

cũng nêu ra những cơ sở để Bình Dương thu hút nhân tài.

Chương 4: Phân tích, đề ra chiến lược SWOT cho Bình Dương.

Chương 5: Trình bày mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương đến 2020, chính sách

phát triển nhân lực. Từ đó nhóm tác giả gợi ý một số chính sách giúp tỉnh nhà thu hút nhân

tài.

5

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các kiến thức cơ bản về Marketing

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Marketing

Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX ở Mỹ, phát

triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932, đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ

hai. Mặc dù nó đã có quá trình phát triển từ năm 1960 khi ông Mitsui, một thương gia ở

Tokyo đã có những sáng kiến liên quan đến hoạt động Marketing như sau:

Ông đã thiết kế và sản xuất ra những mặt hàng bền, đẹp cho khách hàng, đề ra những

nguyên tắc làm vừa lòng khách hàng và họ có quyền lựa chọn lúc mua hàng, khi đã giao

tiền lấy hàng rồi mà không thích thì được trả lại. Ông thường xuyên theo dõi và ghi chép

cẩn thận để biết mặt hàng nào bán nhanh và mặt hàng nào ứ đọng, từ đó ông đổi mới hàng

hoá để phù hợp với nhu cầu người mua.

Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, Marketing và những vấn đề của nó xuất hiện ở

Châu Âu. Nhiều cơ sở Marketing lần lượt hình thành ở Anh, Áo, và nhiều nước khác. Mục

đích chính của Marketing trong giai đoạn này là hoàn thiện những phương pháp, kỹ thuật

lưu thông hàng hoá. Chính vì vậy mà có một thời từ “thương mại” và “Marketing” được sử

dụng như những từ đồng nghĩa.

Sự phức tạp của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong những năm 50 và 60, cũng như sự cạnh

tranh gay gắt của thị trường càng làm tăng thêm vai trò, ý nghĩa của Marketing trong quản

lý nền kinh tế ở các nước tư bản. Hàng loạt viện khoa học, cơ sở Marketing, văn phòng tư

vấn được thành lập trong các xí nghiệp, công ty. Hoạt động Marketing đã đóng vai trò quyết

định trong lĩnh vực quản lý và cạnh tranh của các nhà tư bản.

Vào những năm 70, trong điều kiện cạnh tranh, độc quyền ngày càng gay gắt, nhiệm vụ của

Marketing ngày càng phức tạp. Lĩnh vực áp dụng Marketing được mở rộng. Nó không chỉ

được sử dụng trong các xí nghiệp, công ty, mà còn được sử dụng trong quản lý toàn bộ xã

hội. Nhiệm vụ chủ yếu của Marketing trong giai đoạn này là đảm bảo đến mức cao nhất lợi

6

nhuận độc quyền Nhà Nước, thông qua việc sử dụng hoạt động kinh doanh năng động và cụ

thể của các tập đoàn, xí nghiệp, công ty.

2.1.2 Khái niệm về Marketing:

Có nhiều khái niệm về marketing :

Marketing là việc tiến hành kinh doanh có liên quan trực tiếp đến đến dòng chuyển động

hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ( khái niệm của ủy ban các hiệp

hội Marketing Mỹ).

Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động

kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự

về một mặt cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho

công ty thu được lợi nhuận như dự kiến (Định nghĩa của học viện Anh).

Marketing là hoạt động của con người hướng đến thõa mãn nhu cầu mong muốn thông qua

tiến trình trao đổi (Định nghĩa của Philip Kotler).

2.1.3 Phân loại Marketing

2.1.3.1 Căn cứ vào môi trƣờng ứng dụng. Marketing đƣợc chia làm hai nhóm

(1) Nhóm thứ nhất: Marketing trong kinh doanh, gồm có:

Marketing thương mại: đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bán hàng như xây dựng

các siêu thị … Và các phương pháp bán hấp dẫn.

Marketing công nghiệp: là Marketing của các doanh nghiệp sản xuất nhằm bán sản

phẩm của mình chủ yếu cho các doanh nghiệp khác mà không phải cho tiêu dùng cá

nhân hay các gia đình.

Marketing ngân hàng: Hướng hoạt động vào việc huy động tiền gửi và khai thác có hiệu

quả nguồn vốn cho vay. Vì vậy chính sách sản phẩm là các dịch vụ gửi tiền thuận lợi,

nhanh chóng, an toàn…, chính sách giá cả là lãi suất vay và gửi.

7

Marketing du lịch: Ngày nay du lịch đang phát triển mạnh, nhu cầu du lịch khá đa dạng.

Marketing du lịch hướng vào thiết kế những loại hình du lịch khác nhau để đáp ứng nhu

cầu trên. Hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành khác nhau nên ứng dụng

Marketing Hỗn hợp ở đây không phải là "4P" mà là 5P, 6P…

Marketing quốc tế: Các Công ty kinh doanh quốc tế sử dụng nội dung của Marketing

quốc tế. Cụ thể, các công ty tiến hành nghiên cứu môi trường Marketing quốc tế, xây

dựng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới và chiến lược Marketing Mix cho sản

phẩm quốc tế. Các công ty ngoại thương áp dụng Marketing xuất nhập khẩu.

(2) Nhóm thứ hai: Marketing phi kinh doanh

Khác với Marketing trong kinh doanh, Marketing xã hội do các cơ quan chính phủ, phi

chính phủ, các đoàn thể quần chúng… thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm đạt

được một kết quả nào đó.

Ví dụ: Vận dụng Marketing tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn thành phố sạch

đẹp, xanh tươi, hoặc phòng chống các tệ nạn xã hội, bệnh thế kỉ HIV/AIDS hay thực

hiện các cuộc tiêm chủng mở rộng để phòng chống 6 bệnh nguy hiểm…

2.1.3.2 Căn cứ vào tiến trình phát triển của Marketing: được chia làm ba nhóm

Marketing truyền thống (Marketing cổ điển): toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên

thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm thị trường và sự

phát triển tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông. Sự ra đời của Marketing truyền thống có

vai trò vô cùng quan trọng để hình thành Marketing hiện đại.

Marketing hiện đại: sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục

tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đấy sản xuất, khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển.

Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng

hoá. Trên thị trường, người mua (nhu cầu) có vai trò quyết định. Marketing hiện đại bắt đầu

từ nhu cầu trên thị trường đến tổ chức phân phối hàng hoá và bán hàng để thoả mãn nhu cầu

đó. Trong Marketing hiện đại, thị trường, sản xuất, phân phối và trao đổi được nghiên cứu

trong một tổng thể thống nhất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!