Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

marketing mix cho sữa chua probi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
Chương 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của VINAMILK
Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976
với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với
6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa
Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công ty
được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí
Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. Và sau nhiều năm hoạt động công ty không
ngừng phát triển mạnh mẽ, và để phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty hiện tại.
Nên công ty đã Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã đưa ra chiến lược mở rộng,
phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách xây dựng hệ thống phân phối rộng
nhất tại Việt Nam qua những chiến lược cụ thể: xây dựng nhà máy sữa Hà Nội năm 1994
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm công ty liên doanh
với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình
Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường
Miền Trung Việt Nam. Cho đến năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ tại Khu Công Nghiệp
Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ được xây dựng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn
của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty
cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ
Chí Minh. Công ty không chỉ xây dựng nhà máy để mở rông thị trường mà công ty đã
Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ
đồng năm 2004 và : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà
máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp
Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
Với những thành tựu trên công ty đã chính thức niêm yết trên thị trường chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 1
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của
Công ty. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và
phó mát.
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống của công ty Vinamilk
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Vinamilk
1.3 Nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.1. Phòng Kinh Doanh
• Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạc kinh doanh, theo
dõi và thực hiện các kế hoach kinh doanh.
• Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân
phối, chính sách giá cả.
• Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 2
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
• Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị
trường
1.3.2 Phòng Marketing
• Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản
phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mại.
• Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương
hiệu.
• Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới
phù hợp với nhu cầu của thị trường.
• Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị
trường và các đối thủ cạnh tranh.
1.3.3 Phòng Nhân sự
• Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhấn sự của toàn công ty.
• Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực.
• Tư vấn cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự
• Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính, Nhan sự của các Chi nhánh, Nhà
máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính, nhân sự một cách tốt nhất.
• Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn công ty.
• Tư vấn cho nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nhân viên trong công ty.
1.3.4 Phòng Dự án
• Lâp kế hoạch và triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho
các nhà máy.
• Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định
• Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn công ty.
• Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật.
• Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất lượng
xây dựng công trình và theo dõi tiến độ xây dựng nhà máy.
• Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 3
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
• Lập kế hoạch và tôt chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất
lượng đáp ứng được tiêu chuẩn công ty đề ra cho từng dự án.
1.3.5 Phòng Cung ứng điều vận
• Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận.
• Thực hiện múa sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật.
• Thực hiện các công tác xuất nhập khấu cho toàn công ty, cập nhât và vận dụng
chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do Nhà nước ban hành.
• Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và
xuất khẩu hiệu quả.
• Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho vận.
Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.
1.3.6 Phòng Tài chính Kế toán
• Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán
• Tư vấn cho Ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính.
• Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
• Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
• Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
• Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu
tư của công ty có hiệu quả.
1.3.7 Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm
• Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản
phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm.
• Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng ký
bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
• Xây dựng và giám sát hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế và trong nước (ISO, HACCP)
• Thiết lập, quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và
quy trình đảm bảo chất lượng.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 4