Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ly thuyet mo dau ve phuong trinh chi tiet toan lop 8
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 1. Mở đầu về phương trình
A. Lý thuyết
1. Phương trình một ẩn
- Định nghĩa phương trình một ẩn: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) =
B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x
được gọi là phương trình một ẩn với ẩn số x (hay ẩn x).
Ví dụ 1.
5x + 7 = 3x là phương trình với ẩn x;
8y – 6 = 4(y – 1) + 2 là phương trình với ẩn y;
2u + 8 = 3 + 5(u – 1) là phương trình với ẩn u.
- Nghiệm của phương trình là các giá trị của ẩn số thoả mãn phương trình.
Ví dụ 2. Cho phương trình 6 – x = 2(x + 2) – 7 (1).
Với x = 3, ta có VT(1) = 6 – 3 = 3; VP(1) = 2 . (3 + 2) – 7 = 2 . 5 – 7 = 3.
Nhận thấy x = 3 thỏa mãn phương trình (1) nên x = 3 là nghiệm (hay nghiệm đúng)
của phương trình (1).
- Chú ý:
+ Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình
này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
+ Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm,….nhưng cũng
có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm
nào được gọi là phương trình vô nghiệm.
Ví dụ 3.
Phương trình x2 = 4 có hai nghiệm là x = 2 và x = – 2.
Phương trình x2 = – 4 vô nghiệm.
Phương trình 3x = 3x có vô số nghiệm.
2. Giải phương trình
- Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.
- Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của
phương trình đó. Tập nghiệm của phương trình thường kí hiệu là S.